Giới thiệu

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRƯỜNG THCS PHONG THỦY 

            Phong Thủy, một miền quê phong cảnh hữu tình, đang lư­­u giữ trong mình những giá trị truyền thống quý báu. Nơi đây có một mái trường - chiếc nôi nuôi lớn bao thế hệ học sinh - đó là trường THCS Phong Thủy.
                                                                            

                 anh 2 ht.JPG

Đồng chí Chí Võ Thành Khơ -BTĐU xã, BGH và các cựu hiệu trưởng, cốt cán tổ chức hội thảo, cung cấp tư liệu, xây dựng đề cương quá trình hình thành và phát triển của trường.
            1. Quá trình hình thành trường THCS Phong Thủy:

Trước năm 1955, ở Lệ Thủy và Quảng Ninh đã có 2 trường cấp II là trường cấp II Hoàng Hoa Thám và trường cấp II Quảng Ninh. Đến năm học 1955 -1956 sát nhập  thành trường cấp II Lệ Thủy tọa lạc trên 2 đình Đại Phong và Tuy Lộc.

            Tháng 7 năm1958, trường cấp II Lệ Thủy chuyển đến khu vực từ Văn phòng HTX Thư­ợng Phong kéo dài đến cơ sở cũ của trường THPT Kỹ thuật Lệ Thủy hiện nay. Khi đến nơi mới này trường chỉ có 2 phòng học được tháo dở từ trường cấp 2 Lệ Thủy và làm thêm một dãy phòng tạm nhà tranh vách đất. Buổi đầu trường có 6 lớp.

            Từ năm 1961- thời kỳ thực hiện Kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961 -1965) hệ thống trường cấp II bắt đầu phát triển ở các xã trong huyện. Địa bàn chiêu sinh của trường cấp II Lệ Thủy thu hẹp dần. Đến năm học 1963-1964 trường cấp II Lệ Thủy chỉ còn học sinh của 2 xã Phong Thủy và Lộc Thủy.

            Năm học 1964 - 1965 chiến tranh ngày càng ác liệt, theo chủ tr­ương của Đảng phải phân tán học sinh xã nào về xã đó thành lập trường riêng hoặc học lớp nhỏ trong các trường cấp 1. Trường cấp II Lệ Thủy chỉ còn lại học sinh của xã Phong Thủy. Sứ mạng lịch sử của trường cấp 2 Lệ Thủy - Trường huyện - đến đây đã hoàn thành. Trường cấp II Phong Thủy được khai sinh từ đây.

            Từ đó đến nay trường đã qua một chặng đường phát triển 54 năm.

            2. Những chặng đường phát triển:

            A. Buổi đầu thành lập đến những năm chống Mỹ cứu nước (1964 - 1975)

            Những năm tháng trong hòa bình trên miền Bắc:

            Thực hiện nguyên lý giáo dục của Đảng “Học đi đôi với hành, giáo dục gắn liền với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với gia đình - xã hội”, thầy trò toàn trường cùng nhau xây dựng vườn thực nghiệm, tạo mô hình sông núi, làm máy đo gió, đo mưa, trồng các loại cây thuốc Nam nh­ư bồ công anh, nhân trần, ích mẫu, học cách ngâm ủ giống mạ theo kỹ thuật ba sôi hai lạnh, làm thuốc trừ sâu từ lá xoan, nuôi bèo hoa dâu làm phân bón giúp hợp tác xã, mỗi học sinh khi đến trường mang theo một bó cỏ từ 1- 3 kg để chăm sóc đàn trâu hợp tác xã với khẩu hiệu: “Nắm cỏ khao trâu đỡ đầu sức kéo”- “ Nắm phân cân thóc”. Khi mùa đông đến nhà trường còn động viên học sinh góp lá chuối, rơm khô bện thành áo chống rét cho trâu của HTX Việt Xô. GV trường còn có nhiệm vụ làm ruộng lúa cao sản thí điểm cho HTX, phổ biến các chuyên đề KHKT như­: trồng điền thanh, trồng lạc, ngô, chăn nuôi gia súc cho các đội sản xuất.

Những công việc đó thực sự làm cho nhà trường trở thành một trung tâm văn hóa -  KHKT gắn liền với địa phương, được cả nước biết tới. (Nhà nông học Lư­ơng Đình Của đã về trường để tìm hiểu (có chụp ảnh và đăng báo Nhân Dân)

Những tháng ngày cùng cả nước chống giặc Mỹ xâm l­ược:

Vào năm 1965-1966 giữa lúc chiến tranh ác liệt, trường phải sơ tán, chuyển địa điểm học tập thành nhiều lớp nhỏ lẻ về tận Hà Cạn (đội 1), Mỹ Ph­ước (đội 24) để tránh xa các trọng điểm ném bom của Mỹ.

Với tinh thần khắc phục khó khăn, thực hiện lời dạy của Hồ Chủ tịch: “ Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy thật tốt học thật tốt” nhà trường đã đề ra khẩu hiệu:

 “Giặc đánh ngày thì ta học đêm

  Giặc đánh đêm thì ta học ngày

  Giặc đánh cả ngày cả đêm thì ta học cả đêm lẫn ngày ”

Để duy trì việc học tập của trường, cùng cả nước chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, nhiều việc làm nhằm hạn chế thư­ơng vong do địch ném bom đã được nhà trường tuyên truyền phát động như­: làm đèn phòng không để đi học ban đêm, đào hào giao thông, cử tổ trực phòng không để báo động cho thầy trò kịp thời chạy ra hầm trú ẩn khi có máy bay giặc tới. Mỗi lớp được chia thành 2 kíp, học trong các nhà hầm bán âm bán d­ương xung quanh đắp lũy đất cao đến tận mái tranh. Ch­ương trình học tập chỉ giữ lại những môn cơ bản.

Giáo viên cứ chiều tối lại đi vào nhà dân ghi lại số lượng ngư­ời ngủ trong các hầm trú ẩn đào phân tán trong các xóm báo cho chính quyền địa phương quản lý chủ động ứng cứu kịp thời khi bị giặc ném bom sập hầm.

Học tập g­ương sáng Nguyễn Bá Ngọc, Hoàng Thị Vẻ cõng em Nguyễn Thị T­ư bị  bom Mỹ c­ắt cụt hai chân theo học 3 năm liền từ lớp 5 đến lớp 7.

Cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Các thầy cô giáo, học sinh thiếu giấy vở đã khắc phục bằng cách ngâm giấy cũ vào nước vo gạo rồi đem phơi nắng cho mực cũ nhạt đi để dùng lại, thiếu phấn thầy cô lại ra đồng tìm đất sét trắng nhào nhuyễn, vo viên phơi khô hoặc lấy lõi sắn khô để dùng thay phấn. Nhà trường không có văn phòng, nhiều gia đình đã tự nguyện nh­ường nhà của mình cho trường làm nơi hội họp, điều hành các hoạt động nhà trường.( Cụ Trần Nính - TP, Mẹ Thùy,  - ĐP v.v.)

Ngoài việc dạy học phổ thông, trường còn tổ chức dạy 1 lớp học BTVH cho 24 thanh niên địa phương theo yêu cầu của HTX Việt - Xô (thầy Lê Quý Đôn, cô dạy Tr­ưng Lý, Thầy Trương Tiến Viện  dạy toán. Số học viên này đã học xong lớp 7, sau đó đã trở thành những cán bộ chủ chốt của HTX, nhân viên kế toán tài vụ nh­ư chị Nguyễn Thị Gái, Ông Phạm Xuân Ngật, ông Võ Nh­ư Hoán...)

Giáo viên của trường ngoài giờ lên lớp còn tham gia LĐSX, đi cấy với HTX và được hư­ởng quyền lợi ăn chia công điểm như­ xã viên. Buổi tối, 1 tuần một lần, nhà trường phân công GV về các đội sản xuất để phổ biến KHKT, quy trình làm cỏ, bón phân, kỹ thuật nuôi bèo hoa dâu, dùng thuốc trừ sâu phòng bệnh cho lúa. Hè 1966, Chi đoàn thanh niên trường được giao nhiệm vụ đào hói Lồi để lấy nước chống hạn cho lúa.

CSVC trường học thời gian này chỉ là nhà tranh vách đất, bàn ghế còn tạm bợ và ở nhiều điểm trường xa nhau trên địa bàn xã.

Quy mô trường lớp trong những năm từ 1968 -1970: mỗi năm có khoảng 12 lớp, 500 học sinh, 18 giáo viên.

Những năm này trường được Phòng GD Lệ Thủy chỉ đạo chọn làm trường trọng điểm của huyện, được ­ưu tiên biên chế 1,5 GV/ lớp ( cao hơn các trường khác lúc bất giờ).

Hoạt động chuyên môn của trường vẫn thực hiện tốt. Cô Võ Thị Thiết là GVDG được phân công dạy chuyên đề để hiệu trưởng, bí thư­ chi bộ các trường dự và rút kinh nghiệm triển khai ra toàn huyện. Theo cô kể lại thì cô đã từng dạy bài “Đàn bò” của Hồ Phương, “Mẹ con chị ót” của Nguyễn Thi để minh họa về chuyên đề: “đ­ưa chủ nghĩa anh hùng cách mạng vào giảng dạy trong nhà trường” gây được ảnh h­ưởng lớn trong dạy học của ngành vào thời gian này.

Tuy hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, thầy trò phải dạy học d­ưới nhà hầm nh­ưng hoạt động dạy học của trư­ờng vẫn duy trì, phong trào học tập vẫn đạt kết quả tốt. Trư­ờng cấp 2 Phong Thủy vẫn đi đầu trong phong trào dạy và học của huyện. Nhiều học sinh đã khắc phục khó khăn, học tập tốt đem lại niềm tự hào cho tr­ường: Các em Nguyễn Văn Tài, Võ Văn Hà đã giành đ­ược giải nhất, nhì HSG Văn, Toán cấp tỉnh được dự thi HSG toàn miền Bắc(1964-1965),Phạm Hữu Si, Trần Đình Thục(1966-1967), Phạm Xuân Hòa (1968-1969), Đoàn Công Thanh (1969-1970) HSG toán cấp tỉnh, Lê Thị Giang đạt danh hiệu HSG liên tục cấp 1,2 toàn quốc. Đặng Ngọc Hoài năm học 1973 -1974 đang học lớp 6 đ­ược chọn dự thi học sinh giỏi lớp 7 vẫn đạt giải nhất tỉnh.(năm 1966 nhà em bị bom đạn Mỹ giết hại cha mẹ, em ruột và anh trai. Gia đình chỉ còn lại hai chị em, cả hai chị em đều học giỏi)

B. Sau ngày thống nhất đất nư­ớc:

* Từ 30 - 4 - 1975 đến những năm 1980:

Từ năm 1973, hòa bình trở lại với miền Bắc, hòa chung với khí thế chiến thắng của cả nước, thầy trò nhà trường đã cùng với địa phương hồ hởi bắt tay vào xây dựng trường mới, khắc phục hậu quả do chiến tranh để lại. Từng bước ổn định, bình thường hóa và nâng cao chất lượng các phong trào nhà trường.

Từ các khu vực nhỏ lẻ trên khắp địa bàn trường được trở về địa điểm hiện nay. Trường được xây dựng mới thật khang trang với một dãy nhà xây cấp 4 có 6 phòng học rộng rãi ngói mới đỏ tư­ơi, t­ường vôi trắng tinh thể hiện sự đổi sắc thay da của quê h­ương Phong Thủy sau chiến tranh.

Quy mô trường lớp không ngừng được mở rộng, trong giai đoạn này số lượng học sinh hàng năm thường dao động trong khoảng 12 lớp với 500 học sinh.

Trong lao động sản xuất: Nhà trường đã mạnh dạn nghiên cứu kỹ thuật đốt gạch dã chiến và đã cùng các em học sinh khối 6,7 làm gạch mộc bán cho HTX và tự đốt thành công, chất lượng sản phẩm tốt được HTX khen ngợi và đăng ký mua, hàng năm sản xuất được khoảng 4 vạn viên góp phần giải quyết khó khăn cho trường, nâng cao đời sống giáo viên.

Phong trào dạy học tiếp tục có những bước phát triển mới. Trường vẫn là điểm sáng của giáo dục huyện nhà.

Với những việc làm có ý nghĩa trên trường nhiều năm được công nhận trường tiên tiến cấp tỉnh, nhiều GV đạt danh hiệu CSTĐ. Cô Võ Thị Thiết đạt GVDG môn Văn.  (Trong tập sách “Gió Đại Phong” có bài viết về “Ng­ười chiến sĩ thi đua ngành giáo dục Lê Quang Thị Cẩm Lệ” của nhà văn Trần Công Tấn).

* Từ năm 1981 đến 2011:

Quy mô trường lớp liên tục phát triển. Đến năm học 1983-1984 trường có 41 lớp trong đó có 12 lớp cấp 2, 19 lớp cấp 1 (từ năm 1976 - 1977 nhập  trường cấp 2 và cấp 1 thành trường PTCS,  đến năm 1990 tách thành 2 trường Tiểu học và THCS)

Sau nhiều lần tách nhập, khi trở về với tên trường THCS Phong Thủy hiện nay, năm có quy mô số lượng cao nhất là năm 2005 - 2006 với 16 lớp, 679 HS, 38 CB,GV, NV.

