Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Thực hành đọc hiểu SVIP
HỒI TRỐNG CỔ THÀNH
(Trích Tam quốc diễn nghĩa)
La Quán Trung
I. THỰC HÀNH ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG
1. Đọc
2. Tìm hiểu chung
a. Tác giả
- La Quán Trung (1330 - 1400?), tên La Bản, hiệu Hồ Hải tản nhân.
- Ông lớn lên vào cuối thời Nguyên đầu thời Minh, tính tình cô độc, thích một mình ngao du đây đó.
- Tác phẩm tiêu biểu: Tam quốc diễn nghĩa, Tùy Đường lưỡng triều chí truyện, Tấn Đường ngũ đại sử diễn nghĩa, Bình yêu truyện,…
- Ông là người đầu tiên đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết lịch sử Minh – Thanh ở Trung Quốc.
b. Văn bản
* Tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa
- Tiểu thuyết chương hồi (tiểu thuyết Minh - Thanh, tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc).
- Ra đời vào đầu thời Minh (1368 – 1644 ), gồm 120 hồi.
- Truyện kể về một nước chia 3 gọi là "cát cứ phân tranh" trong gần 100 năm của nước Trung Quốc thời cổ. Đó là cuộc phân tranh giữa 3 tập đoàn phong kiến quân phiệt: Ngụy - Thục - Ngô.
- Nội dung tư tưởng:
+ Phơi bày cục diện chính trị - xã hội Trung Hoa cổ đại, giai đoạn này xảy ra chiến tranh loạn lạc, đất nước chia cắt, nhân dân cực kì khốn khổ. Họ có khát vọng hòa bình, thống nhất đất nước.
+ Đề cao tình nghĩa thủy chung son sắt, sống chết có nhau của 3 anh em: Lưu - Quan - Trương.
- Nghệ thuật:
+ Kể chuyện hấp dẫn, sinh động.
+ Miêu tả đặc sắc, sống động đặc biệt là cảnh chiến trận.
+ Khắc họa tính cách nhân vật sắc sảo, đậm nét.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Đoạn trích
- Vị trí: đoạn trích thuộc hồi 28.
- Nội dung:
HỒI TRỐNG CỔ THÀNH
(Trích Tam quốc diễn nghĩa)
LA QUÁN TRUNG
1. Châu Thương theo Quan Công sang Nhữ Nam. Đi được vài ngày, trông xa xa trên đỉnh núi, có một toà thành, Quan Công hỏi thổ dân là thành nào? Thổ dân nói:
- Đây gọi là Cổ Thành. Mấy tháng trước có một tướng, tên gọi Trương Phi, dẫn vài mươi quân kị đến, đuổi quan huyện đi, chiếm lấy thành trì, mộ quân tậu ngựa, chứa cỏ tích lương, nay có đến năm ba nghìn quân mã. Xung quanh đây không ai dám chống lại.
Quan Công nghe nói, mừng rỡ vô cùng:
- Em ta từ khi ở Từ Châu thất tán, lâu nay vẫn không biết ở đâu, ai ngờ lại hoá ra ở đây!
Liền sai ngay Tôn Càn vào thành báo tin, bảo Trương Phi ra đón hai chị.
Trương Phi từ khi trốn vào núi Mang Đãng, ở hơn một tháng. Một bữa ra ngoài nghe ngóng tin tức Huyền Đức, chợt đi qua Cổ Thành, vào huyện vay lương thực. Quan huyện không cho vay, Phi nổi giận đuổi ngay quan huyện đi, cướp lấy ấn thụ, chiếm lấy thành trì, tạm lấy chốn nương thân.
Hôm ấy. Tôn Càn theo lệnh Quan Công, vào thành ra mắt Trương Phi, thi lễ xong, nói chuyện Huyền Đức đã bỏ Viên Thiệu sang Nhữ Nam, Vân Trường thì ở Hứa Đô vừa đưa hai phu nhân đến đây. Rồi mời Trương Phi ra đón.
Phi nghe xong, chẳng, nói năng gì, lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa, dẫn một nghìn quân, đi tắt ra cửa bắc. Tôn Càn thấy lạ nhưng không dám hỏi, cũng phải theo ra thành.
