Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Mặt phẳng tọa độ và đồ thị hàm số SVIP
Tải đề xuống bằng file Word
1. MẶT PHẲNG TỌA ĐỘ
MẶT PHẲNG TỌA ĐỘ
Trên mặt phẳng, ta vẽ hai trục số $Ox$, $Oy$ vuông góc với nhau và cắt nhau tại gốc $O$ của mỗi trục số như hình vẽ.
+ Các trục $Ox$ và $Oy$ gọi là các trục toạ độ, $Ox$ thường vẽ nằm ngang và gọi là trục hoành, $Oy$ thường vẽ thẳng đứng và gọi là trục tung;
+ Giao điểm $O$ gọi là gốc toạ độ.
$\rightarrow$ Mặt phẳng có hệ trục toạ độ $Oxy$ gọi là mặt phẳng toạ độ.
TỌA ĐỘ ĐIỂM TRONG MẶT PHẲNG TỌA ĐỘ
Trong mặt phẳng toạ độ, mỗi điểm $M$ xác định duy nhất một cặp số $(x_0 ; y_0)$ và mỗi cặp số $(x_0 ; y_0)$ xác định duy nhất một điểm $M$.
Cặp số $(x_0 ; y_0)$ là tọa độ điểm $M$; kí hiệu $M(x_0 ; y_0)$. Trong đó, $x_0$: hoành độ của điểm $M$; $y_0$: tung độ của điểm $M$.
CHÚ Ý
+ Hệ trục toạ độ $Oxy$ chia mặt phẳng toạ độ thành 4 góc phần tư (góc phần tư thứ I, II, III, IV).
+ Các điểm có hoành độ (hoặc tung độ) bằng $0$ nằm trên trục tung $Oy$ (hoặc trục hoành $Ox$).
VÍ DỤ 1. $M(0 ; b)$ thuộc $Oy$; $N(a ; 0)$ thuộc $Ox$.
VÍ DỤ 2. Trong mặt phẳng tọa độ $Oxy$, xác định các điểm $R(2 ; -2)$.
Lời giải
+ Qua điểm $2$ trên trục $Ox$, kẻ đường thẳng vuông góc với trục $Ox$;
+ Qua điểm $-2$ trên trục $Oy$, kẻ đường thẳng vuông góc với trục $Oy$.
+ Hai đường thẳng đó cắt nhau tại điểm $R(2 ; -2).$
2. ĐỒ THỊ HÀM SỐ
ĐỊNH NGHĨA
Đồ thị của hàm số $y = f(x)$ là tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng $(x ; y)$ trên mặt phẳng toạ độ.
VÍ DỤ 3. Vẽ đồ thị của hàm số $y = f(x)$ cho bởi bảng:
$x$ | $-2$ | $-1$ | $\dfrac32$ | $3$ |
$y$ | $-\dfrac72$ | $-2$ | $2$ | $4$ |
Lời giải
Đồ thị hàm số $y = f(x)$ gồm 4 điểm như hình vẽ trên.
VÍ DỤ 4. Trong mặt phẳng tọa độ $Oxy$, cho đồ thị của hàm số $y = x + 2$.
a) Điểm nào sau đây thuộc/ không thuộc đồ thị của hàm số?
$A(0;2)$; $S(-2;0)$ và $P(2;3)$
b) Điểm $D(2 \, 022 ; 2 \, 023)$ có thuộc đồ thị của hàm số hay không?
Lời giải
a) Quan sát đồ thị của hàm số $y = x + 2$, ta thấy:
+ $A(0 ; 2)$, $S(-2 ; 0)$ thuộc đồ thị của hàm số;
+ $P(2 ; 3)$ không thuộc đồ thị của hàm số.
b) Đối với hàm số $y = x + 2$, giá trị của $y$ tương ứng với giá trị $x = 2$ $022$ là:
$y = 2$ $022 + 2 = 2$ $024 \ne 2$ $023$
Vì vậy, điểm $D(2 022 ; 2 023)$ không thuộc đồ thị của hàm số.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây