- Tốc độ phản ứng đặc trưng cho sự nhanh chậm của một phản ứng hoá học.
- Tốc độ trung bình của phản ứng được tính bằng lượng chất trong một đơn vị thời gian.
- Phản ứng tổng quát:
aA + bB → cC + dD
Gọi ΔA, ΔB, ΔC, ΔD lần lượt là biến thiên lượng chất các chất A, B, C, D trong khoảng thời gian Δt. Tốc độ phản ứng trung bình được tính theo công thức:
vtb =−a1.ΔtΔCA= −b1.ΔtΔCB= −c1.ΔtΔCC=−d1.ΔtΔCD
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng bao gồm:
+ Nồng độ: khi nồng độ chất tan trong dung dịch tăng, tốc độ phản ứng tăng.
+ Áp suất (xét với phản ứng có sự tham gia của chất khí): khi áp suất tăng, tốc độ phản ứng tăng lên.
+ Diện tích bề mặt tiếp xúc (xét với phản ứng có chất tham gia là chất rắn): khi diện tích bề mặt tiếp xúc tăng, tốc độ phản ứng tăng lên.
+ Nhiệt độ: khi nhiệt độ tăng, tốc độ phản ứng tăng lên.
+ Chất xúc tác: là chất làm tăng tốc độ phản ứng nhưng không bị biến đổi về lượng và bản chất hoá học sau phản ứng.
- Biểu thức tính hệ số nhiệt độ Van’t Hoff:
vTvT+10 = γ
Trong đó: vT là tốc độ phản ứng tại nhiệt độ T
vT+10 là tốc độ phản ứng tại nhiệt độ T + 10
γ là hệ số nhiệt độ Van’t Hoff
- Ý nghĩa của hệ số nhiệt độ Van’t Hoff: Giá trị γ càng lớn thì ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng càng mạnh.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây
Học liệu này đang bị hạn chế, chỉ dành cho tài khoản VIP cá nhân, vui lòng nhấn vào đây để nâng cấp tài khoản.