Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Phần 2. Tự luận SVIP
a. Trình bày đặc điểm địa hình vùng biển nước ta.
b. Tại sao cần phải bảo vệ môi trường biển đảo nước ta?
Hướng dẫn giải:
a. Đặc điểm địa hình vùng biển nước ta:
- Địa hình ven biển nước ta rất đa dạng, bao gồm: vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, tam giác châu, các bãi cát phẳng, cồn cát, đầm phá, vũng vịnh nước sâu,...
- Địa hình thềm lục địa: Có sự tiếp nối với địa hình trên đất liền. Nông và bằng phẳng ở phía bắc và phía nam, hẹp và sâu ở miền Trung.
- Địa hình đảo:
+ Ngoài quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, nước ta có hệ thống đảo ven bờ phân bố tập trung ở vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang,...
+ Các đảo ven bờ có diện tích lớn nhất là Phú Quốc, Cát Bà,...
+ Ở phía bắc, đặc biệt trong vùng biển Quảng Ninh - Hải Phòng, các đảo, quần đảo thường có cấu tạo từ đá vôi với các dạng địa hình các- xtơ.
+ Ở phía nam, nhiều đảo và quần đảo có nguồn gốc hình thành từ san hô.
b. Phải bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo, vì:
-Tài nguyên biển - đảo có sự giảm sút
+ Diện tích rừng ngập mặn giảm nhanh
+ Nguồn lợi hải sản giảm đáng kể, một số loài có nguy cơ tuyệt chủng (cá mòi, cá cháy,...), nhiều loài hải sản đang giảm về mức độ tập trung,...
- Môi trường biển bị ô nhiễm, nhất là ở các cảng biển, vùng cửa sông.
⇒ Hậu quả: làm suy giảm nguồn tài nguyên sinh vật biển, ảnh hưởng xấu tới chất lượng của các khu du lịch biển.
a. Trình bày một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX.
b. Vua Gia Long và Minh Mạng có đóng góp như thế nào trong quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?
Hướng dẫn giải:
a. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX
- Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892)
+ Địa bàn chính của cuộc khởi nghĩa là vùng Bãi Sây.
+ Nguyễn Thiện Thuật chỉ huy nghĩa quân xây dựng căn cứ, triệt để áp dụng chiến thuật du kích để đánh địch. Sau những trận chống càn liên tiếp, lực lượng nghĩa quân suy yếu dần, bị bao vây, cô lập.
+ Đến cuối năm 1892, khởi nghĩa thất bại.
- Khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896): Địa bàn hoạt động của nghĩa quân gồm các huyện miền Tây Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Lãnh đạo cao nhất của cuộc khởi nghĩa là Phan Đình Phùng, cùng các tướng lĩnh tài ba, tiêu biểu là Cao Thắng.
+ Từ năm 1885 đến năm 1888 (giai đoạn xây dựng lực lượng và căn cứ chiến đấu): nghĩa quân được tổ chức quy củ, chế tạo thành công súng trường theo mẫu của Pháp.
+ Từ năm 1888 đến năm 1896 (giai đoạn chiến đấu quyết liệt): với sự chỉ huy thống nhất và tương đối chặt chẽ, đã đẩy lui nhiều cuộc hành quân càn quét của địch.
+ Tuy thất bại nhưng đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương.
- Khởi nghĩa Ba Đình (1886 – 1887):
+ Căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa thuộc huyện Nga Sơn (tỉnh Thanh Hóa).
+ Lãnh đạo chủ chốt là Phạm Bành và Đinh Công Tráng.
+ Nghĩa quân gồm cả người Kinh, người Mường, người Thái tham gia.
+ Tháng 1 - 1887, Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào căn cứ. Bị tốn thất nặng, nghĩa quân phải rút lên Mã Cao (miền Tây Thanh Hóa) chiến đấu thêm một thời gian nữa rồi tan rã.
b. Đóng góp của nhà Nguyễn trong quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa
- Đóng góp của vua Gia Long:
+ Đặt hai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong cơ cấu hành chính của Việt Nam (cụ thể là: dưới thời vua Gia Long, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc tỉnh Quảng Ngãi).
+ Năm 1803, vua Gia Long cho tái lập lại hai hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải, biên chế nằm trong lực lượng quân đội, với nhiệm vụ thực thi chủ quyền của Việt Nam trên cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
+ Năm 1816, vua Gia Long sai thủy quân triều đình phối hợp với đội Hoàng Sa ra thăm dò, đo đạc thủy trình và cắm cờ khẳng định chủ quyền trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- Đóng góp của vua Minh Mạng: tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thực thi chủ quyền trên quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa như:
+ Việc đo đạc thủy trình kết hợp với vẽ bản đồ được quan tâm thực hiện, nhà vua đã cho dựng miếu thờ và trồng cây xanh ở quần đảo Hoàng Sa.
+ Năm 1838, Quốc sử quán triều Nguyễn đã cho vẽ bản đồ Đại Nam nhất thống toàn đồ thể hiện quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam.