Bài học cùng chủ đề
- Phương trình đường tròn. Phương trình tiếp tuyến của đường tròn
- Phương trình đường tròn
- Phương trình đường tròn đi qua ba điểm
- Phương trình đường tròn đi qua ba điểm, phương trình tiếp tuyến của đường tròn
- Phương trình đường tròn
- Tìm tâm và bán kính dựa vào phương trình đường tròn
- Lập phương trình đường tròn (Phần 1)
- Lập phương trình đường tròn (Phần 2)
- Phương trình tiếp tuyến của đường tròn
- Phiếu bài tập: Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Phương trình đường tròn. Phương trình tiếp tuyến của đường tròn SVIP
Tải đề xuống bằng file Word
1. PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG TRÒN
Phương trình của đường tròn \(\left(C\right)\) có tâm \(I\left(a;b\right)\), bán kính \(R\) là
\(\left(x-a\right)^2+\left(y-b\right)^2=R^2\).
Với các hằng số \(a,b,c\) thỏa mãn \(a^2+b^2-c>0\), phương trình
\(x^2+y^2-2ax-2by+c=0\)
là phương trình của một đường tròn có tâm \(I\left(a;b\right)\) và có bán kính \(R=\sqrt{a^2+b^2-c}\).
Ví dụ 1: Tìm tâm và bán kính của đường tròn trong mỗi trường hợp sau:
a) Đường tròn có phương trình \(\left(x+2\right)^2+\left(y-3\right)^2=25\);
b) Đường tròn có phương trình \(x^2+4x+y^2-6y-12=0\).
Giải
a) Ta có \(\left(x+2\right)^2+\left(y-3\right)^2=25\Leftrightarrow\left[x-\left(-2\right)\right]^2+\left(y-3\right)^2=5^2\).
Suy ra đường tròn có tâm \(I\left(-2;3\right)\) và bán kính \(R=5\).
b) Ta có \(x^2+4x+y^2-6y-12=0\Leftrightarrow x^2+y^2-2.\left(-2\right)x-2.3y-12=0\) và \(\left(-2\right)^2+3^2+12=25>0\)
suy ra đường tròn có tâm \(I\left(-2;3\right)\) và bán kính \(R=\sqrt{25}=5\).
Ví dụ 2: Viết phương trình đường tròn trong mỗi trường hợp sau:
a) Có tâm \(I\left(-2;3\right)\) và đi qua \(A\left(2;0\right)\);
b) Có tâm \(I\left(1;-2\right)\) và tiếp xúc với đường thẳng \(\Delta:3x-4y+14=0\).
Giải
a) Vì đường tròn có tâm \(I\) và đi qua \(A\) nên có bán kính là
\(R=IA=\left|\overrightarrow{IA}\right|=\sqrt{\left(2+2\right)^2+\left(0-3\right)^2}=5\).
Vậy phương trình đường tròn là
\(\left[x-\left(-2\right)\right]^2+\left(y-3\right)^2=5^2\Leftrightarrow\left(x+2\right)^2+\left(y-3\right)^2=25\).
b) Vì đường tròn có tâm \(I\) và tiếp xúc với đường thẳng \(\Delta\) nên bán kính \(R\) của đường tròn bằng khoảng cách từ điểm \(I\) đến đường thẳng \(\Delta\).
\(R=d\left(I,\Delta\right)=\dfrac{\left|3.1-4\left(-2\right)+14\right|}{\sqrt{3^2+4^2}}=5\).
Vậy phương trình đường tròn là
\(\left(x-1\right)^2+\left[y-\left(-2\right)\right]^2=5^2\Leftrightarrow\left(x-1\right)^2+\left(y+2\right)^2=25\).
Ví dụ 3: Viết phương trình đường tròn \(\left(C\right)\) đi qua ba điểm \(A\left(2;6\right)\), \(B\left(-6;2\right)\), \(C\left(-1;-3\right)\).
Giải
Cách 1:
Phương trình đường tròn \(\left(C\right)\) có dạng \(x^2+y^2-2ax-2by+c=0\).
Vì \(A\left(2;6\right)\in\left(C\right)\) nên ta có \(2^2+6^2-2a.2-2b.6+c=0\Leftrightarrow4a+12b-c=0\) (1).
Tương tự, thay tọa độ các điểm \(B\), \(C\) vào phương trình \(\left(C\right)\) ta được hai phương trình
\(12a-4b+c=-40\). (2)
\(2a+6b+c=-10\). (3)
Cộng theo từng vế phương trình (1) với phương trình (2), phương trình (1) với phương trình (3), ta được hệ phương trình
\(\left\{{}\begin{matrix}16a+8b=0\\6a+18b=30\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=-1\\b=2.\end{matrix}\right.\)
Suy ra \(c=4a+12b-40=-20\).
Vậy phương trình đường tròn \(\left(C\right)\) là \(x^2+y^2+2x-4y-20=0\).
Cách 2:
Giả sử tâm của đường tròn là điểm \(I\left(a;b\right)\). Ta có \(IA=IB=IC\Leftrightarrow IA^2=IB^2=IC^2\).
