Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Hướng dẫn chức năng Trộn đề trên OLM. SVIP
Hướng dẫn sử dụng chức năng trộn đề
A. Tổng quan về tính năng trộn đề
OLM Trộn đề (OLM Mixer) là một chức năng trộn đề thi trên nền tảng Giáo dục số OLM.VN.
- Yêu cầu: Thầy cô cần chuẩn bị đề dưới dạng file word chuẩn form của OLM.
- Sản phẩm: Thầy cô nhận được những đề mới tương ứng với thứ tự câu hỏi thay đổi ở mỗi phần, và trong mỗi câu hỏi các phương án đều được xáo trộn.
Link chính thức: https://olm.vn/tron-de
Hoặc vào từ Trang giáo viên như hình:
B. File mẫu và một số lưu ý:
Click vào đây để xem file mẫu các môn.
( Lưu ý: Không sử dụng Numbering để tạo câu hỏi )
I. Tạo câu hỏi đơn:
- Trắc nghiệm 4 phương án
- Dạng câu hỏi Đúng, sai
- Trả lời ngắn
Khi tạo 1 câu hỏi đơn:
Về nội dung câu hỏi:
- Bắt đầu câu hỏi bởi: “Câu x:”, “Bài x:” hoặc “Question x:” có thể thay dấu “ : ” thành dấu “ . ”.
- Ví dụ: Câu 1: ; Bài 1. ; Question 1.
- Để thêm cấp độ câu hỏi (NB. TH, VD) thì cần thêm thẻ được đặt ở đầu mỗi câu hỏi (Nếu có)
- Ví dụ “Câu 1: [NB]” ; “Câu 2: [VD]” ; … .
- Nếu câu hỏi thuộc phần đúng sai:
- Cần thêm thẻ [TF] vào đầu mỗi câu hỏi.
- Ví dụ: Câu 1: [VD][TF].
Về đáp án của câu hỏi:
- Với những câu trắc nghiệm 4 đáp án:
- Thì những câu trắc nghiệm cần được gạch chân tại vị trí: A. ; B. ; C. ; D.
- Với câu hỏi đúng sai:
- Có thể để A. ; B. ; C. ; D. hoặc a) ; b) ; c) ; d) tùy ý và gạch chân những câu đúng.
- Nếu không muốn trộn thứ tự đáp án nào trong câu thì thêm dấu # vào đáp án.
- Ví dụ:
- A. # Nội dung 1
- B. Nội dung 2
- C. #Nội dung 3
- D. Nội dung 4
- Như vậy sẽ giữ nguyên vị trí 2 đáp án A và C, có thể sẽ đảo vị trí của 2 đáp án B và D
- Với đáp án của câu hỏi trả lời điền ngắn. Đáp án đúng cần được đặt trong cặp thẻ [[Đáp án]] dưới mỗi câu hỏi.
- Đối với dạng câu hỏi tự luận thì không cần thêm nội dung gì.
Về Hướng dẫn giải:
- Nếu cần thêm hướng dẫn giải cho câu hỏi thì cần bắt đầu bằng thẻ [HDG] hoặc với tiêu đề Hướng dẫn giải ở phía cuối câu.
II. Lưu ý khi tạo câu hỏi chùm: [DIV]
Để bắt đầu 1 câu hỏi chùm cần đặt 1 thẻ [DIV] ở phần đầu mỗi câu hỏi chùm.
- Ví dụ 1 câu hỏi chùm có 3 ý như sau
[DIV] Phép nhân. Chọn đáp án đúng
Câu 1: 2 x 3 = ?
A. 6 B. 7 C. 8 D. 9
Câu 2: 5 x 6 = ?
A. 36 B. 35 C. 38 D. 39
Câu 3: 10 x 2 = ?
A. 5 B. 99 C. 55 D. 20
- Các câu hỏi trong câu hỏi chùm sẽ có dạng như những câu hỏi đơn bình thường
Nếu câu hỏi chùm thuộc dạng ngữ văn, có bài đọc, không muốn tách các ý trong câu và coi câu chùm như 1 câu tự luận thì cần được bắt đầu bởi thẻ [NODIV]
Ví dụ:
[NODIV] Cho đoạn văn sau
“Nam quốc sơn hà nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ, lai xâm phạm?
Nhữ đẳng hành khan, thủ bại hư.”
Câu 1. Bài thơ trên của ai? Hoàn cảnh sáng tác bài thơ ?
Câu 2. Trình bày suy nghĩ của em về câu thơ “NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ” ? Tại sao bên ngoài thì Đại Việt xưng vương, bên trong tại xưng đế, coi vua của Đại Việt ngang hàng với đế vương của phương bắc ?
