Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Đề kiểm tra cuối học kì II_Đề số 02 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
“Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở Biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang san, cởi ách nô lệ, há chịu cúi đầu làm tì thiếp cho người ta!”. Câu nói trên là của nhân vật nào sau đây?
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng bối cảnh lịch sử cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ cuối thế kỉ XIV, đầu thế kỉ XV?
Nội dung nào sau đây là một trong những cải cách về xã hội của Hồ Quý Ly và triều Hồ cuối thế kỉ XIV, đầu thế kỉ XV?
Nội dung nào sau đây đúng khi nói về tác động của cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ cuối thế kỉ XIV, đầu thế kỉ XV?
Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng điểm tương đồng giữa cuộc cải cách của Hồ Quý Ly (cuối thế kỉ XIV – XV) và cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV)?
Bộ luật được biên soạn dưới thời Lê sơ là
Vào nửa đầu thế kỉ XIX, vị vua nào của triều Nguyễn đã thực hiện công cuộc cải cách?
Để tăng cường tính thống nhất của quốc gia, vua Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) đã chia cả nước thành
Trọng tâm cuộc cải cách của vua Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) là
Từ thực tiễn cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX), Việt Nam có thể rút ra biện pháp nào sau đây để giảm bớt những tiêu cực trong nền hành chính nhà nước hiện nay?
Nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng của Biển Đông có giá trị cao đối với hoạt động nghiên cứu
Dưới thời chúa Nguyễn (thế kỉ XVII), tổ chức nào sau đây có nhiệm vụ đến khai thác sản vật, thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa?
Đọc đoạn trích sau đây trong bài thơ “Bình Ngô đại cáo” (Nguyễn Trãi):
“Ninh Kiều máu chảy thành sông, hôi tanh muôn dặm
Tốt Động thây phơi đầy nội, thối để nghìn thu
Tâm phúc giặc, Trần Hiệp phải bêu đầu
Sâu mọt dân, Lý Lượng cũng bỏ mạng
Vương Thông gỡ rối mà lửa lại càng bừng
Mã Anh cứu nguy mà giận càng thêm dữ”
(Nhấp vào ô màu vàng để chọn đúng / sai)a) Đoạn thơ trên phản ánh về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống của vương triều Lý. |
|
b) Chiến thắng quân sự nổi bật được nhắc đến trong đoạn thơ trên là chiến thắng Tốt Động - Chúc Động. |
|
c) Vương Thông, Mã Anh là những vị tướng chỉ huy tài giỏi của quân ta trong khởi nghĩa Lam Sơn. |
|
d) Bình Ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước ta sau “Nam quốc sơn hà”. |
|
“Tiền giấy chẳng qua chỉ là mảnh giấy vuông, phí tổn chỉ đáng năm ba đồng tiền, mà đem đổi lấy vật đáng 5 - 6 trăm đồng của người ta, cố nhiên không phải là cái đạo đúng mức. Vả lại, người có tiền giấy cất giữ cũng dễ rách nát, mà kẻ làm giả mạo sinh ra không cùng, thực không phải là cách bình ổn vật giá mà lưu thông của cải của dân vậy. Quý Ly không xem xét kĩ đến cái gốc lợi hại, chỉ ham chuộng hư danh sáng chế, để cho tiền của hàng hoá thường vẫn lưu thông tức là sinh ra ứ đọng, khiến dân nghe thấy đã sợ, thêm mối xôn xao, thể có phải là chế độ bình trị đâu”.
(Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006, tr.112)
(Nhấp vào ô màu vàng để chọn đúng / sai)a) Tiền giấy “Thông bảo hội” mà Hồ Quý Ly ban hành dễ bị làm giả và khó cất giữ. |
|
b) Việc sử dụng tiền giấy thay tiền đồng không ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế hàng hóa lúc bấy giờ. |
|
c) Đoạn trích phê phán việc thay tiền đồng bằng tiền giấy của Hồ Quý Ly. |
|
d) Một trong những nhược điểm của việc sử dụng tiền giấy lúc bấy giờ là dễ bị làm giả. |
|
“Năm 1477, Lê Thánh Tông ban hành chế độ quân điền, chia ruộng đất công làng xã cho người dân, từ quan tam phẩm trở xuống đến binh lính, dân định, cư dân trong thôn xã theo tỉ lệ. Chính sách quân điền phủ định quyền chi phối ruộng đất công của làng xã theo tục lệ, buộc làng xã phải tuân thủ những nguyên tắc quy định về phân chia và hưởng thụ bộ phận ruộng đất công theo quy định của nhà nước. Trên nguyên tắc, ruộng đất công làng xã không được đem mua bán, chuyển nhượng, quyền đó thuộc về vua. Vua trở thành người chủ lớn nhất trong cả nước và nông dân làng xã trở thành tá điền của nhà nước, làng xã quản lý ruộng đất cho nhà nước trung ương và nhà vua".
(Phan Huy Lê, Lịch sử Việt Nam, tập 2, Sđd, trang 109, 112).
(Nhấp vào ô màu vàng để chọn đúng / sai)a) Chính sách quân điền được vua Lê ban hành vào thế kỉ XV, khi ruộng đất tư nhiều hơn công. |
|
b) Chính sách quân điền của vua Lê Thánh Tông cho phép làng xã tự do quyết định việc phân chia ruộng đất công theo tục lệ. |
|
c) Nhờ chính sách quân điền, vua Lê Thánh Tông trở thành chủ sở hữu lớn nhất về ruộng đất trong cả nước. |
|
d) Chính sách quân điền giúp tăng cường quyền kiểm soát của nhà nước trung ương đối với ruộng đất, làm giảm quyền tự chủ của làng xã. |
|
"Biển Đông là nơi cư trú của trên 12.000 loài sinh vật, trong đó có khoảng 2040 loài cá, 350 loài san hô, 662 loài rong biển, 12 loài có vú.... Trong khu vực này tập trung 221 loài cây nước mặn tạo nên diện tích rừng ngậm mặn tương đối lớn. Khu vực thềm lục địa của Biển Đông có tiềm năng dầu khí cao như bồn chũng Brunei, Nam Côn Sơn, Hoàng Sa.....".
( Theo Nguyễn Văn Âu, Địa lí tự nhiên Biển Đông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002, tr.33, 71 - 72)
(Nhấp vào ô màu vàng để chọn đúng / sai)a) Biển Đông là khu vực có hệ sinh vật phong phú, với hơn 12.000 loài sinh vật, bao gồm cá, san hô, rong biển và động vật có vú. |
|
b) Biển Đông không có rừng ngập mặn do điều kiện môi trường không thuận lợi. |
|
c) Khu vực thềm lục địa của Biển Đông có tiềm năng dầu khí cao, đặc biệt ở các bồn trũng như Brunei, Nam Côn Sơn, Hoàng Sa. |
|
d) Biển Đông không có giá trị đối với phát triển kinh tế - xã hội của các nước trong khu vực. |
|