Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài 15. Đặc điểm sinh sản và kĩ thuật ương cá, tôm giống tiết 2 SVIP
Tải đề xuống bằng file Word
2. KĨ THUẬT ƯƠNG, NUÔI CÁ, TÔM GIỐNG
2.1. Kĩ thuật ương, nuôi cá giống
a. Giai đoạn 1: ương, nuôi từ cá bột lên cá hương
✽ Chuẩn bị ao ương
- Nên chọn ao hình chữ nhật có:
+ Diện tích từ 1 500 đến 2 000 \(m_{}^2\).
+ Sâu khoảng 1,2 - 1,5 m.
+ Đáy ao phẳng.
+ Có lớp bùn từ 10 đến 15 cm.
+ Bờ ao chắc chắn.
- Làm cạn ao, tẩy trùng vôi bột hoặc các loại hoá chất diệt tạp khác, phơi ao tối thiểu 3 ngày.
→ Nhằm diệt trừ địch hại và mầm bệnh.
- Cấp nước vào ao qua túi lọc nhằm hạn chế chất thải và sinh vật địch hại.
- Tiến hành bón phân vi sinh, phân vô cơ và phân xanh để:
+ Bổ sung các chất dinh dưỡng cho sinh vật phù du phát triển, làm thức ăn cho cá.
- Sau khoảng 2 đến 3 ngày, nước trong ao đã ổn định và có màu xanh của tảo (xanh nõn chuối) là có thể thả cá vào ao.
✽ Lựa chọn và thả cá
- Lựa chọn cá:
+ Chọn cá bột từ 2 đến 10 ngày tuổi tính từ khi nở (tuỳ theo loài).
- Mùa vụ thả:
+ Miền Bắc thường có 2 thời điểm chính là cuối tháng 3 đến đầu tháng 4 và tháng 9 hằng năm (để nuôi lưu qua mùa đông).
+ Miền Nam có thể thả nuôi quanh năm nhưng thường tập trung nhiều vào mùa mưa.
- Thả cá:
+ Thả với mật độ từ 250 đến 350 con/\(m_{}^2\).
+ Thả túi đựng cá bột xuống ao để cân bằng nhiệt độ trước khi mở và cho cá từ từ bơi ra khỏi túi.
+ Nên thả cá vào sáng sớm hoặc chiều mát.
✽ Chăm sóc, quản lí
- Trong 2 tuần đầu có thể cho ăn các loại thức ăn dạng bột mịn như:
+ Lòng đỏ trứng gà.
+ Sữa đậu nành.
+ Bột ngô,...
→ Với lượng thức ăn từ 100 đến 200 g cho 10 000 cá/ngày và cho ăn làm 2 lần (sáng và chiều).
- Từ tuần thứ 3 trở đi cá đã bắt đầu ăn thức ăn đặc trưng của loài nên:
+ Cần quan sát để điều chỉnh thức ăn và bổ sung phân bón.
- Nếu cho cá ăn thức ăn công nghiệp thì:
+ Cho ăn với lượng từ 10 đến 15% tổng khối lượng thân cá (cân cẩn mẫu cá để ước lượng tổng khối lượng cá).
- Thường xuyên kiểm tra, ngăn ngừa, loại bỏ các sinh vật hại cá và phòng trừ dịch bệnh.
✽ Thu hoạch
- Sau khi ương từ 25 đến 30 ngày, cá đạt đến giai đoạn cá hương, tiến hành thu hoạch hoặc san thưa để ương tiếp lên cá giống.
- Dừng cho cá ăn ít nhất một ngày trước khi kéo lưới đánh bắt.
- Cá cần phải được luyện, ép để;
+ Loại bỏ chất thải trong ống tiêu hoá.
+ Quen với điều kiện thiếu dưỡng khí trước khi vận chuyển, tránh hiện tượng chết hàng loạt.
b. Giai đoạn 2: ương, nuôi từ cá hương lên cá giống
✽ Chuẩn bị ao
- Các bước chuẩn bị ao ương tương tự như chuẩn bị ao ương cá bột.
✽ Lựa chọn và thả cá
- Lựa chọn cá: cá có chiều dài cơ thể từ 0,16 đến 7 cm (tuỳ theo từng loài).
- Mùa vụ thả:
+ Sau khi kết thúc giai đoạn ương cá bột lên cá hương tiến hành ương cá hương lên cá giống.
+ Ở miền Bắc, ương cá hương thường bắt đầu từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5 hoặc cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 (ương giống qua mùa đông).
- Thả cá:
+ Mật độ thả tuỳ theo loài cá, tuổi cá và khả năng quản lí của người nuôi.
+ Ví dụ: các loài như mè vinh, he vàng, sặc rằn có thể thả với mật độ từ 100 đến 120 con/\(m_{}^2\).
+ Đối với các loài chép, trắm cỏ, trôi, mè trắng, tai tượng, trê vàng và trê lai, mật độ thả từ 40 đến 50 con/\(m_{}^2\).
✽ Chăm sóc, quản lí
- Cho cá ăn thức ăn có hàm lượng protein từ 28 đến 35% đối với cá chép, rô phi, rô đồng và 35 đến 40% đối với cá trắm đen, cá lóc, cá trê.
- Hai tuần đầu tiên cho cá ăn với lượng thức ăn là 3 kg/10 000 cá/ngày.
- Những tuần tiếp theo cho cá ăn với lượng thức ăn là 5 kg/10 000 cá/ngày.
- Đối với các loài như mè vinh, trắm cỏ, thì cần phải cho ăn thêm các loại bèo tấm, cỏ xanh,...
- Người nuôi cần thường xuyên quan sát để cân chỉnh lượng thức ăn phù hợp.
✽ Thu hoạch
- Thường sau 2 đến 3 tháng nuôi là:
+ Cá hương có thể đạt kích cỡ của cá giống và có thể chuyển sang giai đoạn nuôi thương phẩm.
- Lưu ý: cá cần phải được luyện, ép trước khi đánh bắt, vận chuyển.
2.2. Kĩ thuật ương, nuôi tôm biển
a. Chuẩn bị bể
- Bể ương ấu trùng tôm cần phải đặt nổi trong nhà để giảm thiểu tác động của môi trường.
- Bể ương tôm giống thường có dung tích từ 9 đến 12 \(m_{}^3\) và độ cao không quá 1,2 m.
- Có thể kết nối bể với hệ thống lọc tuần hoàn để đảm bảo chất lượng nước luôn ở ngưỡng tối ưu.
- Bể ương ấu trùng và toàn bộ vật dụng phải được sát trùng.
- Nước sau khi được lọc và xử lí bằng hoá chất cần được sục khí để:
+ Loại bỏ các chất độc trước khi cấp vào bể ương rồi cấp tảo tươi vào bể.
- Nước cần đảm bảo được các thông số như:
+ Độ mặn từ 28 đến 32%.
+ Nhiệt độ từ 27 đến 30°C.
+ pH từ 7,5 đến 8,5.
+ DO > 4 mg/L.
+ \(NH_3^{}\) < 0,1 mg/L.
+ \(NO_2^{}\) < 0,02 mg/L.
b. Chọn và thả giống
- Lựa chọn ấu trùng tôm hoạt động nhanh nhẹn và đồng đều, không dị hình và không có dấu hiệu của bệnh.
- Trước khi thả tôm vào bể ương cần phải tiến hành tắm sát trùng cho tôm bằng iodine.
- Có thể tiến hành thả với mật độ từ 350 đến 400 ấu trùng/L nước.
c. Chăm sóc, quản lí
- Tôm có thể được cho ăn bằng các loại thức ăn khác nhau tùy theo nhu cầu của từng giai đoạn phát triển.
- Tôm rất phàm ăn nên có thể cho chúng ăn 8 đến 10 bữa trong một ngày và cho ăn đến no để:
+ Tránh hiện tượng tấn công đồng loại khiến tỉ lệ hao hụt cao.
- Thường xuyên quan sát hoạt động của tôm và tình trạng thức ăn trong ống tiêu hoá để điều chỉnh lượng thức ăn.
- Trong quá trình ương, cần thường xuyên kiểm tra chất lượng nước, siphon đáy để:
+ Hút loại bỏ cặn bã, thức ăn thừa, vỏ và xác chết ấu trùng tích tụ ở đáy bể ra ngoài.
- Có thể siphon thay nước 10 đến 50% lượng nước trong bể tuỳ theo chất lượng nước.
- Ngoài ra, có thể bổ sung men vi sinh hoặc áp dụng ương tôm theo công nghệ biofloc.
d. Thu hoạch
- Khi tôm chuyển sang giai đoạn hậu ấu trùng PL12 (đối với tôm thẻ chân trắng) và PL15 (đối với tôm sú) là:
+ Có thể thu tôm để bán giống hoặc chuyển sang hệ thống nuôi thương phẩm.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây