Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Giáo dục khai phóng ở Việt Nam nhìn từ Đông Kinh Nghĩa Thục (Phần 1) SVIP
Giáo dục khai phóng ở Việt Nam nhìn từ Đông Kinh Nghĩa Thục
Nguyễn Nam
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
Nguyễn Nam sinh năm 1961, quê ở tỉnh Hà Tây (nay thuộc thành phố Hà Nội), là người nghiên cứu chuyên sâu về các lĩnh vực lịch sử tư tưởng, văn chương và điện ảnh Đông Á.
2. Tác phẩm
- Thể loại: Văn bản mang tính chất khảo cứu lịch sử.
- Xuất xứ: Bài đăng trên báo Vietnamnet ngày 09/11/2022.
- Phương thức biểu đạt:
Câu hỏi:
@204353424240@
=> Tác dụng của việc kết hợp các phương thức biểu đạt:
+ Cung cấp thông tin khách quan, thuyết phục.
+ Thể hiện quan điểm của người viết về vấn đề được đề cập.
+ Tạo nên tính chặt chẽ, mạch lạc của văn bản.
- Nhan đề:
+ Giáo dục khai phóng:
Câu hỏi:
@204335506415@
+ Đông Kinh Nghĩa Thục: Là sự tích hợp những thành tựu cải cách giáo dục Đông - Tây vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
=> Nhan đề bài viết có liên quan chặt chẽ đến nội dung văn bản, cung cấp những thông tin về giáo dục khai phóng và phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục.
II. Khám phá văn bản
1. Các thông tin cơ bản của văn bản
a. Bối cảnh lịch sử
- Đông Kinh Nghĩa Thục là phong trào ra đời dưới sự tác động của những biến động chính trị, kinh tế, xã hội và quân sự lớn ở khu vực Đông Á cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX:
+ Sự truyền bá tư tưởng chính trị, triết học phương Tây tới Đông Á qua hình thức "tân thư".
+ Những thành tựu của Nhật Bản về quân sự và chính trị, kinh tế, giáo dục, xã hội.
+ Việc nhận thức được sức mạnh của giáo dục và ảnh hưởng của mô hình giáo dục Nhật Bản.
b. Điểm nhấn then chốt trong lịch sử giáo dục Việt Nam
- Thời gian tồn tại của phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục
Câu hỏi:
@204353675840@
=> Tác giả đưa ra nhận định: Đông Kinh Nghĩa Thục là một trong những cải cách quan trọng nhất trong lịch sử giáo dục Việt Nam.
- Điểm nhấn của phong trào:
+ Được tiến hành không phải từ trên xuống, mà từ dưới lên, bắt nguồn trong dân chúng, do nhân sĩ đề xướng, theo định hướng độc lập dân tộc, khát vọng yêu nước, mong cầu tiến bộ về tri thức, tư duy và dân chủ.
+ Nội dung giáo dục tiến bộ về khoa học phổ thông của nhà trường.
+ Nối kết giữa việc đào tạo con người có tư duy khoa học, cởi mở - phản biện, nặng lòng ái quốc, có ý thức học hỏi từ năm châu, bốn bể nhưng luôn hướng đến độc lập quốc gia với những cuộc khởi nghĩa vũ trang vẫn đang tồn tại, luôn chờ dịp bùng phát trong cả nước.
c. Giáo dục khai phóng của Đông Kinh Nghĩa Thục
- Ngoài ra, tác giả cung cấp thông tin về đặc điểm giáo dục khai phóng của phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục dựa trên bằng chứng về những điều Giám học Nguyễn Quyền nhớ được.
- Mục đích - tôn chỉ giáo hóa của Đông Kinh Nghĩa Thục:
+ Giảng dạy bằng ba thứ chữ Pháp, Hàn, Việt.
+ Trường chia làm ba cấp: Tiểu, Trung và Đại học. Chữ Pháp và chữ Hán được giảng dạy các bậc Trung và Đại học. Trường thu nhận cả nam sinh và nữ sinh ở bậc Tiểu học, có cả giáo viên nữ giảng dạy. Tất cả các lớp đều chỉ cốt "học để làm người dân, chớ không học lối từ chương khoa cử".
+ Nhà trường dạy miễn phí, cấp cả sách vở, giấy bút.
+ Trường dạy "những khoa học thường thức, công nghệ thường thức cho người ta lấy đó mà mưu sanh, tự tồn".
+ Mỗi tuần được tổ chức diễn thuyết công khai một lần về các vấn đề giáo dục, khoa học.
+ Tổ chức với mục đích thực nghiệm để sẵn sàng mở rộng ra khắp cả ba kì.
- Đặc điểm:
+ Cương lĩnh giáo dục: Tác phẩm khuyết danh Văn minh tân học sách (1904).
+ Khuyến khích tinh thần sáng tạo khoa học của người học, khuyến cáo xã hội nên học theo mẫu hình châu Âu.
+ Đề cao tinh thần tự do học thuật dựa trên thực học.
Câu hỏi:
@204353977649@
=> Văn bản có tính mạch lạc, các nội dung đều cùng tập trung hướng về một chủ đề. Các mục được sắp xếp hợp lý nhằm dẫn dắt và lí giải về tinh thần của giáo dục khai phóng trong phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục.
Câu hỏi:
@204353582599@
2. Cách trình bày thông tin
Câu hỏi:
@204354048713@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây