Dương Thị Mỹ Linh

Giới thiệu về bản thân

Hello,what your nêm?\n
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Một con người khi làm việc, không tự tin vào bản thân, không có chính kiến của mình mà phải dựa theo ý kiến tham khảo của người khác thì sẽ dẫn tới tình trạng “lắm thầy thối ma” rồi cũng thất bại. Nhân vật người thợ mộc trong câu chuyện ngụ ngôn “đẽo cày giữa đường “đã cho ta thấy điều đó.

Câu chuyện kể về một chàng nông dân dốc hết vốn trong nhà để mua gỗ  để làm nghề đẽo cày. Cửa hàng của anh ta ngay bên vệ đường, nhiều người qua kẻ lại. Kết cục từ một khúc gỗ có ích trở thành một mẩu gỗ vô dụng bởi anh không bảo vệ được chính kiến của mình, nghe hết lời người này đến lời người khác. Nếu anh ta nghiên cứu thật kĩ những ý kiến của người khác thì sẽ không đến nỗi “vốn liếng đi đời nhà ma”. Miệng đời không xấu, chưa hẳn người qua đường có ý phá anh ta nhưng mỗi người có một cảm nhận riêng theo từng góc độ của họ. Khi việc anh làm phơi ra trước mặt mọi người thì lẽ đương nhiên mọi người có quyền góp ý cho anh. Có những ý kiến tốt song với đó là có người lại ích kỷ muốn anh ta không làm ăn được mà cố ý nói hại anh.

Có thể nói, hành động của anh đẽo cày không sai khi chịu và biết lắng nghe ý kiến của người khác. Nhưng do anh không chịu suy nghĩ chín chắn, kết hợp giữa ý kiến của mình với ý kiến tham khảo nên đã gây ra tình trạng kể trên.

Nếu có chủ kiến thì vốn trí thức và bản lĩnh sẽ giúp anh phân tích cái lợi và cái hại cho mình. Tri thức là sự hiểu biết, trình độ nhận thức để giải quyết công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả dựa trên những cơ sở sẵn có trong mỗi con người. Bản lĩnh song không được là ngu ngốc, thiếu logic của từng ý kiến để chắt lọc thật chính các những điều hay, đưa tới kết luận và hành động. Một khi đã quyết định làm thì dám chịu trách nhiệm với bản thân rồi rút kinh nghiệm chứ không bạ đâu làm đấy.

Trong cuộc sống hiện đại mà không phải lúc nào ta cũng nhận được sự giúp đỡ thân thuộc. Vì vậy mỗi con người phải có chính kiến của mình. Mặc dù ta vẫn phải tiếp nhận ý kiến của người khác nhưng phải biết chọn lọc, không thể để ý kiến đó chi phối và lấn át lý tưởng của bản thân. Anh chàng trong chuyện chẳng những thiếu lập trường mà còn thiếu hiểu biết về công việc mình đang làm nên ai nói gì cũng nghe thành ra thất bại. Câu chuyện khuyên mọi người phải biết học hỏi một cách chủ động và phải có chủ kiến của mình trong bất cứ hoàn cảnh nào và lĩnh vực nào.

Nếu phải làm một công việc mang tính tập thể có ý nghĩa quan trọng, đòi hỏi trình độ cao, ta cũng không nên quá đề cao ý kiến của bản thân và đây là việc có ý nghĩa không phải cho riêng mình. Song không vì thế mà ta yên lặng, hãy mạnh dạn nói lên ý kiến và suy nghĩ của mình vì có thể nó có ích cho kết quả chung, giúp ta nhẹ nhõm và tự tin hơn vào bản thân năng lực, trí tuệ cũng như hoàn thiện hơn và điều quan trọng hơn là được mọi người yêu quý, tin cậy và thán phục. Nhưng ngược lại kết quả xấu làm ảnh hưởng đến bản thân và cuộc sống.

Cuộc đời chúng ta chỉ sống được một lần duy nhất nên phải đẽo một cái cày thật hoàn hảo để không cảm thấy hối tiếc. Hãy học từ những sai lầm của người khác, bạn sẽ không bao giờ hối hận.

Quê hương em là làng quan họ Bắc Ninh với những câu ca, tiếng hát. Vào mỗi dịp mùa xuân, em thích nhất là được ngắm nhìn hình ảnh các cô các bác chèo thuyền và hát những câu dân ca quan họ. Những tiếng hát hay với những bài dân ca thật ý nghĩa. Quan họ quê em cũng được mọi người trên khắp nơi yêu quý và tìm đến và mỗi dịp tết đến xuân về. Những làn điệu dân ca đã nuôi em lớn lên từng ngày và trở thành một ký ức không thể nào phai nhòa. Em rất thích được nhìn hình ảnh các liền anh, liền chị trên chiếc thuyền hát những bài dân ca hay nhất. Em rất yêu cảnh vật đó quê em. Em mong mình cũng có thể cống hiến được cho quê hương đất nước.

Truyện mà em thích nhất là Sọ Dừa. Chàng trai Sọ Dừa sinh ra đã mang một dáng hình khác lạ, xấu xí nhưng chàng lại có nhiều tài năng, phẩm chất tốt đẹp. Vì muốn giúp đỡ mẹ, chàng đã xin đến ở nhà phú ông và chăn bò rất giỏi, con nào con nấy no căng. Không những vậy, chàng còn gặp được người con gái út của phú ông có tấm lòng nhân hậu, tốt bụng và nên duyên vợ chồng. Trải qua nhiều gian nan và thử thách, cuối cùng hai vợ chồng Sọ Dừa đã có được cuộc sống hạnh phúc. Đó là một kết thúc có hậu, phần thưởng xứng đáng cho những con người hiền lành, lương thiện.

 

Hằng năm, trên khắp mọi miền của đất nước, rất nhiều lễ hội được tổ chức. Và lễ hội Chử Đồng Tử là một trong số đó.

Lễ hội sẽ được tổ chức từ ngày 10 đến ngày 12 tháng 2 (Âm lịch) tại đền Đa Hòa (xã Bình Minh) và đền Hóa Dạ Trạch (xã Dạ Trạch) thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

Về nguồn gốc của lễ hội thì theo truyền thuyết thì vào đời Hùng Vương thứ mười tám, tại làng Chử Xứ, có chàng trai tên là Chử Đồng Tử. Nhà nghèo, mẹ mất sớm, chàng sống cùng với cha. Họ chỉ có một chiếc khố để mặc chung. Khi cha mất, Chử Đồng Tử thương cha nên đã quấn khố chôn cha, còn mình đành ở không.

Một hôm, Chủ Đồng Từ đang mò cá dưới sông thì nhìn thấy một đoàn thuyền sang trọng đi tới. Đó là đoàn thuyền của công chúa Tiên Dung, con gái Vua Hùng. Chàng hoảng hốt chạy tới khóm lau để trốn, rồi lấy cát phủ lên mình. Nào ngờ, công chúa lại chọn chỗ bãi sông đẹp làm nơi dừng chân và sai người quây màn nơi khóm lau mà tắm. Nước dội làm cát trôi đi, để lộ ra một chàng trai tuấn tú. Công chúa Tiên Dung rất đỗi bàng hoàng. Nhưng khi biết được gia cảnh của chàng trai, nàng rất cảm động và cho rằng đây là duyên phận nên đã quyết định lấy Chử Đồng Tử làm chồng.

Hai vợ chồng Chử Đồng Từ quay về kinh, tìm thầy học đạo rồi đi khắp nơi truyền dạy cho nhân dân nhiều nghề như trồng lúa, dệt vải. Sau này, cả hai đều hóa lên trời. Tuy vậy, Chử Đồng Tử vẫn hiển linh giúp nhân dân đánh giặc.

Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử đã lập đền thờ bên bờ sông Hồng. Ngoài ra, họ còn nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.

Lễ hội giữ được nhiều nghi lễ rất độc đáo. Nổi bật là lễ rước Thành Hoàng làng của chín làng thuộc Tổng Mễ xưa về đền Đa Hoà. Lễ rước diễn ra rất đặc sắc với sự tham gia của đoàn thuyền rồng khổng lồ lướt sóng ra giữa dòng sông Hồng lấy nước về lễ Thánh. Trong thời gian diễn ra lễ hội, nhiều tiết mục văn nghệ được biểu diễn.

Lễ hội mang giá trị văn hóa sâu sắc, là bức tranh về đời sống sinh động của người Việt cổ vùng đồng bằng Bắc Bộ trong việc khai phá đầm lầy, phù sa ven sông Hồng từ hàng ngàn năm trước. Không chỉ vậy, lễ hội còn thể hiện được tấm lòng hiếu thảo, đề cao vai trò của người thầy thuốc, phản ảnh ước mơ bình dị của người dân trong xã hội phong kiến là khát vọng được tự do yêu đương, tự do hôn nhân vượt khỏi lễ giáo gò bó.

Như vậy, lễ hội Chử Đồng Tử có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam.

Tình thân trong gia đình là thứ tình cảm mà ai ai cũng đều trân quý. Và điều đó được tác giả Bằng Việt thể hiện rất rõ thông qua những hình ảnh, ca từ ca ngợi tình cảm bà cháu trong tác phẩm Bếp lửa của mình. Tình cảm bà cháu xuất hiện trong bài thơ là dòng hồi tưởng của người cháu về bà của mình. Bà hiện lên cùng hình ảnh bếp lửa và khoảnh khắc "nhóm lửa" mỗi sớm mai "chờn vờn sương sớm". Bà đã cùng cháu đi qua những tháng năm đói khổ nhất "khô rạc ngựa gầy", khi mà cái chết cứ rình rập gần bên. Nhưng một tay bà thay cha thay mẹ chăm cháu trưởng thành. Bà chăm lo cho cháu, cho cháu cái ăn, dạy cháu nên người. Tất cả tuổi thơ của cháu đều là bà, là bếp lửa. Bà đã chở che cho cháu qua cơn đói khát bằng sự tần tảo, chịu khó, sự hy sinh vất vả cả cuộc đời. Thế nhưng bà vẫn một mình đùm bọc đứa cháu nhỏ, che chở cháu qua những tháng ngày đó. Bằng Việt đã liệt kê một loạt những hình ảnh: bà bảo cháu nghe, bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học cùng điệp từ "bà" để cho ta thấy sự tần tảo, chăm nom, dạy dỗ hết lòng của bà dành cho người cháu thân yêu của mình. Và đến khi giặc tới "đốt làng cháy tàn cháy lụi", khi sự cơ cực lên tới tột cùng, khi mái nhà tranh cũng chỉ là những nắm tro tàn lụi, sự sống tiêu điều, nhưng bà vẫn tiếp cho cháu thêm nguồn sức mạnh, sự vững vàng tin vào tương lai. Và cứ thế tình bà dành cho cháu cứ theo năm tháng lớn dần lên, đi theo cháu. Điệp từ "một ngọn lửa" đã nhấn mạnh, giúp chúng ta hiểu rõ công việc, sự tần tảo sớm hôm của bà, đó là tình yêu thương mà bà đã dành cho cháu. Còn tình cảm của cháu dành lại cho bà thì sao? Tình cảm ấy được thể hiện qua những câu thơ cuối của bài thơ. Người cháu thương bà mình "mấy chục năm rồi" chịu đựng biết bao "nắng mưa" của cuộc đời. Những khó khăn, những vất vả cuộc đời bà đã được đúc kết qua hai từ "lận đận". Thế nhưng, dù bao năm bao tháng, bà vẫn "nhóm" lên bếp lửa yêu thương để truyền lại cho thế hệ sau. Tình cảm bà cháu trong tác phẩm Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt là tình cảm sâu sắc, thiêng liêng và vô cùng cảm động.

Mỗi năm, khi Tết đến gần, gia đình em lại bắt đầu quá trình dọn dẹp nhà cửa. Mỗi thành viên trong gia đình đảm nhận một công việc riêng biệt. Bố và anh trai em chịu trách nhiệm lau chùi bàn ghế, sắp xếp lại đồ đạc và làm sạch cửa kính trong nhà. Mẹ và em thì cùng nhau sắp xếp lại phòng bếp, giặt giũ và phơi phóng chăn mền. Em trai em thì tự mình chăm sóc và dọn dẹp phòng ngủ của mình để nó trở nên gọn gàng và sạch sẽ. Sau cả một ngày lao động, ngôi nhà của gia đình em thay đổi hoàn toàn. Mọi góc cạnh trở nên sáng bóng và tươi mới. Sự sạch sẽ và rực rỡ lấp đầy không gian. Dù đã rất mệt mỏi sau công việc, nhưng niềm vui và hạnh phúc tràn đầy trong lòng em. Đó là niềm vui của việc chung tay làm việc, cùng nhau tạo nên không gian ấm áp và tràn đầy yêu thương trong ngôi nhà. Công việc dọn dẹp nhà cửa trước Tết không chỉ là nhiệm vụ mà còn là cách để gia đình em thể hiện sự quan tâm và tình yêu thương đối với nhau. Em tin rằng, với những nỗ lực, công sức bỏ ra, gia đình em sẽ nhận được thật nhiều may mắn và niềm vui khi mùa xuân mới sang

Hai nhân vật biểu tượng cho công lí, cho lòng tốt – phương diện đặc trưng của truyện cổ tích. - Có thể đặt tên Mụ vợ ông lão đánh cá và con cá vàng. Vì mụ vợ và cá vàng là hai nhân vật chính của truyện, ông lão là nhân vật phụ.

Cuộc sống của con người luôn là bức tranh muôn màu sắc chứa đựng thành công xen lẫn thất bại. Thành công, hạnh phúc là những điều tốt đẹp, ngọt ngào mà ai ai cũng khao khát. Vậy bản chất của thành công hay thất bại mới thật sự giúp chúng ta tiến bộ từng ngày?

Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về thành công nhưng bản chất của thành công luôn mang ý nghĩa tích cực. Bởi để đạt đến thành công, con người cần trải qua quá trình nỗ lực, cố gắng vượt qua những khó khăn, thử thách trên những đoạn đường đầy rẫy những chông gai và thử thách. Trong hành trình đó, con người cần vươn ra khỏi những cám dỗ và phải kiên trì, bền bỉ với  mục tiêu mà bản thân đã đặt ra. Thực tế đã chứng minh rằng, trong cuộc sống, luôn có những tấm gương về bản lĩnh vươn tới thành công. Đó là thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký dù sinh ra với hình hài không toàn vẹn, bị liệt hai tay nhưng thầy đã tập viết bằng hai chân một cách miệt mài, bền bỉ và cuối cùng, người thầy giáo giàu nghị lực đó đã chiến thắng sự nghiệt ngã của số phận, vượt lên chính mình. Như vậy, thành công sẽ đến nếu con người biết nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ.

Bản chất của thành công là việc con người không ngần ngại và mạnh mẽ vượt qua những cay đắng thất bại. Như chúng ta đã biết, không có con đường nào trải sẵn hoa hồng mà cuộc sống luôn đầy rẫy những khó khăn, thử thách. Để đạt tới thành công, con người cần mạnh mẽ đối diện với chông gai, gian nan và mạnh mẽ bước qua những thất bại, bởi: "Thất bại là mẹ thông công". Sau những lần vấp ngã, chúng ta mới có thể rút ra những bài học quý giá và rút ra kinh nghiệm cho bản thân, đồng thời vạch ra những định hướng, phương pháp mới để đạt tới mục tiêu mà mình đã đặt ra. Ngược lại, nếu e sợ, lo lắng và suy sụp, yếu đuối và không biết đứng lên sau những thất bại, con người sẽ không bao giờ vượt qua những ám ảnh để can đảm bước tiếp.

Thất bại đó là không hoàn thành được mục tiêu mà mình đã đề ra, khi gặp một vấn đề khó khăn chúng ta gục ngã trước nó, chính là những lúc chúng ta đang gặp thất bại. Nhưng rồi từ những thất bại đó con người luôn ý thức và trách nhiệm được từ chính cuộc sống của mình, trong cuộc sống không có điều gì có thể xảy ra mà không có lý do của nó, nó khiến chúng ta luôn luôn phải có những suy nghĩ và hành động một cách có ý nghĩa và giá trị nhất cho chính cuộc đời này.

Thất bại luôn luôn tạo nên nền tảng và giá trị vững chắc để mỗi chúng ta cố gắng mỗi ngày, giá trị của nó để cho ta những bài học có giá trị và đắt giá nhất, mỗi người chúng ta đều thấy được điều đó qua những cách liên tưởng chứng minh và những dẫn chứng từ thực tế của mình. Mỗi người chúng ta luôn luôn hiểu rõ về tầm quan trọng của cuộc sống, và nắm giữ được những điều cốt lõi và giá trị nhất từ cuộc sống này chúng ta sẽ trở thành những con người có ích hơn. Con người không ai mà thành công khi chưa từng bao giờ vấp phải những thất bại, bởi thất bại luôn luôn tạo động lực cho mỗi con người luôn luôn phấn đấu và cố gắng vươn lên mạnh mẽ. Giá trị của chúng ta đều được hình thành từ những bài học có giá trị cho cuộc sống điều đó để lại cho mỗi con người những điều tốt nhất.

Thành công luôn là động lực mạnh mẽ để con người có thể có gắng vươn lên làm những việc có giá trị và ý nghĩa nhất cho mỗi người. Luôn luôn tạo niềm tin và động lực mục tiêu sống đó là những điều có ý nghĩa to lớn nhất. Trong cuộc đời của mỗi con người, mỗi chúng ta đều tạo nên được từ những điều mang lại giá trị và ý nghĩa to lớn trong cuộc sống. Trong cuộc đời của mỗi chúng ta sẽ gặp phải rất nhiều những điều khó khăn và gian nan, điều đó đôi khi sẽ làm cho con người nản chí và không vững tin để hoàn thành được mục tiêu trong cuộc sống của mình. Thất bại luôn luôn là cái giá đắt khi con người không biết phấn đấu vì mục tiêu và giá trị của nó để lại cho mỗi người những điều to lớn và ý nghĩa nhất. Thất bại được xem như mẹ của thành công, khi nó để lại những ý nghĩa to lớn thúc dục con người luôn luôn phải phấn đấu để đạt được những điều có ý nghĩa to lớn nhất.

Cải thiện niềm tin và có lòng quyết tâm vững vàng, khi thất bại đó là những giây phút ta được trải nghiệm cuộc sống, vững tin niềm yêu thương đối với chính cuộc đời của mình, những điều đó để lại những giá trị tốt đẹp khi mục tiêu luôn nằm trong kế hoạch để chúng ta có thể cố gắng nỗ lực mỗi ngày. Thất bại là mẹ thành công chính vì vậy nó không phải là một điều quá đáng sợ của con người, muốn thành công không ngần ngại vấp phải thất bại và biến thất bại đó thành động lực để chúng ta có thể phấn đấu và cố gắng mỗi ngày.

Mỗi chúng ta đều cần phải trân trọng những giá trị và ý nghĩa quan trọng từ những câu nói của dân tộc vì nó là động lực để chúng ta luôn cố gắng phấn đấu để đạt được mục tiêu trong chính cuộc đời của mình.

Ca dao dân ca phản ánh đời sống, tình cảm, tư tưởng của con người, thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, tình cảm gia đình, tình yêu đôi lứa. Vì là sản phẩm có tính truyền miệng nên ở mỗi địa phương sẽ có những dị bản. Bài viết này chúng tôi sẽ báo cáo về việc sưu tầm một số dị ca dao vẫn tồn tại ở địa phương các vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ.

     Văn học dân gian nói chung và ca dao nói riêng là những sản phẩm của người lao động. Được hình thành từ thời xa xưa nhằm đáp ứng nhu cầu bày tỏ tình cảm đời sống tinh thần phong phú của nhân dân ta. Tính dị bản là một trong những đặc điểm thú vị của ca dao, cho nên mới có tình trạng cùng là một bản nhưng câu chữ có thể khác nhau, tuy nhiên nội dung thì không thay đổi.

      Bài nghiên cứu tập trung khai thác và phân tích một số dị bản của các ca dao nhằm có cơ sở đối chiếu, so sánh. Từ đó thấy được sự phong phú, đặc sắc của ca dao cũng như sự biến hoá tài tình của nhân dân ta trong việc lựa chọn câu chữ để thể hiện đời sống tư tưởng, tình cảm.

      Hẳn nhiều người đều biết đến bài ca dao “Tát nước đầu đình” một trong những bài ca dao rất hay, sâu sắc. Đây là bài ca dao nói về tình yêu đôi lứa, chàng trai tỏ tình với người con gái thông qua chuyện vá áo, khâu áo. Với bài ca dao này người ta tìm thấy với hai dị bản. Bản ở Phú Yên không nói đến lợn mà nói đến heo; không nói từ khâu mà nói từ vá, không “giúp đôi chăn” mà “giúp đôi áo”, không “đèo buồng cau” mà “đèo bông tai”,... Tính dị bản khiến mỗi bài ca dao mang đậm đặc trưng của vùng miền, thể hiện được sự phong phú và tinh tế trong việc lựa chọn từ ngữ, hình ảnh của nhân dân ở từng địa phương.

      Trong kho tàng ca dao dân ca còn có rất nhiều nhưng dị bản khác, chẳng hạn trong bài ca dao:

Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng

Về kinh ăn cá về đồng ăn cua

Lại có một dị bản khác:

Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng

Về bưng ăn ốc về đồng ăn cua

      Chúng ta không bàn đến câu nào đúng, câu nào sai vì ở mỗi vùng miền đều có những nét đặc trưng khác nhau. Quê anh có sông thì quê tôi có rạch, quê anh nhiều cá thì quê tôi nhiều ốc. Tôi thuận theo đặc trưng của quê tôi để viết, chẳng ai cấm cản được. 

      Trong chùm ca dao châm biếm cũng ghi nhận rất nhiều những bài ca dao biến thể, chẳng hạn:

Chồng người đánh bắc dẹp đông

Chồng em ngồi bếp giương cung bắn mèo

Thì lại có dị bản khác:

Chồng người đánh bắc dẹp đông

Chồng em ngồi bếp sờ mông con mèo

      Tuy khác nhau ở các từ ngữ nhưng về nội dung cơ bản thì vẫn giống nhau, vẫn là để phê phán những ông chồng vô tích sự, không làm nên trò trống gì trong xã hội, không giúp được gì cho gia đình, mọi công việc đều đổ dồn lên đầu người phụ nữ. Chùm ca dao than thân, trách phận với motip quen thuộc như thân em, chiều chiều cũng ghi nhận khá nhiều các bài ca dao dân ca có các dị bản khác nhau như:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều 

Thành:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Mẹ ơi mẹ hỡi mau mau gởi tiền

      Chúng ta thấy vế đầu tiên của bài ca dao vẫn giữ nguyên, chỉ khác ở câu thơ thứ hai. Từ “trông về quê mẹ…” sửa thành “mẹ ơi mẹ hỡi mau mau gởi tiền”, ý tứ của bài ca dao thứ hai có vẻ thời đại hơn, trần tục hơn, có lẽ nó ra đời sau, dựa trên sự cải biên của bài ca dao một.

      Một số bài ca dao trong đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng có các dị bản khác như:

                          Dạy con từ thuở còn thơ

Dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về thành “dạy vợ từ thuở ban sơ mới về”

      Còn rất nhiều các bài ca dao có những dị bản hay mà trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi chưa nghiên cứu được. Có thể nói tính dị bản là một trong những nét đặc sắc của ca dao dân ca Việt Nam nói riêng và kho tàng văn học dân gian Việt Nam chung. Dị bản không chỉ xuất hiện trong ca dao, tục ngữ mà còn có trong truyền thuyết, cổ tích, truyện ngụ ngôn,… Việc tiếp tục triển khai các bài nghiên cứu về tính dị bản trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về tính phong phú, sinh động của thể loại văn học truyền miệng này. Từ đó  có cơ sở để khám phá những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của nó.

 

Tu từ (hay biện pháp tu từ) là một khái niệm trong văn chương và ngôn ngữ học, ám chỉ cách sử dụng ngôn từ một cách đặc biệt để tạo ra hiệu ứng nghệ thuật, gợi lên hình ảnh, cảm xúc và tạo ấn tượng với người đọc.