..." Cơn khát vẫn hoành hành, cái cảm giác khô nóng rát bỏng tưởng chừng như không thể chịu nổi, mùi nước cống làm tôi ngạt thở. Bụng đói, đêm tối, lạnh và sợ. Nhưng tôi không thể về nhà được nữa, cũng như mẹ và em gái tôi giờ đang nấp đâu đó trong các gia đình hàng xóm, bụi vườn,... bất cứ nơi đâu có thể dung thân. Tôi không nhớ mình đã chạy bao lâu, bao xa để có thể chui vào bụi cây này. Trong hoảng loạn và sợ hãi tôi không thể định vị mình đang đi về đâu. Trong đầu tôi lúc này chỉ toàn là những tiếng bốp chát và chửi rủa trong chính căn nhà của mình

       Bạo hành là gì? Ai cho người ta cái quyền bạo hành phi lý, bất công đến vậy? Có lần tôi đã gào lên mà hỏi bố tôi câu đó. Bố trả lời:" Tao! Tao cho tao cái quyền bạo hành. Bạo hành là đánh cho chúng mày tan xác ra. Đồ mất dạy, không phục ông chu đáo. Ông giết!" Thế ư? Bố là người tự cho mình cái quyền bạo hành ư?

     Nhìn cái thân xác gầy còm, tàn tạ của mẹ tôi mà tôi thấy đau lòng. Tôi không biết cái thời đại chủ, thống lí tàn bạo hành hạ con người cực khổ đến mức nào. Còn bây giờ đầu óc tôi luôn kinh hãi ám ảnh bởi cái cách hành hạ của bố. Không chỉ hành hạ mẹ tôi bằng kiểu " thượng cẳng chân, hạ cẳng tay" mà bố tôi còn bạo hành mẹ cả tinh thần bằng những lời nhục mạ, chửi rủa.

       Giờ trong đầu tôi còn nhớ như in bữa cơm hôm trước:
- Rượu ông đâu?

- Bố à! Hôm nay mẹ không đi chợ, không có rượu đâu bố ạ!

  Thế là một trận đòn bắt đầu, một cuộc chiến tranh gia đình mà mẹ con tôi trở thành nạn nhân, đối thủ không cân sức. Nếu trong đâu pháp, chiến thuật quân sự thì ba đấu một sẽ không phân thắng bại nhanh như gia đình tôi. Bom đạn là những cái bát, cái xoong, cái nồi hay bất cứ thứ gì mà bố tôi vớ được." Tên phát xít" phủ xuống đầu người đàn bà khốn khổ cả chửi, cả đánh, cả đấm. Nhưng " phát xít" chửi mà không biết tiếng bản địa còn đỡ đau. Đằng này, bố tôi là " tên phát xít" nói được cả tiếng bản địa, tiếng của con người để lăng mạ, sỉ nhục mẹ tôi.

     Có lẽ tôi đã khắt khe với bố quá ư? Không, không phải! Bởi chẳng đêm nào anh em tôi được học bài trong yên lặng, bố như cái loa phóng thanh trục trặc kí thuật, không dừng phát đi được, trừ khi mất điện ( bố ngủ). Có lẽ nào mẹ con tôi cứ phải lặng lẽ thế này mãi sao? Màu đen của thế giới u tối đã bao trùm trong mắt tôi bấy lâu nay. Bao tội lỗi mà cha gây ra cho mẹ là những vết thương, là đôi mắt tím bầm...Với chúng tôi là một tuổi thơ đầy ắp những nước mắt, là những vết thương trong tâm hồn.... Tôi ớn lạnh với hai từ " bạo hành". Có lẽ có nhiều kẻ vũ phu bằng nhiều cách khác nhau, không giống với bố tôi, nhưng có lẽ tất cả họ đều tự cho mình cái quyền ấy. Cái quyền được bạo hành cả về thể xác lẫn tinh thần của những người thân yêu, gần gũi với mình, đồng loại của mình..."....

     Tôi đã nhặt được cuốn nhật kí lấm lem bùn đất ấy ở cạnh cái cống, nơi chúng tôi thu gom rác thải. Tôi không phải người thích xâm phạm đời tư của người khác nhưng tôi muốn đọc nó để cùng chia sẻ với các bạm. Cuốn nhật kí dang dở ấy sẽ được viết tiếp ra sao?Người mẹ sẽ ra tòa để giải phòng cho chính mình và những đứa con thơ hay tiếp tục để trang nhật kí chan đầy những nước mắt. Phần tiếp theo của cuốn nhật kí xin để chúng ta viết tiếp.

     Người có trách nhiệm lên án bạo hành sẽ viết: Tôi bất bình và phẫn nộ trước cảnh biết bao người phụ nữ bị đọa đầy trong chính gia đình của mình, những đứa con nhìn cha bằng đôi mắt căm giận, những đứa bé mới một hai tuổi nhìn " bảo mẫu " của chúng với đôi mắt sợ hãi, van nài... Có lẽ, dư luận vẫn chưa hết bức xúc mội khi nhắc đến sự việc bạo hành vừa qua, Vụ việc “mẹ kế” đánh đập; bạo hành đến chết bé N.T.V.A (8 tuổi, ở TP.HCM) hay như là vụ việc bạo hành trẻ em ở H.Thạch Thất, Hà Nội khiến dư luận vô cùng phẫn nộ. Nguyễn Trung Huyên (30 tuổi, ở xã Canh Nậu, H.Thạch Thất) là nghi phạm găm 9 vật cứng vào đầu bé Đ.N.A (3 tuổi, ở xã Canh Nậu, H.Thạch Thất).Đó đây bạo hành vẫn diễn ra, nấp trong nhiều thứ vỏ bọc mà ta chưa thể phát giác được.Nhưng dù sớm hay muộn ,tôi cũng tin rằng những kẻ bất chấp pháp luật, hành hạ con người rồi cũng bị hành hạ một cách thích đáng.

     Gia đình và xã hội là hai nhân tố có quan hệ mật thiêt với nhau. Nạn bạo hành là cấp số cộng của những xấu xa trong hai thành tố đó. Bạn sẽ nói gì trước bạo hành? Đã bao giờ bạn bị bạo hành? Bạn hiểu bạo hành là gì? Trả lời được câu hỏi ấy, bạn sẽ hiểu mình là người dũng cảm lên tiếng về nạn bạo hành trong xã hội hiện nay.

     Chính vấn đề bạo lực gia đình trong xã hội hiện nay là vấn đề mà cả xã hội chúng ta cũng phải quan tâm để bài trừ nó ra khỏi xã hội này. Một xã hội mà có bao lực gia đình là xã hội đen tối, xã hội đó cũng sẽ thiếu tình cảm yêu thương con người, con người như vô định không biết mục đích sống và sống không có tình thương. Mỗi người chúng ta hãy chung tay đẩy lùi vấn đề bạo lực gia đình, để dựng xây đất nước ngày một tốt đẹp hơn.