Từ năm học 1983 - 1984 trường PTCS Phong Thủy đã được Ty Giáo dục Bình Trị Thiên chọn làm trường trọng điểm của tỉnh. Hai năm sau đó liên tục đạt đơn vị trọng điểm tốt và trường được đón nhận sự đầu t­ư của ngành như­ tập trung cán bộ, giáo viên tốt, hiệu trưởng được quyền chọn GV giỏi trên địa bàn về trường dạy.

Đến những năm sau trường vẫn giữ vững được truyền thống tốt đẹp từ trước, tiếp tục được chọn làm điểm để thực hiện dự án: “Trường trọng điểm chất lượng cao” của tỉnh giai đoạn 1996 - 2000 do đồng chí HT Phạm Văn Ph­ước chủ trì xây dựng và thực hiện.

Trong thời gian này trường đã đạt được những chuyển biến quan trọng có tính b­ước ngoặt khẳng định vị thế của trường trên địa bàn huyện, tỉnh trên tất cả các mặt hoạt động các tổ chức nhà trường đều đã phấn đấu và giành được những thành tích đáng tự hào, là trường dẫn đầu của huyện về nhiều mặt.

CSVC ngày càng được chú trọng xây dựng. Khuôn viên dần được quy hoạch hợp lý. Đến  năm 2000 một dãy nhà học 2 tầng đầu tiên với 6 phòng học được khánh thành. Năm 2008 đến 2010 trường đã có thêm 8 phòng học, 4 phòng chức năng, 1 thư­ viện. Hệ thống tường rào khép kín, sân bãi luyện tập TDTT được đầu tư­ xây dựng. Hơn 3 ngàn khối đất cát được chở về nhằm san lấp mặt bằng sân thể dục phía trước bờ sông và phía sau trường. Tổng chi phí xây dựng, mua sắm CSVC từ 2008 đến nay xấp xỉ 3,9 tỷ đồng.

Trang bị bên trong được tăng tr­ưởng khá nhanh. Đến nay, trường đã có đủ 4 bộ thí nghiệm thực hành cho 4 khối lớp; một phòng Tin học với 28 máy tính, phòng học đã được kiên cố hóa. Về CNTT trường đã có 3 mạng LAN, 1 mạng INTERNET cáp quang - đường truyền tốc độ cao với 33 máy tính được nối mạng và 1 trang Website riêng để phục vụ các hoạt động. Việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động của nhà trường đã tạo ra sự khởi sắc mới đánh dấu một bước trưởng thành, đ­ưa nhà trường vững vàng chuyển sang một giai đoạn mới chiếm lĩnh tri thức, giảng dạy và học tập trên cơ sở công nghệ hiện đại. 

Đội ngũ giáo viên đến tháng 12 năm 2011 có 34 CB,GV,NV. Trong đó, trình độ ĐH:18/34 (53%), CĐ: 13/34 (38%),TC : 3/34 (0.9%), trình độ tin học A trở lên: 33/34 (97%); trình độ ngoại ngữ A trở lên: 19/34(55%),  Đảng viên 20, Đoàn viên 14.

Trường đã có bề dày thành tích về chất lượng giáo dục toàn diện và là một trong những đơn vị có phong trào giáo dục xếp loại tốt của huyện. Trường đã được công nhận phổ cập THCS tháng 12 năm 2002. Số thanh thiếu niên từ 15 đến 18 tuổi TN THCS hăng năm đạt trên 92%.

Từ năm 2012 đến nay 

 

Hoàn thành xây dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia năm học 2011 – 2012 và được Sở GD&ĐT đánh giá ngoài đạt cấp độ 3 năm học 2013 – 2014. Nhiều năm nhà trường đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến, tập thể lao động xuất sắc. Dưới thời dẫn dắt của thầy Hiệu trưởng Lê Trung Chính gắn bó với ngôi trường THCS Phong Thủy đã đưa ngôi trường lên một tầm mới. Đó là sự đột phá trong xây dựng cơ sở vật chất nhà trường, từ một ngôi trường ban đầu chỉ có một dãy nhà hai từng với 8 phòng học còn lại là nhà cấp 4, đến nay đã có 3 dãy nhà hai tầng vơi 16 phòng học và 6 phòng chức năng. Trang thiết bị các phòng từng bước hiện đại đáp ứng với Đổi mới PPDH trong cho hiện tại và những năm tiếp theo. Chất lượng của nhà trường từng nâng cao mang thương hiệu của trường vùng giữa mà đỉnh cao là thành tích của năm học 2017 – 2018 -  một năm học mà hầu hết các đội tuyển học sinh giỏi VH đạt giải cao, thành tích HSNK rực rỡ, tổng sắp hội thi xếp thứ 2 (chỉ sau trường THCS Kiến Giang).

Năm học 2018 - 2019 đánh dấu sự thay đổi về Hiệu trưởng khi thầy giáo Lê Trung Chính về hưu theo chế độ và ở vị trí Hiệu trưởng mới là thầy giáo Lê Đình Lý. Thành tích nhà trường tiếp tục ổn định về chất lượng học sinh giỏi khí có 4 giải học sinh giỏi văn hóa cấp tỉnh, có 8/12 đội đạt giải đồng đội học sinh giỏi cấp tỉnh. Vị thế nhà trường giữ vững. Cơ sở vật chất tiếp tục tăng trưởng, ứng dụng công nghệ thông tin nhà trường lên một bước phát triển mới, trang website của nhà trường thực sự là công cụ hữu ích giúp nhà trường quản lý dạy và học.

             Để có được những bước phát triển toàn diện về mọi mặt đến hôm nay không thể không nhắc đến công lao của các vị lãnh đạo chủ chốt của địa phương qua các thời kỳ đã có tầm nhìn xa và đề ra một phương h­ướng phát triển đúng đắn, phù hợp với tinh thần dám nghĩ dám làm nh­ư đồng chí Võ Thị Tiện, Đặng Ngọc Văn, Phan Văn Lơ, Võ Nh­ư Họa, Phạm Hữu Nựu, Phạm Xuân Sơn, Phạm Hữu Kịch, Phan Văn Quán, Phạm Xuân ẢnhVõ Thành Khơ, Nguyễn Cao Côi, Nguyễn Văn Hoàng…Và những bậc phụ huynh đã từng làm hội trưởng Hội phụ huynh đã lăn lộn với phong trào nhà trường đã có những cống hiến xứng đáng trong việc phối hợp tuyên truyền giáo dục HS, huy động nhân dân đóng góp XD CSVC nhà trường, tiêu biểu nh­ư Bác .....Xuy, Đặng Ngọc Huề (2001- 2004), Phan Văn Đài(2004-2008), Nguyễn Quang Cấp(2008- 2010), Nguyễn Xuân Phong (2010- 2011), Hoàng Thị Lãnh (2011-2012)... Và rất nhiều những thế hệ cán bộ quản lý, những giáo viên hy sinh, quên mình lăn lộn với phong trào nhà trường. Những học sinh học giỏi chăm ngoan…Tất cả đã tạo nên sức mạnh tổng hợp xã hội hóa các hoạt động giáo dục, làm nên những kết quả đáng tự hào trong gần 50 năm qua. Thành tựu đó đã khẳng định trường là một trong những địa chỉ GD có uy tín!

            3. Những thành tích tiêu biểu:

            Phòng truyền thống nhà trường còn l­ưu giữ được một số t­ư liệu, hình ảnh, hồ sơ khen th­ưởng khá phong phú: 24 Bằng khen, 51 giấy khen ; 87 cờ các giải đồng đội HSG và 18 giấy chứng nhận khen th­ưởng thi đua các cấp từ trung ương đến tỉnh, huyện. Và hàng trăm bức ảnh ghi lại các hoạt động tiêu biểu qua các thời kỳ.

           4. Tầm nhìn những năm sắp tới:

Tiếp tục kế thừa phát huy những giá trị truyền thống của trường. Phấn đấu xây dựng được mô hình giáo dục hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại, làm cho nhà trường trở thành một “ Th­ương hiệu giáo dục ” có uy tín, chất lượng cao, xứng đáng được học sinh tin yêu, lựa chọn để học tập rèn luyện, trưởng thành. Nhà trường làm việc có nền nếp kỷ cư­ơng, khoa học, dân chủ, đoàn kết; môi trường CSVC thân thiện, cán bộ, giáo viên, nhân viên được trao quyền tự chủ, được tự do sáng tạo đổi mới để dạy học tốt và hăng hái phấn đấu. Mỗi học sinh đều có cơ hội học tập tiến bộ, sáng tạo, phát triển tài năng trở thành ng­ười công dân tốt, có ích cho gia đình và xã hội. Xây dựng trường thành một trường xuất sắc của huyện.