Vì \(IA^2=IB^2\), \(IB^2=IC^2\)nên
\(\left\{{}\begin{matrix}\left(2-a\right)^2+\left(6-b\right)^2=\left(-6-a\right)^2+\left(2-b\right)^2\\\left(-6-a\right)^2+\left(2-b\right)^2=\left(-1-a\right)^2+\left(-3-b\right)^2\end{matrix}\right.\)
\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}a^2-4a+4+b^2-12b+36=a^2+12a+36+b^2-4b+4\\a^2+12a+36+b^2-4b+4=a^2+2a+1+b^2+6b+9\end{matrix}\right.\)
\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}-16a-8b=0\\10a-10b=-30\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=-1\\b=2.\end{matrix}\right.\)
Bán kính đường tròn \(\left(C\right)\) là
\(R=IA=\sqrt{\left[2-\left(-1\right)\right]^2+\left(6-2\right)^2}=5\).
Phương trình đường tròn \(\left(C\right)\) là
\(\left[x-\left(-1\right)\right]^2+\left(y-2\right)^2=5^2\Leftrightarrow\left(x+1\right)^2+\left(y-2\right)^2=25\).
Cách 3:
Các đoạn thẳng \(AB\), \(AC\) tương ứng có các trung điểm là \(M\left(-2;4\right)\), \(N\left(\dfrac{1}{2};\dfrac{3}{2}\right)\).
Đường trung trực \(\Delta_1\) của đoạn thẳng \(AB\) đi qua \(M\left(-2;4\right)\) và có vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow{AB}=\left(-8;-4\right)\).
Vì \(\overrightarrow{AB}\left(-8;-4\right)\) cùng phương với \(\overrightarrow{n_1}\left(2;1\right)\) nên \(\Delta_1\) cũng nhận \(\overrightarrow{n_1}\left(2;1\right)\) là vectơ pháp tuyến.
Do đó, phương trình của đường thẳng \(\Delta_1\) là
\(2\left(x+2\right)+1\left(y-4\right)=0\) hay \(2x+y=0\).
Đường trung trực \(\Delta_2\) của đoạn thẳng \(AC\) đi qua \(N\left(\dfrac{1}{2};\dfrac{3}{2}\right)\) và có vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow{AC}=\left(-3;-9\right)\).
Vì \(\overrightarrow{AC}\left(-3;-9\right)\) cùng phương với \(\overrightarrow{n_2}\left(1;3\right)\) nên \(\Delta_2\) cũng nhận \(\overrightarrow{n_2}\left(1;3\right)\) là vectơ pháp tuyến.
Do đó, phương trình của đường thẳng \(\Delta_2\) là
\(1\left(x-\dfrac{1}{2}\right)+3\left(y-\dfrac{3}{2}\right)=0\Leftrightarrow x+3y-5=0\).
Tâm \(I\) của đường tròn \(\left(C\right)\) là giao điểm của hai đường thẳng \(\Delta_1\) và \(\Delta_2\).
Vậy tọa độ của \(I\) là nghiệm của hệ phương trình
\(\left\{{}\begin{matrix}2x+y=0\\x+3y-5=0\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=-1\\y=2.\end{matrix}\right.\)
Suy ra \(I\left(-1;2\right)\). Đường tròn \(\left(C\right)\) có bán kính là \(IA\).
\(IA=\left|\overrightarrow{IA}\right|=\sqrt{\left(-1-2\right)^2+\left(2-6\right)^2}=5\).
Vậy phương trình của \(\left(C\right)\) là \(\left(x+1\right)^2+\left(y-2\right)^2=25\).
2. PHƯƠNG TRÌNH TIẾP TUYẾN CỦA ĐƯỜNG TRÒN
Cho đường tròn \(\left(C\right)\) có tâm \(I\left(a;b\right)\), bán kính \(R\).
Phương trình tiếp tuyến \(\Delta\) của \(\left(C\right)\) tại \(M_0\left(x_0;y_0\right)\) là
\(\left(a-x_0\right).\left(x-x_0\right)+\left(b-y_0\right).\left(y-y_0\right)=0\).
Ví dụ: Viết phương trình tiếp tuyến của đường tròn \(\left(C\right):x^2+y^2+2x-4y-20=0\).
Giải
Đường tròn \(\left(C\right)\) có tâm \(I\left(-1;2\right)\), bán kính \(R=\sqrt{\left(-1\right)^2+2^2+20}=5\).
Tiếp tuyến \(\Delta\) của \(\left(C\right)\) vuông góc với đường thẳng \(IM\), do đó có vectơ pháp tuyến là
\(\overrightarrow{n_{\Delta}}=\overrightarrow{IM}=\left(3-\left(-1\right);5-2\right)=\left(4;3\right)\).
Đường thẳng \(\Delta\) có vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n_{\Delta}}=\left(4;3\right)\) và đi qua điểm \(M\left(3;5\right)\) nên có phương trình
\(4\left(x-3\right)+3\left(y-5\right)=0\Leftrightarrow4x+3y-27=0\).
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây