Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Đề tham khảo của huyện Hoài Đức SVIP
Đọc văn bản:
CÂY TRONG VƯỜN THÁNG BA
Lê Thành Nghị1
Mùa đi trên lá
Trái xanh hát tuổi dậy thì
Một ngày gió
Xôn xao vòm lá trái cây chua
Không còn trẻ mà lá thì quá mướt
Chùm nắng non tưởng trái chín đầu cành
Chiều mượn gió làm sào rung nắng xuống
Trong lòng tay một vệt nắng non
Không có nhiều như thế - những chiều xanh
Nắng và gió, cây và người quên tuổi
Người bắt chước lá non khi gió thổi
Cây run như trước cuộc hẹn hò
Năm tháng âm thầm, năm tháng đi qua
Điều ao ước. Dù lâu. Rồi sẽ đến
Tháng giêng bận bịu hoa, tháng ba cành trĩu xuống
Tháng tư thơm từ trái chín trên cao
(Lê Thành Nghị, Khoảng giữa những giọt sương, Nhà xuất bản Văn học 2016)
(1) Lê Thành Nghị (sinh năm 1946) là nhà thơ, nhà phê bình văn học Việt Nam, được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2012. Ông đã ba lần được nhận giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam.
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định thể thơ của văn bản trên.
Câu 2 (1,0 điểm). Nêu cảm hứng chủ đạo của văn bản “Cây trong vườn tháng ba” (Lê Thành Nghị).
Câu 3 (1,0 điểm). Chỉ ra và phân tích tác dụng của việc sử dụng từ láy trong bốn dòng thơ đầu của văn bản "Cây trong vườn tháng ba" (Lê Thành Nghị).
Câu 4 (0,5 điểm). Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu thơ “Chiều mượn gió làm sào rung nắng xuống”?
Câu 5 (1,0 điểm). Với Lê Thành Nghị “Điều ao ước. Dù lâu. Rồi sẽ đến”. Để điều ao ước của bản thân “rồi sẽ đến” em sẽ làm những gì?
Hướng dẫn giải:
Câu 1 (0,5 điểm). Thể thơ: Tự do.
Câu 2 (1,0 điểm). Cảm hứng chủ đạo của văn bản “Cây trong vườn tháng ba”: Tình yêu đối với thiên nhiên tháng ba và những suy ngẫm triết lý về sự trôi chảy của thời gian, của cuộc đời.
Câu 3 (1,0 điểm).
-Từ láy: Xôn xao
- Tác dụng:
+ Gợi hình, gợi âm thanh, giúp hình dung rõ hơn về khung cảnh thiên nhiên sinh động, đầy sức sống của vườn cây tháng ba,...
+ Thể hiện sự rung động của cảm xúc con người trước vẻ đẹp của thiên nhiên,...
Câu 4 (0,5 điểm).
Câu thơ cho thấy sự tinh tế trong cảm nhận của nhà thơ về khoảnh khắc giao mùa. Gió được nhân hóa như một chiếc sào vô hình, lay động những tia nắng chiều, khiến chúng rơi xuống như những trái chín vàng ươm,…
Câu 5 (1,0 điểm).
Học sinh nêu được một số ý:
- Lập kế hoạch cụ thể và chi tiết để đạt được mục tiêu đó.
- Kiên trì, nỗ lực và không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, kỹ năng.
- Luôn giữ vững niềm tin và tinh thần lạc quan, không nản lòng trước khó khăn, thử thách.
- Luôn luôn cố gắng hành động. Vì có hành động thì mới có kết quả.
- …
Câu 1 (2 điểm). Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích những đặc sắc về nghệ thuật của văn bản “ Cây trong vườn tháng ba” được dẫn ở phần Đọc hiểu.
Câu 2 (4 điểm). “Năm tháng âm thầm, năm tháng đi qua”. Thời gian trôi, lặng lẽ, không ngừng nghỉ. Những khoảng lặng là một phần không thể thiếu trong cuộc đời mỗi chúng ta. Vì thế, mỗi người cần những khoảng lặng bình yên để cảm nhận ý nghĩa của cuộc sống hay chỉ cần sống là để hưởng thụ?
Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) bày tỏ ý kiến của em về vấn đề trên.
Hướng dẫn giải:
Câu 1 (2 điểm).
a, Đảm bảo cấu trúc đoạn văn phân tích một đoạn thơ: Mở đoạn giới thiệu tác giả, bài thơ và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ; thân đoạn làm rõ được nội dung chủ đề và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ; kết đoạn khái quát, tổng hợp lại.
b, Xác định đúng yêu cầu phân tích: Phân tích đặc sắc nghệ thuật và hiệu quả thẩm mĩ của một số yếu tố nghệ thuật trong đoạn thơ.
c, Phân tích làm rõ được:
- Vấn đề nghị luận: Một số đặc sắc trong hình thức nghệ thuật của bài thơ.
- Hình thức nghệ thuật của một bài thơ:
+ Thể thơ : Tự do
+ Nhịp điệu, vần linh hoạt, biến đổi phù hợp với sự thay đổi của cảm xúc và nhịp điệu của cuộc sống:
+ Cả bài thơ không có dấu chấm câu…
+ Ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu giá trị biểu cảm.
+ Biện pháp tu từ: Tác giả đã sử dụng nhiều biện pháp tu từ như nhân hóa (trái xanh hát tuổi dậy thì, “chiều mượn gió làm sào rung nắng xuống”, cây run,…; ẩn dụ “Chiều mượn gió làm sào rung nắng xuống" gợi lên một khoảnh khắc giao mùa đẹp đẽ, tinh tế; đối lập: "Không còn trẻ mà lá thì quá mướt" thể hiện sự đối lập giữa tuổi tác của con người và sự tươi trẻ của thiên nhiên; Điệp từ: "Năm tháng" nhấn mạnh sự trôi chảy của thời gian,...
+ Không gian và thời gian nghệ thuật:...
=> Các yếu tố nghệ thuật đặc sắc đã góp phần bộc lộ tâm trạng, mạch cảm xúc, tư tưởng, chủ đề,... của bài thơ.
d, Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả ngữ pháp tiếng Việt.
e, Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về nghệ thuật của bài thơ, có cách diễn đạt sáng tạo, mới mẻ.
Câu 2 (4 điểm).
a, Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận xã hội: Mở bài nêu được vấn đề; thân bài triển khai được vấn đề; kết bài khái quát được vấn đề.
b, Xác định đúng yêu cầu phân tích
c, Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm:
HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác, lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và bằng chứng đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm cá nhân về vấn đề.
*Triển khai vấn đề nghị luận.
- Giải thích vấn đề nghị luận.
- Thể hiện quan điểm của người viết, có thể lựa chọn một trong 2 cách hoặc kết hợp cả 2.
+ Con người cần những khoảng lặng bình yên để cảm nhận ý nghĩa cuộc sống:
++ Lợi ích:
++ Tác hại:
(Dẫn chứng)
+ Sống để hưởng thụ:
++ Lợi ích
++ Tác hại
(Dẫn chứng)
- Phản biện
- Quan điểm cá nhân của người viết và rút ra bài học nhận thức.
d, Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả ngữ pháp tiếng Việt.
e, Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về nghệ thuật của bài thơ, có cách diễn đạt sáng tạo, mới mẻ.