2. Quan Công trông thấy Trương Phi ra, mừng rỡ vô cùng, giao long đao cho Châu Thương cầm, tế ngựa lại đón. Trương Phi mắt tròn xoe, râu vểnh ngược, hò thét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công.
Quan Công giật mình, vội tránh mũi mâu, hỏi:
- Hiền đệ cớ sao như thế, há quên nghĩa vườn đào ru?
Trương Phi hầm hầm quát:
- Mày đã bội nghĩa còn mặt nào đến gặp tao nữa?
Quan Công nói:
- Ta làm sao mà bội nghĩa?
Trương Phi nói:
- Mày bỏ anh, hàng Tào Tháo, được phong hầu phong tước, nay lại đến đây đánh lừa tao! Phen này tao quyết liều sóng chết với mày.
Quan Công nói:
- Chuyện này em không biết, ta cũng khó nói. May có hai chị ở đây, em đến mà hỏi.
Hai phu nhân nghe thấy thế, vội vàng vén màn xe, gọi:
- Chú Ba sao lại thế?
Phi nói:
- Xin hai chị hãy thong thả. để tôi giết thằng phụ nghĩa này đã, rồi sẽ mời hai chị vào thành.
Cam phu nhân nói:
- Khoan đã chú Ba, khoan đã! Chớ hấp tấp mà làm càn bây giờ. Chú Hai không biết tin tức mọi người ở đâu, nên phải tạm nương mình bên Tào. Nay đã biết anh nhà ở Nhữ Nam, không ngại hiểm trở, đưa lũ ta đến đây. Chú không được nghĩ lầm như thế.
My phu nhân cũng nói:
- Chú Hai trước ở Hứa Đô, thực là bất đắc dĩ.
Phi nói:
- Hai chị bị nó lừa dối đấy. Trung thần thà chịu chết không chịu nhục. Có lẽ đâu đại trượng phu lại thờ hai chủ!
Quan Công nói:
- Hiền đệ đừng nói vậy, oan uổng anh quá!
Tôn Càn nói:
- Vân Trường đến đây là cốt để tìm tướng quân.
Trương Phi mắng:
- Mày cũng nói láo, nó đâu có bụng tốt, nó lại đây là để bắt ta đó!
Quan Công nói:
- Nếu ta đến bắt em, tất phải đem theo quân mã chứ!
Trương Phi trỏ tay đằng xa, nói:
- Không phải quân mã là gì kia?
Quan Công ngoảnh đầu lại, quả nhiên thấy bụi bay mù mịt, một toán quân mã kéo đến, cờ hiệu phấp phới chính là cờ Tào. Trương Phi nổi giận, nói:
- Bây giờ còn chối nữa thôi?
Rồi múa bát xà mâu hăm hở lại đâm Quan Công. Quan Công vừa đỡ vừa can:
- Hiền đệ hãy khoan, xem ta chém tên tướng ấy, đề tỏ lòng thực của ta.
Trương Phi nói:
- Nếu mày quả có lòng thực, ta đánh ba hồi trống, mày phải chém được tên tướng ấy.
Quan Công nhận lời. Một lát, quân Tào kéo đến. Sái Dương đi đầu, vác đao tế ngựa chạy lại, quát to:
- Mày giết cháu tao là Tân Kỳ, lại trốn đến đây, tao phụng mệnh thừa tướng đến bắt mày.
Quan Công chẳng nói một lời, múa long đao xô lại. Trương Phi thẳng cánh đánh trống, chưa dứt một hồi, đầu Sái Dương đã lăn xuống đất.
Quân Tào chạy tan tác. Quan Công bắt một tên lính cầm cờ hiệu, hỏi chuyện đầu đuôi. Tên lính thưa:
- Sái Dương nghe tin tướng quân giết mất cháu ngoại là Tần Kỳ, nồi giận đùng đùng, muốn sang Hà Bắc đánh nhau với tướng quân. Thừa tướng không cho đi, nên sai Sái Dương sang Nhữ Nam đánh Lưu Tích, không ngờ đi đến đây lại gặp tướng quân.
3. Quan Công sai tên lính kể chuyện ấy cho Trương Phi nghe. Phi hỏi kĩ việc ở Hứa Đô, tên lính kể hết nông nỗi từ đầu đến cuối, bấy giờ Trương Phi mới tin anh là thực... Phi mời hai chị vào thành.
