Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn SVIP
Bài 21 (trang 111 SGK Toán 9 Tập 1)
Cho tam giác ABC có AB=3, AC=4, BC=5. Vẽ đường tròn (B;BA). Chứng minh rằng AC là tiếp tuyến của đường tròn.
Hướng dẫn giải:
Tam giác ABC có:
AB2+AC2=32+42=52
Mặt khác: BC2=52
Vậy AB2+AC2=BC2.
Do đó BAC=90∘ (định lí Py-ta-go đảo).
CA vuông góc với bán kính BA tại A nên CA là tiếp tuyến của đường tròn (B).
Bài 22 (trang 111 SGK Toán 9 Tập 1)
Cho đường thẳng d, điểm A nằm trên đường thẳng d, điểm B nằm ngoài đường thẳng d. Hãy dựng đường tròn (O) đi qua điểm B và tiếp xúc với đường thẳng d tại A.
Hướng dẫn giải:
Tâm O là giao điểm của đường vuông góc với d tại A và đường trung trực của AB. Dựng đường tròn (O;OA).
Bài 23 (trang 111 SGK Toán 9 Tập 1)
Đố. Dây cua-roa trên hình 76 có những phần là tiếp tuyến của các đường tròn tâm A, B, C. Chiều quay của đường tròn tâm B ngược chiều quay của kim đồng hồ. Tìm chiều quay của đường tròn tâm A và đường tròn tâm C (cùng chiều quay hay ngược chiều quay của kim đồng hồ).
Hướng dẫn giải:
Chiều quay của đường tròn tâm A và đường tròn tâm C cùng chiều với chiều quay kim đồng hồ.
Bài 24 (trang 111-112 SGK Toán 9 Tập 1)
Cho đường tròn (O), dây AB khác đường kính. Qua O kẻ đường vuông góc với AB, cắt tiếp tuyến tại A của đường tròn ở điểm C.
Hướng dẫn giải:
a) Gọi H là giao điểm của OC và AB.
Tam giác AOB cân tại O,OH là đường cao nên
O1=O2
ΔOBC=ΔOAC(c.g.c) nên OBC=OAC=90∘
Do đó CB là tiếp tuyến của đường tròn (O).
b) AH=2AB=12(cm).
Xét tam giác vuông OAH, ta tính được OH=9cm.
Tam giác OAC vuông tại A, đường cao AH nên OA2=OH.OC.
Từ đó tính được OC=25cm.
Bài 25 (trang 111 SGK Toán 9 Tập 1)
Cho đường tròn tâm O có bán kính OA=R, dây BC vuông góc với OA tại trung điểm M của OA.
a) Tứ giác OCAB là hình gì? Vì sao?
b) Kẻ tiếp tuyến với đường tròn tại B, nó cắt đường thẳng OA tại E. Tính độ dài BE theo R.
Hướng dẫn giải:
a) Bán kính OA vuông góc với dây BC nên
MB=MC
Tứ giác OCAB là hình bình hành (vì MO=MA, MB=MC), lại có OA⊥BC nên tứ giác đó là hình thoi.
b) Ta có OA=OB=R,OB=BA (theo câu a)),
suy ra tam giác AOB là tam giác đều nên
AOB=60∘. Trong tam giác OBE vuông tại B, ta có
BE=OB⋅tan 60∘=R 3