Đoàn Hải Uyên

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Đoàn Hải Uyên
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)


Thưa cô và các bạn, em tên là Nguyễn Hải Ninh. Trong buổi thực hành nói và nghe ngày hôm nay, em xin được thuyết trình về lễ hội Đền Hùng. Mong cô và các bạn chú ý lắng nghe!

Chắc hẳn mỗi chúng ta đều ghi nhớ câu ca dao: "Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng Ba". Câu ca dao này đã nhắc nhở chúng ta về cội nguồn của dân tộc. Như cô và các bạn đã biết, ngày giỗ Tổ Hùng Vương là ngày lễ lớn của cả dân tộc. Đây không chỉ là dịp để người dân Việt Nam nhớ về cội nguồn của mình mà còn là dịp để mỗi người thể hiện lòng biết ơn đối với các thế hệ cha ông đã có công xây dựng và bảo vệ đất nước.

Lễ hội Đền Hùng được tổ chức từ ngày mồng 1 đến ngày mồng 10 tháng ba hàng năm tại núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Lễ hội được chia làm hai phần chính bao gồm: phần lễ và phần hội.

Trước hết, lễ giỗ đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu u Cơ sẽ được tổ chức vào ngày mồng 6 tháng ba âm lịch. Đến ngày mồng 10, ngày chính của lễ hội, người dân sẽ tiến hành lễ rước kiệu và dâng hương trên đền Thượng. Rước kiệu vua xuất phát từ dưới chân núi, đi qua lần lượt các đền rồi kết thúc tại đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. Trong lễ dâng hương, người dân sẽ dâng lễ vật lên ban thờ các vị vua để thể hiện lòng thành của mình.

Sau tế lễ, có rất nhiều hoạt động sôi nổi, thú vị diễn ra như đánh trống đồng, đâm đuống tại khu vực nhà Công Quán, trình diễn Hát Xoan làng cổ, trình diễn múa rối nước. Một số hội thi và trò chơi dân gian được tổ chức càng làm cho bầu không khí của buổi lễ thêm phần náo nhiệt, tươi vui hơn, có thể kể đến như hội thi gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy, giải bơi chải trên hồ công viên Văn Lang,... Đây đều là những hoạt động được người dân và du khách tham quan mong chờ, tham gia, hưởng ứng.

Chính vì vậy, lễ hội Đền Hùng đã trở thành biểu tượng văn hóa của dân tộc Việt Nam, mang giá trị văn hóa tâm linh sâu sắc, thể hiện đạo lí "uống nước nhớ nguồn" và tinh thần đoàn kết, gắn bó của toàn thể dân tộc Việt Nam.

Phần thuyết trình của em đến đây là kết thúc. Em cảm ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe! Em mong rằng sẽ nhận được lời góp ý từ cô và các bạn để bài thuyết trình ngày càng hoàn thiện hơn nữa!


I. Mở bài:

Bạo lực học đường - một vấn đề đang ngày càng trở nên nghiêm trọng và nhức nhối trong xã hội hiện nay. Đây không chỉ là một thách thức đối với học sinh và giáo viên mà còn đặt ra câu hỏi về sự đạo đức và đạo đức xã hội. Trong bài luận này, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu về bạo lực học đường, các nguyên nhân dẫn đến nó, và những hậu quả mà nó mang lại. Đặc biệt, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các giải pháp để đối phó với vấn đề này.

II. Thân bài:

a. Hiện trạng:

Bạo lực học đường là việc sử dụng hành vi bạo lực, thiếu đạo đức trong môi trường học tập. Điều này bao gồm các hành động như bắt nạt, đánh đấm, lăng mạ, hoặc sử dụng ngôn ngữ thô tục để xúc phạm người khác. Bạo lực học đường đang diễn ra ngày càng phổ biến ở các trường học trên khắp thế giới và không phân biệt độ tuổi, giới tính, hay địa điểm. Đây là một vấn đề đáng lo ngại đối với xã hội.

b. Nguyên nhân:

Chủ quan:

- Suy nghĩ lệch lạc: Một số học sinh có suy nghĩ sai trái và tin rằng sử dụng bạo lực là cách để thể hiện sức mạnh và cá tính của họ.

- Ảnh hưởng từ các chương trình và trò chơi bạo lực: Các sản phẩm giải trí có nội dung bạo lực có thể ảnh hưởng đến tư duy và hành vi của học sinh.

Khách quan:

Giáo dục và quản lý không hiệu quả: Sự thiếu quan tâm và giám sát của gia đình, nhà trường là một yếu tố quan trọng dẫn đến sự gia tăng của bạo lực học đường.

c. Hậu quả:

- Bạo lực học đường gây mất đi hình ảnh trong sáng và tốt đẹp của học sinh, ảnh hưởng đến sự tự tin và phát triển cá nhân của họ.

- Nó là một con dao hai lưỡi, gây tổn thương nghiêm trọng về thể chất và tinh thần cho nạn nhân, đồng thời ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện nhân cách và đạo đức của người bạo lực.

d. Giải pháp:

- Học sinh cần cố gắng học tập và xây dựng mối quan hệ bạn bè, thầy trò tốt đẹp, tôn trọng và hỗ trợ lẫn nhau.

- Gia đình và nhà trường cần tăng cường giáo dục về giá trị đạo đức, quản lý hành vi của học sinh và tạo ra môi trường an toàn cho họ.

III. Kết bài:

Bạo lực học đường là một vấn đề phức tạp và nghiêm trọng đòi hỏi sự chung tay của toàn xã hội để giải quyết. Chúng ta cần nhận thức về nó, tìm hiểu nguyên nhân, và đề xuất các giải pháp cụ thể để ngăn chặn và giảm thiểu bạo lực học đường. Điều này không chỉ là trách nhiệm của cá nhân, mà còn là trách nhiệm của xã hội và mọi người chúng ta.

 

Tại sao đàn sếu và ngỗng trời lại sải cánh

Tại sao người kmer ở Nam bộ tổ chức chạy đua ghe

ai đang sải cánh bay

ai sống bằng nghề đánh cá


suốt ngày ko lo mà học cứ linh ta linh tinh