Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Phần tự luận (3 điểm) SVIP
Tải đề xuống bằng file Word
a. Trình bày tác động của thiên nhiên tới sản xuất.
b. Những tác động nào của con người khiến tài nguyên thiên nhiên bị suy thoái?
Hướng dẫn giải:
a. Những tác động của thiên nhiên tới sản xuất:
Các hoạt động sản xuất của con người đều chịu tác động của thiên nhiên.
- Đối với sản xuất nông nghiệp:
Nông nghiệp là ngành sản xuất chịu tác động rõ rệt nhất của hoàn cảnh tự nhiên vì cây trồng và vật nuôi chỉ có thể tồn tại và phát triển bình thường khi có nhiệt độ, nước, ánh sáng, không khí,...phù hợp.
- Đối với sản xuất công nghiệp:
Tài nguyên thiên nhiên (đặc biệt là khoáng sản) là nguồn cung cấp nhiên liệu, năng lượng, nguyên liệu để các ngành công nghiệp hoạt động.
- Đối với giao thông vận tải và du lịch:
+ Địa hình đồng bằng thuận lợi để phát triển giao thông đường bộ hơn địa hình đồi núi.
+ Nơi nhiều sông, hồ thuận lợi cho phát triển giao thông đường thủy.
+Nơi có khí hậu ôn hòa, nhiều phong cảnh đẹp thuận lợi cho ngành du lịch.
b. Những tác động của con người khiến thiên nhiên bị suy thoái:
Những tác động của con người khiến tài nguyên thiên nhiên bị suy thoái bao gồm:
- Phá rừng: Việc chặt phá rừng để lấy đất canh tác, khai thác gỗ hoặc xây dựng cơ sở hạ tầng gây mất đa dạng sinh học và ảnh hưởng đến hệ sinh thái.
- Khai thác khoáng sản quá mức: Khai thác khoáng sản mà không có kế hoạch bền vững làm cạn kiệt tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường.
- Ô nhiễm nguồn nước: Xả rác thải, hóa chất độc hại và chất thải công nghiệp vào sông, hồ, biển làm ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến sự sống của các loài thủy sinh.
- Sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học: Dùng quá nhiều hóa chất trong nông nghiệp làm suy giảm độ màu mỡ của đất và ô nhiễm nguồn nước.
- Khí thải từ công nghiệp và phương tiện giao thông: Khí thải từ các hoạt động công nghiệp và giao thông góp phần vào sự biến đổi khí hậu, làm tăng hiệu ứng nhà kính và gây ô nhiễm không khí.
- Khai thác thủy sản không bền vững: Đánh bắt quá mức và sử dụng phương pháp khai thác hủy diệt làm suy giảm nguồn lợi thủy sản.
a. Trình bày chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc ở nước ta trong thời kì Bắc thuộc.
b. So sánh hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội giữa vương quốc Phù Nam và vương quốc Chăm-pa.
Hướng dẫn giải:
a. Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc ở nước ta trong thời kì Bắc thuộc:
- Về bộ máy cai trị:
+ Chia thành các đơn vị hành chính như châu - quận, dưới đó là huyện
+ Chính quyền từ cấp huyện trở lên đề do người Hán nắm giữ.
- Về kinh tế:
+ Chiếm ruộng đất để lập thành ấp, trại và bắt dân cày cấy.
+ Áp đặt tô thuế nặng nề.
+ Độc quyền buôn bán về sắt và muối.
+ Bắt dân ta cống nạp nhiều loại vải vóc, sản vật quý.
- Về văn hóa xã hội: thực hiện chính sách đồng hóa dân tộc Việt và tìm cách xóa bỏ những tập quán lâu đời của người Việt.
b. So sánh hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội giữa vương quốc Phù Nam và vương quốc Chăm-pa:
- Điểm giống:
+ Hoạt động kinh tế chủ yếu tương đồng nhau: trồng lúa nước, chăn nuôi gia súc, gia cầm; sản xuất hàng thủ công; khai thác các nguồn lợi tự nhiên của rừng và biển; buôn bán bằng đường biển phát triển.
+ Tổ chức xã hội: Xã hội phân chia thành các tầng lớp chính như: tăng lữ, quý tộc, dân tự do (thương nhân, thợ thủ công).
- Điểm khác:
+ Tổ chức xã hội: Ở Chăm-pa, có một bộ phận nhỏ là nô lệ (phục vụ trong các gia đình quý tộc). Ở Phù Nam không có bộ phận nô lệ.