Nếu đề hỗn hợp gồm câu đơn lẫn câu chùm có thể chia làm 2 phương án xử lý như sau:
- Thêm thẻ [ONE] ở đầu mỗi câu đơn, sau câu đơn là câu chùm thì thêm thẻ [DIV]
2. Có thể để mức độ câu hỏi (NB | TH | VD) tại phần mở đầu của câu chùm để phần mềm trộn theo các mức độ của câu hỏi trong đề thi
- Trong các câu hỏi bên trong câu hỏi chùm cũng có thể để mức độ câu hỏi (NB | TH | VD)
- Phần mềm sẽ trộn các câu hỏi chùm và các câu hỏi bên trong nó.
III. Logic trộn đề của OLM:
1. Nếu trong đề đã có sẵn phần Header (Bảng thông tin về kỳ thi) thì không cần lựa chọn chức năng “Tạo thông tin kỳ thi” trước khi trộn đề. Nếu không có thì lựa chọn chức năng và nhập thông tin về kỳ thi vào các ô tương ứng để có thông tin.
2. Nếu trong đề có nhiều phần:
- Ví dụ: Phần 1: Trắc nghiệm, Phần 2: Tự luận, Phần 3: Trắc nghiệm 2,...
Thì phần mềm sẽ giữ nguyên thứ tự của các phần và trộn các câu hỏi bên trong của các phần đó. Nếu không muốn trộn các câu hỏi của phần nào thì thêm thẻ [FIX] vào đầu mỗi phần.
- Ví dụ: Phần 1: [FIX] Trắc nghiệm.
Khi đó sẽ giữ nguyên thứ tự các câu hỏi trong phần đó và chỉ trộn đáp án ở trong mỗi câu (nếu không có dấu # trong đáp án).
3. Nếu trong đề thi các câu hỏi không được gán nhãn mức độ câu hỏi thì phần mềm mặc định mức độ ở dạng NB (Nhận biết). Khi đó phần mềm sẽ trộn thứ tự câu hỏi và câu trả lời.
4. Nếu trong đề có dạng câu hỏi: Trắc nghiệm 4 đáp án, Đúng Sai, Trả lời ngắn. Bắt buộc tại những câu Đúng sai cần có thẻ [TF] (Nếu không có thẻ [TF] phần mềm sẽ nhận định đó là nội dung trong phần Trắc nghiệm 4 đáp án và trộn lên khiến đề thi sai về cấu trúc đề thi). Khi đó phần mềm sẽ trộn nhưng vẫn sẽ giữ nguyên cấu trúc của các dạng câu hỏi. Nếu có các mức độ của câu hỏi NB, TH, VD thì phần mềm sẽ sắp xếp theo các dạng câu hỏi, rồi sắp xếp theo level từ thấp đến cao.
IV. Logic trộn đề của OLM:
1. Tùy biến các phần trong đề thi:
Nếu như trong đề có những câu đơn chùm xen kẽ có thể thực hiện như sau:
Gộp những câu đơn vào 1 phần, câu chùm vào 1 phần (Nếu các câu đơn được gộp vào 1 phần thì sẽ không cần gắn thẻ [ONE] ở đầu mỗi câu đơn nữa).
- Ví dụ
- Phần 1: Trắc nghiệm nhiều lựa chọn
- [DIV] Nội dung
- Câu 1: …
- …
- [ONE]
- Câu n:...
- [DIV]
- …
- Phần 2: Trắc nghiệm Đúng-Sai
- Câu 1: …
- …
- …
- Câu n: …
- …
2. Có thể để mức độ câu hỏi (NB | TH | VD) tại phần mở đầu của câu chùm để phần mềm trộn theo các mức độ của câu hỏi trong đề thi
- Trong các câu hỏi bên trong câu hỏi chùm cũng có thể để mức độ câu hỏi (NB | TH | VD)
- Phần mềm sẽ trộn các câu hỏi chùm và các câu hỏi bên trong nó.
3. Tùy biến thứ tự trong câu hỏi môn tiếng Anh.
Bài đọc có dạng: Trả lời các câu hỏi từ câu … đến câu …. thì chuẩn hóa file word: Trả lời các câu hỏi từ câu [sP] đến câu [eP].
Thứ tự các ý trong bài đọc. Ví dụ: Trong bài đọc có ý …(1) …. rồi ý …(2)…, thêm ý …..(3).... Khi trộn đề, thứ tự các ý sẽ thay đổi ứng với thứ tự câu hỏi trong bài. Khi đó, chuẩn hóa file word sẽ là: Trong bài đọc có ý …([1P]) …. rồi ý …([2P])…, thêm ý …..([3P])....
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây