Phí Anh Quốc

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Phí Anh Quốc
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

hỏi gì thì hỏi , chứ viết nguyên 1 bài văn ra là có ý gì


Bài 3. Kĩ thuật chuyền bóng thấp tay bằng hai tay trước mặt (môn bóng chuyền)


Kĩ thuật chuyền bóng thấp tay bằng hai tay trước mặt thường được sử dụng trong tình huống nào? Sử dụng tư thế chuẩn bị nào để thực hiện kĩ thuật chuyền bóng thấp tay bằng hai tay trước mặt hiệu quả?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4

Câu 1


Kĩ thuật chuyền bóng thấp tay bằng hai tay trước mặt thường được sử dụng trong tình huống nào?



Phương pháp giải:


- Đọc kĩ phần Kiến thức mới (SGK trang 32)


- Chỉ ra các tình huống sử dụng kĩ thuật chuyền bóng thấp tay bằng hai tay trước mặt



Lời giải chi tiết:


Kĩ thuật chuyền bóng thấp tay bằng hai tay trước mặt thường được sử dụng trong tình huống những đường bóng có điểm rơi thấp (từ ngực trở xuống) và dùng nhiều trong đỡ chuyền 1, chuyền 2 hay phòng thủ sau lưới.



Câu 2


Sử dụng tư thế chuẩn bị nào để thực hiện kĩ thuật chuyền bóng thấp tay bằng hai tay trước mặt hiệu quả?



Phương pháp giải:


- Đọc kĩ phần Tư thế chuẩn bị (SGK trang 32)


- Trả lời câu hỏi



Lời giải chi tiết:


Tư thế chuẩn bị: Đứng ở tư thế chuẩn bị trung bình, chân rộng bằng hoặc hơn vai. Hai tay co tự nhiên ở hai bên sườn, thân hơi gập, mắt quan sát bóng. Khi xác định điểm rơi của bóng và ở tầm thích hợp hai tay đưa ra đỡ bóng.



Câu 3


Trình bày các giai đoạn thực hiện kĩ thuật chuyền bóng thấp tay



Phương pháp giải:


- Đọc kĩ phần Kiến thức mới (SGK trang 32)


- Chú ý các giai đoạn thực hiện kĩ thuật chuyền bóng thấp tay



Lời giải chi tiết:


- Giai đoạn 1: Tư thế chuẩn bị: Đứng ở tư thế chuẩn bị trung bình, chân rộng bằng hoặc hơn vai. Hai tay co tự nhiên ở hai bên sườn, thân hơi gập, mắt quan sát bóng. Khi xác định điểm rơi của bóng và ở tầm thích hợp hai tay đưa ra đỡ bóng.


- Giai đoạn 2: Thực hiện động tác:


+ Khi bóng đến ngang tầm hông, cách thân khoảng gần một cánh tay thì thực hiện hai tay duỗi thẳng, hai bàn tay khép và nắm lại, bàn tay nọ bọc bàn tay kia sao cho hai ngón tay cái song song kề sát với nhau. Đồng thời chân đạp xuống mặt sân duỗi khớp gối, nâng trọng tâm cơ thể.


+ Hai tay chuyển động từ dưới lên trên và dùng phần giữa cẳng tay đệm dưới bóng kết hợp với nâng tay ở mức độ cần thiết.


+ Khi tiếp xúc bóng cổ tay gập xuống dưới kết hợp hóp bụng, giữ chắc bả vai và khớp khuỷu, thân người hơi lao về trước.


- Giai đoạn 3: Kết thúc: Khi bóng rời tay hai chân tiếp tục duỗi, tay nâng theo hướng bóng đi một đoạn ngắn rồi nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị để tiếp tục thực hiện những động tác tiếp theo.



