Bài học cùng chủ đề
- Định lí côsin và định lí sin
- Định lý côsin
- Định lí sin
- Một số công thức tính diện tích tam giác
- Định lí côsin, định lí sin và ứng dụng
- Tính bán kính đường tròn ngoại tiếp và nội tiếp trong tam giác qua diện tích
- Diện tích tam giác
- Bài tập tự luận (nâng cao)
- Phiếu bài tập: Định lí sin - côsin
- Phiếu bài tập: Diện tích tam giác
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Định lí côsin và định lí sin SVIP
1. ĐỊNH LÍ CÔSIN TRONG TAM GIÁC
Định lí côsin
Trong tam giác \(ABC\) với \(BC=a,CA=b,AB=c.\) Khi đó:
\(a^{^{ }2}=b^2+c^2-2bc\cos A,\)
\(b^{^{ }2}=c^2+a^2-2ca\cos B,\)
\(c^{^{ }2}=a^2+b^2-2ab\cos C\).
Hệ quả:
\(\cos A=\dfrac{b^2+c^2-a^2}{2bc}\);
\(\cos B=\dfrac{c^2+a^2-b^2}{2ca}\);
\(\cos C=\dfrac{a^2+b^2-c^2}{2ab}\).
Ví dụ. Cho tam giác \(ABC\) có các cạnh \(AC=10\) cm, \(BC=16\) cm và góc \(C\) bằng \(110^\circ\). Tính cạnh \(AB\) và góc \(A\) của tam giác đó.
Giải
Theo định lí côsin ta có:
\(AB^2=CA^2+CB^2-2CA.CB.\cos\widehat{C}\)
\(AB^2=16^2+10^2-2.16.10\)\(\cos110^\circ\)
\(AB^2\approx465,44\)
suy ra \(AB\approx\sqrt{465,44}\approx21,6\) (cm).
Theo hệ quả định lí côsin, ta có:
\(\cos A=\dfrac{AB^2+AC^2-BC^2}{2.AB.AC}\)
\(\cos A\approx\dfrac{10^2+\left(21,6\right)^2-16^2}{2.10.21,6}\approx0,72\)
suy ra \(A\approx\) \(43^\circ56'\).
2. ĐỊNH LÍ SIN TRONG TAM GIÁC
Định lí sin
Trong tam giác \(ABC\) có \(BC=a,CA=b,AB=c\) và bán kính đường tròn ngoại tiếp bằng \(R\). Khi đó:
\(\dfrac{a}{\sin A}=\dfrac{b}{\sin B}=\dfrac{c}{\sin C}=2R\).
Hệ quả
\(a=2R\sin A;\) \(b=2R\sin B;\) \(c=2R\sin C;\)
\(\sin A=\dfrac{a}{2R};\) \(\sin B=\dfrac{b}{2R};\) \(\sin C=\dfrac{c}{2R}.\)
Ví dụ. Cho tam giác \(ABC\) có \(AB=6\) cm, \(\widehat{B}=30^\circ,\widehat{C}=45^\circ\), tính độ dài cạnh \(AC\) và bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác \(ABC.\)
Giải
Áp dụng định lí sin trong tam giác \(ABC\) ta có:
\(\dfrac{AC}{\sin B}=\dfrac{AB}{\sin C}\Rightarrow AC=\dfrac{AB.\sin B}{\sin C}=\dfrac{6.\sin30^\circ}{\sin45^\circ}\approx4,24\) cm.
Ta lại có
\(\dfrac{AB}{\sin C}=2R\Rightarrow R=\dfrac{AB}{2.\sin C}=\dfrac{6}{2.\sin45^\circ}\approx4,24\) cm.
3. CÁC CÔNG THỨC TÍNH DIỆN TÍCH TAM GIÁC
Trong tam giác \(ABC\), ta kí hiệu:
- \(A,B,C\) là các góc của tam giác tại các đỉnh tương ứng.
- \(a,b,c\) tương ứng là độ dài của các cạnh đối diện với đỉnh \(A,B,C\).
- \(h_a,h_b,h_c\) là độ dài các đường cao lần lượt tương ứng với các cạnh \(BC,CA,AB.\)
- \(p\) là nửa chu vi.
- \(S\) là diện tích.
- \(R,r\) tương ứng là bán kính đường tròn ngoại tiếp, nội tiếp tam giác.
\(1\)) \(S=\dfrac{1}{2}ah_a=\dfrac{1}{2}bh_b=\dfrac{1}{2}ch_c;\)
\(2\)) \(S=\dfrac{1}{2}bc\sin A=\dfrac{1}{2}ca\sin B=\dfrac{1}{2}ab\sin C;\)
\(3\)) \(S=\dfrac{abc}{4R};\)
\(4\)) \(S=pr;\)
\(5\)) \(S=\sqrt{p\left(p-a\right)\left(p-b\right)\left(p-c\right)}\) (công thức Heron)
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây