Nguyễn Duy Nghĩa

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Nguyễn Duy Nghĩa
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 1: Tìm câu văn thể hiện ý kiến của tác giả. Mục đích của tác giả khi đưa ra ý kiến đó là gì?

  • Câu văn thể hiện ý kiến của tác giả là:
    “Hãy nói lời yêu thương một cách thật lòng với mọi người xung quanh, đặc biệt là với người thân.”
  • Mục đích của tác giả khi đưa ra ý kiến đó là:
    Khuyên nhủ mọi người hãy biết bày tỏ tình cảm yêu thương chân thành với người xung quanh, nhất là với người thân, để mang lại sự ấm áp, niềm tin và hạnh phúc trong cuộc sống, tránh những nuối tiếc khi không còn cơ hội.

Câu 2: Chỉ ra cách tác giả làm rõ ý kiến đã nêu.

Tác giả đã làm rõ ý kiến bằng các cách sau:

  • Lập luận bằng lý lẽ:
    Trình bày sức mạnh và ý nghĩa của tình yêu thương (câu 2, 3, 4).
  • Đưa dẫn chứng thực tế:
    Nêu trường hợp nhiều người hối hận vì chưa kịp nói lời yêu thương với người thân khi còn sống (câu 5).
  • Lời kêu gọi, khuyên nhủ:
    Nhấn mạnh bằng lời khuyên cuối đoạn (câu 6): “Vì vậy đừng ngại nói lời yêu thương…”

Câu 3: Các câu trong đoạn được liên kết với nhau bởi phép liên kết nào?

Các câu trong đoạn được liên kết với nhau bằng các phép:

  • Phép lặp: Lặp từ “tình yêu thương”, “lời yêu thương” nhiều lần.
  • Phép nối: Dùng các quan hệ từ, từ nối như “vì”, “vì vậy”, “nó”, “đặc biệt là…”
  • Phép thế: Dùng đại từ “nó” để thay cho “tình thương yêu”.

Câu 4: Theo tác giả, chúng ta nên nói lời yêu thương đối với người khác như thế nào?

Theo tác giả, chúng ta nên nói lời yêu thương một cách thật lòng với mọi người xung quanhđặc biệt là với người thân. Đừng ngại ngùng hay chờ đợi, hãy bày tỏ khi còn có thể.


Câu 5: Viết đoạn văn từ 10–12 câu nêu suy nghĩ của em về câu nói: “Nói lời yêu thương với những người mà ta quý mến họ”.

Gợi ý đoạn văn:

“Nói lời yêu thương với những người mà ta quý mến họ” là một lời nhắn nhủ giản dị nhưng sâu sắc. Cuộc sống luôn trôi qua nhanh, và có những điều nếu ta không kịp nói ra thì sẽ trở thành hối tiếc suốt đời. Lời yêu thương không chỉ là những câu nói ngọt ngào, mà còn là sự quan tâm, chia sẻ chân thành từ trái tim. Khi ta bày tỏ tình cảm với người thân, bạn bè, điều đó không chỉ khiến họ cảm thấy được yêu quý mà còn giúp gắn kết tình cảm giữa người với người. Nhiều người vì ngại ngùng, e thẹn mà chưa từng nói với bố mẹ một câu “Con yêu bố mẹ”, để rồi khi họ không còn, mới thấy lòng mình trống vắng và day dứt. Một lời yêu thương đúng lúc có thể trở thành động lực lớn lao, xoa dịu những nỗi đau và truyền đi năng lượng tích cực. Vì thế, đừng ngại nói lời yêu thương, bởi điều đó vừa là món quà, vừa là trách nhiệm của mỗi người trong hành trình sống. Khi ta trao yêu thương, ta cũng đang nhận lại yêu thương. Đó là điều kỳ diệu mà cuộc sống ban tặng. Vậy nên, hãy yêu thương và bày tỏ điều đó mỗi ngày, khi còn có thể.

Nhìn từ xa, cây bàng như một chiếc ô khổng lồ nhiều tầng xoè tán chùm bóng mát cả một khoảng sân trường rộng cho chúng tôi vui chơi giải trí sau mỗi giờ học căng thẳng. Lại gần cây bàng tròn, thẳng mầu nâu sẫm như dãi giầu qua nhiều năm tháng. Cây bàng là một loại cây rất nhậy cảm với sự thay đổi của bốn mùa. Nhìn lá bàng người ta có thể nhận biết chính xác các mùa trong năm.


Vào mùa thu, khi tiết trời se lạnh những chiếc lá bàng to như hai bàn tay người lớn vốn màu xanh đâm chuyển sang mầu vàng gạch quăn dần mép lá rồi vồng lên như hình mo cau. Lúc này nó đó biến sang mầu đỏ tía và khi những chị gió thu tinh nghịch thổi đến nó vội vã bứt ra khỏi cành chao liệng giữa không trung i hệt những cánh tay vẫy chào tạm biệt nơi đã sinh ra mình. Nhìn những chiếc lá bàng nằm trải dài trên sân trường trông mới tuyệt làm sao!


Cứ thế, những chiếc lá bàng chuyển dần mầu sắc cho đến khi những cơn gió lạnh buốt từ phương Bắc tràn về thì cây bàng không còn một chiếc lá nào nữa. Còn lại những cành trơ trụi trông có vẻ khẳng khiu gông mình chịu đựng cái rét lạnh buốt của mùa đông nhưng trong những cành khẳng khiu ấy vẫn trần trề nhựa sống.


Rồi tiết trời như ấm lại, xuân đã về. Chỉ một tuần thôi thì những trồi non xanh li ti đã điểm hết những cành to, cành nhỏ. Thoáng cái đã thấy mầu xanh non bao phủ lấy toàn thân cây và chuyển dần sang mầu xanh đậm. Những chiếc lá của tầng thấp, tầng cao phát triển nhanh đến kì lạ. Từ bé bằng bàn tay trẻ nhỏ mà nay đã phè phè như cái quạt mo.

Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/ta-lai-cay-bang-o-san-truong-em-voi-su-thay-doi-cua-no-o-cac-mua-c33a6658.htmlCho đến khi mùa hạ về, lá vàng rợp mát cả một khoảng sân và đây là thời điểm mà tụi nhỏ chúng tôi tụm năm tụm bẩy vui đùa nhảy nhót hết sức thỏa mái vào những giờ chơi dưới gốc bàng mát rượi thân yêu này. Bàng còn là nơi gọi chim về tụ hội ca hát nhảy múa trong vòm lá. Càng tô điểm cho cây vẻ đẹp mĩ miều.


Tụi nhỏ chúng tôi yêu cây bàng này lắm bởi nó đã gắn bó với ngôi trường tôi. Nó còn là nơi chứng kiến bao kỉ niệm vui buồn của chúng tôi. Dù mai này có phải xa mái trường, xa cây bàng yêu dấu này thì hình ảnh về cây bàng mãi mãi in đâm trong tâm trí tôi.

Để viết phân số \(\frac{3}{4}\)thành tổng của hai phân số tối giản, ta có thể làm theo các bước sau:

  • Bước 1: Chọn một phân số có mẫu số nhỏ hơn \(4\) để cộng với một phân số khác. Ví dụ, chúng ta có thể chọn \(\frac{1}{4}\).
  • Bước 2: Tính phần còn lại của \(\frac{3}{4}\)sau khi trừ đi \(\frac{1}{4}\): \(\frac{3}{4} - \frac{1}{4} = \frac{2}{4} = \frac{1}{2}\)
  • Bước 3: Thay thế \(\frac{1}{2}\)vào tổng: \(\frac{3}{4} = \frac{1}{4} + \frac{1}{2}\)
  • Bước 4: Kiểm tra lại: \(\frac{1}{4} + \frac{1}{2} = \frac{1}{4} + \frac{2}{4} = \frac{3}{4}\)

Vậy \(\frac{3}{4}\)có thể được viết thành tổng của hai phân số tối giản là:

\(\frac{3}{4} = \frac{1}{4} + \frac{1}{2}\)

Tả cây bóng mát - cây phượng 

Giữa sân trường tôi, đứng sừng sững một cây phượng đang nở rộ những đóa hoa đỏ thắm. Tôi không biết nó được trồng từ bao giờ, chỉ biết rằng, khi tôi mới đặt chân vào trường đã thấy nó đứng đấy như một chàng hiệp sĩ hiên ngang, che chắn nắng mưa cho tụi nhỏ trường tôi.

Cây phượng đã già lắm rồi. Thân cây đã chuyển sang gam màu xám có nhiều đốm trắng bạc vì cao tuổi. Nó giương những cánh tay che chở cho chúng tôi khỏi những tia nắng gay gắt của mùa hè đổ lửa. Dưới gốc cây, nổi lên những cái rễ lớn, ngoằn ngoèo, uốn lượn như những con rắn đang trườn vào bóng râm bóng mát. Phía trên là tán lá như một cái lọng khổng lồ. Tôi không biết ai đã đan những cành cây lại với nhau mà thành cái lọng khéo đến như vậy. Những chú ve thường ẩn mình trong vòm lá phượng và cất tiếng kêu ra rả suốt ngày.

Giữa khoảng trời mênh mông, những đóa hoa phượng đỏ rực nổi bật lên, rực thắm và dễ thương. Vào giờ ra chơi, những cánh hoa phượng được các bạn gái tách ra thành những chú bướm xinh xinh. Sau những trận mưa rào, hoa phượng rơi rải rác khắp sân trường tựa như cả mặt sân được trải lên một tấm thảm màu đỏ tươi, ánh lên dưới tia nắng mặt trời. Cây phượng thay lá quanh năm. Mùa đông, cây rụng hết lá, phô ra những cành trơ trụi, khẳng khiu. Nhưng sang xuân, chồi non lại nhú ra, phủ một màu xanh tươi mát cho cây. Mỗi lần như thế dường như tuổi thanh xuân lại trở về với cây phượng già, xóa đi sự già nua đã in hằn lên thân hình của nó. Sau đó không lâu, ở khắp sân trường hình ảnh của mùa hè lại được vẽ lên bằng những chùm hoa đỏ thắm. Nó đem lại niềm vui sướng, háo hức cho tuổi học trò.

Mùa hè lại đến và những cánh phượng như những cánh bướm vẫn nằm trong những trang lưu bút của tụi nhỏ chúng tôi như một dấu ấn kỉ niệm đẹp mà trước lúc chia tay gửi lại cho nhau để nghỉ hè.

https://www.tiktok.com/@ttkienthucmoingay/video/7451555824016690450