Câu 4


Vận dụng kĩ thuật chuyền bóng thấp tay bằng hai tay trước mặt vào tập luyện và vui chơi để rèn luyện sức khỏe hằng ngày



Phương pháp giải:


- Đọc kĩ phần Luyện tập (SGK trang 33)


- Học sinh tự vận dụng kĩ thuật chuyền bóng thấp tay bằng hai tay trước mặt để luyện tập, vui chơi hằng ngày



Lời giải chi tiết:


Kĩ thuật chuyền bóng thấp tay bằng hai tay trước mặt 


- Tư thế chuẩn bị: Đứng ở tư thế chuẩn bị trung bình, chân rộng bằng hoặc hơn vai. Hai tay co tự nhiên ở hai bên sườn, thân hơi gập, mắt quan sát bóng. Khi xác định điểm rơi của bóng và ở tầm thích hợp hai tay đưa ra đỡ bóng.


Thực hiện động tác: Khi bóng đến ngang tầm hông, cách thân khoảng gần một cánh tay thì thực hiện hai tay duỗi thẳng, hai bàn tay khép và nắm lại, bàn tay nọ bọc bàn tay kia sao cho hai ngón tay cái song song kề sát với nhau. Đồng thời chân đạp xuống mặt sân duỗi khớp gối, nâng trọng tâm cơ thể.Hai tay chuyển động từ dưới lên trên và dùng phần giữa cẳng tay đệm dưới bóng kết hợp với nâng tay ở mức độ cần thiết Khi tiếp xúc bóng cổ tay gập xuống dưới kết hợp hóp bụng, giữ chắc bả vai và khớp khuỷu, thân người hơi lao về trước.


- Kết thúc: Khi bóng rời tay hai chân tiếp tục duỗi, tay nâng theo hướng bóng đi một đoạn ngắn rồi nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị để tiếp tục thực hiện những động tác tiếp theo.



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/giai-bai-3-chu-de-2-giao-duc-the-chat-10-mon-bong-chuyen-ket-noi-tri-thuc-chi-tiet-a120140.html

aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa


Một hiện tượng đáng chú ý trong giới trẻ hiện nay là sự phụ thuộc vào công nghệ và mạng xã hội. Trong thời đại số, công nghệ đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của giới trẻ, nhưng đôi khi, sự phụ thuộc này lại gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm lý và các mối quan hệ xung quanh.

Mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, Instagram, TikTok, hay Snapchat, là những nền tảng phổ biến giúp giới trẻ kết nối với bạn bè, chia sẻ những khoảnh khắc trong cuộc sống, và theo dõi các xu hướng. Tuy nhiên, một vấn đề ngày càng nghiêm trọng là việc nhiều bạn trẻ quá chú trọng vào việc xây dựng hình ảnh cá nhân trên các nền tảng này. Họ dành hàng giờ mỗi ngày để kiểm tra lượt thích, bình luận, và số lượng người theo dõi, khiến họ trở nên lo âu về sự chấp nhận và công nhận từ xã hội ảo.

Điều này dẫn đến một tình trạng mà giới trẻ cảm thấy áp lực phải thể hiện một cuộc sống hoàn hảo, đẹp đẽ, không có chỗ cho những thất bại hay sự không hoàn hảo. Những bức ảnh chỉn chu, những video vui vẻ luôn được đăng tải, trong khi những khoảnh khắc buồn, căng thẳng hay thất bại lại thường bị che giấu. Chính vì vậy, nhiều bạn trẻ cảm thấy mình thiếu tự tin, tự ti về bản thân khi so sánh với hình ảnh hoàn hảo của người khác. Điều này vô tình tạo ra một vòng xoáy tâm lý, khiến họ dễ bị rối loạn tâm lý như lo âu, trầm cảm, và cảm giác cô đơn dù được kết nối với hàng nghìn người trên mạng.

Ngoài ra, sự phụ thuộc vào công nghệ còn dẫn đến tình trạng mất cân bằng giữa cuộc sống ảo và cuộc sống thực. Nhiều bạn trẻ dành quá nhiều thời gian online mà không để ý đến những giá trị quan trọng trong đời sống thực, như gia đình, bạn bè, và sức khỏe bản thân. Những mối quan hệ thực tế đôi khi bị bỏ quên vì sự bận rộn với các kết nối ảo, khiến cho việc giao tiếp, chia sẻ và hỗ trợ nhau trong cuộc sống trở nên thiếu thốn.

Mặc dù công nghệ và mạng xã hội mang lại nhiều lợi ích, nhưng việc sử dụng một cách không kiểm soát có thể gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm lý và đời sống cá nhân. Việc giới trẻ cần làm là biết cách sử dụng công nghệ một cách hợp lý, không để nó chiếm lấy quá nhiều thời gian và ảnh hưởng đến những mối quan hệ thực sự và sức khỏe tinh thần của mình. Thay vì sống dựa vào những hình ảnh, sự công nhận trên mạng, giới trẻ cần học cách yêu bản thân, đón nhận những yếu điểm và thiếu sót, từ đó xây dựng một cuộc sống thực tế, cân bằng và hạnh phúc hơn.

Trung Quốc có một lịch sử rất dài, và các triều đại phong kiến đã tồn tại khoảng 4.000 năm trước khi kết thúc vào năm 1912 với sự sụp đổ của triều đại nhà Thanh. Dưới đây là danh sách các triều đại chính của Trung Quốc cùng với thời gian trị vì: Hạ(khoảng 2070–1600 TCN), Thương(1600–1046 TCN), Chu(1046–256 TCN), Tần(221–206 TCN), Hán(206 TCN–220), Tam Quốc(220–280), Tấn(266–420), Nam Bắc Triều(420–589), Tùy(581–618), Đường(618–907), Ngũ Đại Thập Quốc(907–960), Tống(960–1279), Nguyên(1271–1368), Minh(1368–1644), Thanh(1644–1912).


Cuộc sống hiện đại ngày càng phát triển, theo đó mà guồng quay công việc nhanh chóng đã gây ra áp lực lớn cho mỗi người. Để tìm cách giải tỏa áp lực, nhiều người lựa chọn chơi game online. Mặc dù trò chơi điện tử có thể đem lại nhiều lợi ích, như giúp người chơi thư giãn và rèn luyện tư duy, song nghiện game online lại gây nhiều tác hại đối với con người và cuộc sống.

Về mặt lợi ích, chơi game có thể giúp con người giải tỏa căng thẳng và mệt mỏi sau giờ học tập hoặc làm việc căng thẳng. Ngoài ra, có những loại game còn giúp người chơi rèn luyện tư duy và nâng cao kiến thức. Thậm chí, game còn trở thành một bộ môn được đưa vào giảng dạy và học tập cũng như tổ chức thi đấu chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, sự phổ biến của game online cũng đã gây ra nhiều tác hại lớn đến sức khỏe và thành tích học tập của học sinh. Hiện tượng "nghiện game" là một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất trong xã hội hiện nay. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, chơi game quá nhiều có thể gây ra một loạt các vấn đề ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý của người chơi. Bên cạnh đó, chơi game còn tiêu tốn nhiều tiền bạc, gây ra những thói hư tật xấu như nói dối, trộm cắp, lừa lọc...

Nguyên nhân của tình trạng này đến từ nhiều phía. Trước tiên phải kể đến phụ huynh thường quá bận rộn với công việc và không dành thời gian để kiểm soát việc chơi game của con cái. Tiếp đến là trường học, giáo viên chưa giám sát chặt chẽ đối với học sinh và sinh viên của mình. Ngoài ra, sự rủ rê, lôi kéo từ bạn bè cũng góp phần làm nhiều người sa đà vào việc nghiện game online.

Trên hết, nguyên nhân chủ quan có lẽ là đóng vai trò quan trọng nhất. Bởi có nhiều cá nhân do quá đam mê với trò chơi và bỏ quên việc học tập. Họ có thể muốn chứng tỏ bản thân với bạn bè rằng mình là người giỏi nhất hay chỉ đơn giản là thích thú với thế giới ảo trong trò chơi. Có rất nhiều trường hợp những người trẻ tuổi bị mê hoặc bởi thế giới ảo của trò chơi, dẫn đến việc họ bỏ lỡ những cơ hội quan trọng trong cuộc sống thực. Những hệ lụy tiêu cực này không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá nhân mà còn ảnh hưởng đến xã hội nói chung.

Do đó, mỗi học sinh và sinh viên nên có ý thức tránh xa các trò chơi độc hại, tập trung vào những hoạt động có ích, giúp bản thân ngày một tốt đẹp hơn. Chỉ khi có được sự cân bằng trong cuộc sống thực và ảo, ta mới có thể có một tương lai tươi sáng và phát triển.


Nghị luận về nghiện game của giới trẻ hiện nay

Bài làm

Trong xã hội hiện đại, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ kéo theo nhiều hệ lụy đáng lo ngại, trong đó có hiện tượng nghiện game. Trò chơi điện tử vốn là một hình thức giải trí lành mạnh nếu được sử dụng hợp lý, nhưng khi con người lạm dụng nó, game trở thành con dao hai lưỡi, gây ra những tác động tiêu cực đến cuộc sống cá nhân và xã hội.

Nghiện game là tình trạng một người dành quá nhiều thời gian cho các trò chơi điện tử, dẫn đến việc bỏ bê những trách nhiệm quan trọng như học tập, công việc và giao tiếp xã hội. Những người nghiện game thường có biểu hiện khó kiểm soát thời gian chơi, cáu gắt khi bị ngăn cản và có xu hướng xa lánh thế giới thực. Khi chìm đắm trong thế giới ảo, họ dần đánh mất sự cân bằng trong cuộc sống, khiến mọi thứ xung quanh bị đảo lộn.

Thực trạng nghiện game hiện nay rất đáng báo động. Theo nhiều thống kê, tỷ lệ giới trẻ nghiện game đang gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là học sinh, sinh viên. Nhiều em dành hàng giờ đồng hồ mỗi ngày để chơi game, thậm chí quên ăn quên ngủ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và học tập. Không ít trường hợp học sinh trốn học để ra quán net, hoặc chơi game thâu đêm dẫn đến kiệt sức. Thậm chí, có những trường hợp đáng buồn khi người chơi game nạp tiền quá đà, dẫn đến việc vay mượn hoặc trộm cắp tiền của gia đình. Các quán game, tiệm Internet mọc lên ngày càng nhiều, thu hút đông đảo thanh thiếu niên, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Nhiều bậc phụ huynh lo lắng khi con cái mình không thể rời xa màn hình máy tính, trong khi bản thân lại không biết cách kiểm soát.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Trước hết, bản thân game có tính hấp dẫn cao với đồ họa sinh động, nội dung phong phú và yếu tố ganh đua kích thích người chơi. Nhiều trò chơi trực tuyến còn có tính năng tương tác, tạo ra môi trường kết nối ảo khiến người chơi khó dứt ra. Bên cạnh đó, sự thiếu kiểm soát của cá nhân cũng là một nguyên nhân quan trọng. Nhiều người tìm đến game như một cách để trốn tránh thực tại, giải tỏa áp lực học hành, công việc hoặc những vấn đề tâm lý. Ngoài ra, sự phát triển bùng nổ của Internet và công nghệ cũng góp phần làm gia tăng tình trạng nghiện game, khi mà việc tiếp cận trò chơi trở nên quá dễ dàng. Gia đình, nhà trường và xã hội đôi khi chưa có những biện pháp quản lý chặt chẽ, khiến nhiều người trẻ lún sâu vào thế giới ảo mà không nhận ra tác hại của nó.

Nghiện game không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động tiêu cực đến tương lai của người chơi. Việc chơi game quá mức khiến sức khỏe suy giảm, đặc biệt là thị lực và hệ thần kinh, do ngồi trước màn hình quá lâu. Nhiều người nghiện game mất ngủ, ăn uống thất thường, dẫn đến cơ thể mệt mỏi và suy nhược. Không chỉ vậy, nghiện game còn gây ra hệ lụy nghiêm trọng đối với học tập và công việc. Khi quá đắm chìm vào game, người chơi trở nên lười biếng, không còn động lực học hành, dẫn đến kết quả sa sút. Trong những trường hợp nghiêm trọng, nhiều người còn bỏ học, bỏ việc để dành toàn bộ thời gian cho trò chơi. Ngoài ra, nghiện game còn làm giảm khả năng giao tiếp, khiến người chơi dần xa lánh gia đình, bạn bè, thu mình trong thế giới ảo. Một số trường hợp tiêu cực hơn có thể dẫn đến những hành vi sai trái như trộm cắp tiền để nạp game hoặc có những hành động bạo lực do bị ảnh hưởng từ các trò chơi mang tính chiến đấu cao.

Để hạn chế tình trạng nghiện game, mỗi người cần có ý thức tự kiểm soát bản thân, đặt ra thời gian chơi hợp lý và không để game chi phối cuộc sống. Gia đình nên quan tâm, định hướng con cái sử dụng trò chơi một cách khoa học, thay vì cấm đoán một cách cực đoan. Nhà trường cần tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa, thể thao để học sinh có thêm lựa chọn giải trí lành mạnh. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý cần kiểm soát chặt chẽ nội dung trò chơi, hạn chế những tựa game bạo lực và đưa ra quy định phù hợp về độ tuổi người chơi.

Nghiện game là một vấn đề đáng lo ngại, ảnh hưởng tiêu cực đến cá nhân và xã hội. Mỗi người cần nâng cao ý thức và sử dụng game một cách hợp lý để biến nó thành công cụ giải trí thay vì một mối nguy hại. Thay vì chìm đắm trong thế giới ảo, chúng ta nên tận hưởng cuộc sống thực, nơi có nhiều điều tươi đẹp đang chờ đón.


Go-rơ-ki đã nói "Nơi lạnh nhất không phải Bắc cực mà là nơi thiếu vắng tình thương”. Quả thực trong cuộc sống, tình thương là nét đẹp tâm hồn làm cuộc sống thêm ý nghĩa. Thế nhưng có một hiện tượng đáng buồn trong xã hội chúng ta ngày nay là con người đang mất đi tình yêu thương ấy mà sống vô cảm, thờ ơ,… nhất là gần đây, tình trạng bạo lực học đường đang dần len lỏi vào đời sống chúng ta. Đó thực sự là vấn nạn mà cả xã hội lên án và tìm mọi cách để ngăn ngừa, loại bỏ.

Bạo lực học đường là hành vi sử dụng vũ lực, lời nói hoặc hành động mang tính đe dọa, gây tổn thương về thể xác hoặc tinh thần cho người khác trong môi trường học đường. Hình thức của bạo lực học đường rất đa dạng, không chỉ giới hạn ở việc đánh đập mà còn bao gồm những hành vi xúc phạm, chế giễu, cô lập hay bắt nạt trên mạng xã hội. Một số học sinh yếu thế thường xuyên bị bạn bè chê bai ngoại hình, kỳ thị vì hoàn cảnh gia đình hoặc trở thành nạn nhân của những trò đùa ác ý. Đáng lo ngại hơn, có những vụ bạo lực học đường diễn ra ngay trong lớp học mà không ai dám lên tiếng. Điều này khiến vấn nạn ngày càng nghiêm trọng, đòi hỏi sự quan tâm đúng mức từ nhà trường, gia đình và toàn xã hội.

Có rất nhiều các vụ việc về bạo lực học đường xảy ra. Chiều 25/10/ 2024, mạng xã hội lan truyền clip một nam sinh Trường THCS Đại Đồng, Thạch Thất, Hà Nội ngồi thụp tại một góc hành lang và bị nhóm bạn đánh hội đồng và quay clip, khiến nhiều người phẫn nộ. Tất cả các nam sinh trong clip này đều là học sinh cùng lớp. Hay chiều 28/10, nữ sinh lớp 7/3 Trường THCS Ngô Gia Tự (xã An Phú, TP. Pleiku, Gia Lai bị nhóm bạn cùng trường dẫn ra cánh đồng sau trường, vùi em xuống đất đánh đập tập thể, quay video lột đồ. Chiều hôm sau 29/10, nhóm này chờ em ra vị trí cũ, tiếp tục đánh đập, vùi xuống bùn đất, giật tóc,…

Vậy do đâu mà tình trạng bạo lực học đường trở nên đáng báo động như vậy? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường rất phức tạp, bao gồm cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Trước hết, chúng ta sẽ bàn đến nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng bạo lực học đường ngày nay. Trong trường học, lớp học xuất hiện một số học sinh có tâm lý muốn thể hiện bản thân bằng cách dùng vũ lực để kiểm soát người khác và xem việc bắt nạt bạn bè là một cách chứng tỏ sức mạnh. Bên cạnh đó, việc thiếu kỹ năng kiểm soát cảm xúc, không biết cách kiềm chế sự nóng giận cũng khiến nhiều bạn dễ nổi nóng và phản ứng bằng cách dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn.

Bên cạnh đó, nguyên nhân khách quan cũng là yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến cách ứng xử của học sinh trong môi trường học đường. Trước hết đó là ảnh hưởng từ môi trường sống cũng là một nguyên nhân quan trọng. Những học sinh lớn lên trong gia đình bố mẹ không hòa thuận, thường xuyên cãi vã, đánh đập cũng thường dễ bị tác động tiêu cực bởi họ cho rằng bạo lực là cách giải quyết vấn đề. Ngoài ra, phim ảnh, trò chơi điện tử có nội dung bạo lực cũng khiến một số học sinh bị kích động, bắt chước hành vi xấu mà không nhận thức được hậu quả. Mặt khác, sự thiếu quan tâm của nhà trường và gia đình trong việc giáo dục đạo đức cũng khiến tình trạng bạo lực học đường trở nên phổ biến hơn. Nếu không có sự giám sát chặt chẽ, những hành vi bạo lực có thể tiếp diễn trong thời gian dài mà không ai phát hiện.

Hậu quả của bạo lực học đường vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng không chỉ đến cá nhân mà còn đến cả cộng đồng. Đối với nạn nhân, các em có thể bị tổn thương cả về thể chất lẫn tinh thần, dẫn đến tâm lý lo âu, sợ hãi, thậm chí trầm cảm. Nhiều học sinh bị bắt nạt cảm thấy chán nản, không muốn đến trường và dần xa lánh mọi người xung quanh. Không ít trường hợp đáng tiếc đã xảy ra khi nạn nhân không chịu nổi áp lực và tìm đến những hành động tiêu cực. Đối với những học sinh có hành vi bạo lực, nếu không được giáo dục và ngăn chặn kịp thời, các em sẽ hình thành thói quen xấu, ảnh hưởng đến nhân cách sau này. Bạo lực học đường cũng làm giảm chất lượng giáo dục, khiến môi trường học tập trở nên căng thẳng, không còn là nơi an toàn cho học sinh phát triển. Nếu vấn đề này không được giải quyết triệt để, xã hội sẽ phải đối mặt với những hệ lụy dài lâu khi một bộ phận giới trẻ không được giáo dục về lòng nhân ái và sự tôn trọng lẫn nhau.

Vậy làm thế nào để ngăn chặn bạo lực học đường? Trước hết, bản thân mỗi học sinh cần nâng cao nhận thức, hiểu rõ rằng bạo lực không phải là cách để giải quyết vấn đề. Khi xảy ra mâu thuẫn, thay vì dùng nắm đấm, các em có thể học cách đối thoại, lắng nghe và thấu hiểu nhau nhiều hơn. Nếu chứng kiến bạo lực học đường, đừng im lặng mà hãy tìm cách báo cho giáo viên hoặc người lớn để kịp thời can thiệp. Gia đình cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục con cái về cách đối nhân xử thế, giúp các em biết cách kiểm soát cảm xúc và có lòng nhân ái. Cha mẹ cần quan tâm đến con nhiều hơn, lắng nghe những tâm tư, suy nghĩ của con để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường.
Nhà trường cần có những biện pháp mạnh mẽ và quyết liệt hơn trong việc xử lý các hành vi bạo lực. Không chỉ dừng lại ở việc kỷ luật học sinh vi phạm, nhà trường cần tổ chức các chương trình giáo dục kỹ năng sống, hướng dẫn học sinh cách kiểm soát cảm xúc, giải quyết xung đột trong hòa bình. Giáo viên cũng cần chú ý đến học sinh của mình, quan tâm đến tâm lý của các em, đặc biệt là những học sinh có dấu hiệu bị bắt nạt. Bên cạnh đó, xã hội cũng cần chung tay trong việc tạo ra một môi trường học tập lành mạnh. Các phương tiện truyền thông nên tuyên truyền nhiều hơn về hậu quả của bạo lực học đường, đồng thời hạn chế các nội dung kích động bạo lực trong phim ảnh, trò chơi điện tử. Những tấm gương về lòng nhân ái, tình bạn đẹp nên được lan tỏa rộng rãi để học sinh noi theo.

Không ai là hoàn hảo cả, ai cũng có những mặt tốt và mặt xấu. Để trở thành ai trong xã hội này đều do suy nghĩ và hành động của mỗi người. Tốt xấu không chỉ thể hiện ở vẻ bề ngoài mà còn do tâm hồn. Vì vậy chúng ta không nên dùng bạo lực để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Mỗi học sinh cần hiểu rằng bạo lực không bao giờ là giải pháp, mà chỉ khiến mọi thứ tồi tệ hơn. Nhà trường, gia đình và xã hội cần chung tay để xây dựng một môi trường giáo dục an toàn, nơi học sinh có thể học tập và phát triển một cách lành mạnh. Hãy cùng nhau hành động ngay hôm nay để chấm dứt nạn bạo lực học đường, mang lại một tương lai tươi sáng hơn cho thế hệ trẻ.


Hiện nay, công nghệ ngày càng phát triển, nhờ đó đã sinh ra trò chơi điện tử phát triển vì vậy, các bạn nhỏ rất đam mê, nghiện game.Đây là một vấn đề mà chúng ta cần quan tâm. Đam mê điện tử quá nhiều khiến trẻ em sao nhãng việc học, kèm theo đó là mất kiểm soát cảm xúc, sức khỏe giảm sút. Nếu quá đắm chìm vào điện tử, trẻ em cũng có lối vui bạo hành với bạn bè, xa lánh xã hội. Đây là vấn đề rất nguy hiểm.

Những bạn nghiện game thường ngồi hàng giờ đồng hồ trước màn hình máy tính hoặc điện thoại. Chỉ để chơi, có khi mỗi ngày quên cả ăn uống, bỏ bê việc học. Có những trẻ em quen hoặc bỏ bê việc học, chuyện gia đình. Chúng lên các tiệm nét bỏ hết định người chơi từ sáng đến khuya.

Nguyên nhân là do nền kinh tế phát triển, làm cho việc chơi điện tử nở rộ, bố mẹ ít sự kiểm soát đến con cái. Điện thoại liên quan mật thiết, bên cạnh đó, bản thân mỗi người tự chủ được bản thân.

Hậu quả của trẻ chơi điện tử làm cho sao nhãng việc học tập , sức khỏe yếu, ảnh hưởng đến sức khỏe, suy nhược, trí yếu. Tinh thần sa sút, dễ cáu gắt, sức đề kháng kém. Chẳng hạn: một cậu học sinh lớp 9 đam mê điện tử mà lại không có tiền, xin bố mẹ nhưng bố mẹ không cho nên cậu học sinh đã giết bố mẹ của mình.

Để khắc phục tình trạng nghiện game thì cần có được chơi quá thời gian quy định, chơi dưới 30 phút đến 1 tiếng trong 1 ngày. Trong gia đình, người thân cần quản lý thời gian chặt chẽ để trẻ học và việc chơi. Phía nhà trường, nhà trường cần tổ chức các trò chơi dân gian, nêu tác hại về việc đam mê chơi game.

Đam mê điện tử có tác hại rất lớn. Chính vì vậy, cần khắc phục tình trạng chơi game rất. Hãy chú ý đến việc học, công việc..