Vào đến nhà, hai bà mới kể lại những việc Quan Công đã trải qua. Trương Phi nghe hết chuyện, rỏ nước mắt khóc, thụp xuống lạy Vân Trường.
(Tam quốc diễn nghĩa, tập một,
PHAN KẾ BÍNH dịch, BÙI KỶ hiệu đính, NXB Văn học, Hà Nội, 2020)
Hoàn thành nội dung văn bản.
Văn bản Hồi trống Cổ Thành miêu tả tính cương trực, của Trương Phi, lòng khiêm nhường, nhũn nhặn của Quan Vũ; đồng thời thể hiện hành động mạnh mẽ của Quan Vũ: giết kẻ thù để cho mình và anh em đoàn tụ.
(Kéo thả hoặc click vào để điền)
2. Hình tượng nhân vật Trương Phi
- Nghe Tôn càn báo tin Quan Công đến:
+ Trương Phi "chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa, dẫn một nghìn quân, đi tắt ra cửa bắc".
+ Cử chỉ: "mắt trợn tròn xoe", "râu hùm vểnh ngược".
+ Hành động: "múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công".
+ Lời nói: Hầm hầm quát Quan Công; gọi anh là "thằng", xưng "tao"; buộc tội Quan Công là kẻ bội nghĩa, người bất trung.
HỒI TRỐNG CỔ THÀNH
(Trích Tam quốc diễn nghĩa)
LA QUÁN TRUNG
1. Châu Thương theo Quan Công sang Nhữ Nam. Đi được vài ngày, trông xa xa trên đỉnh núi, có một toà thành, Quan Công hỏi thổ dân là thành nào? Thổ dân nói:
- Đây gọi là Cổ Thành. Mấy tháng trước có một tướng, tên gọi Trương Phi, dẫn vài mươi quân kị đến, đuổi quan huyện đi, chiếm lấy thành trì, mộ quân tậu ngựa, chứa cỏ tích lương, nay có đến năm ba nghìn quân mã. Xung quanh đây không ai dám chống lại.
Quan Công nghe nói, mừng rỡ vô cùng:
- Em ta từ khi ở Từ Châu thất tán, lâu nay vẫn không biết ở đâu, ai ngờ lại hoá ra ở đây!
Liền sai ngay Tôn Càn vào thành báo tin, bảo Trương Phi ra đón hai chị.
Trương Phi từ khi trốn vào núi Mang Đãng, ở hơn một tháng. Một bữa ra ngoài nghe ngóng tin tức Huyền Đức, chợt đi qua Cổ Thành, vào huyện vay lương thực. Quan huyện không cho vay, Phi nổi giận đuổi ngay quan huyện đi, cướp lấy ấn thụ, chiếm lấy thành trì, tạm lấy chốn nương thân.
Hôm ấy. Tôn Càn theo lệnh Quan Công, vào thành ra mắt Trương Phi, thi lễ xong, nói chuyện Huyền Đức đã bỏ Viên Thiệu sang Nhữ Nam, Vân Trường thì ở Hứa Đô vừa đưa hai phu nhân đến đây. Rồi mời Trương Phi ra đón.
Phi nghe xong, chẳng, nói năng gì, lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa, dẫn một nghìn quân, đi tắt ra cửa bắc. Tôn Càn thấy lạ nhưng không dám hỏi, cũng phải theo ra thành.
2. Quan Công trông thấy Trương Phi ra, mừng rỡ vô cùng, giao long đao cho Châu Thương cầm, tế ngựa lại đón. Trương Phi mắt tròn xoe, râu vểnh ngược, hò thét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công.
Quan Công giật mình, vội tránh mũi mâu, hỏi:
- Hiền đệ cớ sao như thế, há quên nghĩa vườn đào ru?
Trương Phi hầm hầm quát:
- Mày đã bội nghĩa còn mặt nào đến gặp tao nữa?
Quan Công nói:
- Ta làm sao mà bội nghĩa?
Trương Phi nói:
- Mày bỏ anh, hàng Tào Tháo, được phong hầu phong tước, nay lại đến đây đánh lừa tao! Phen này tao quyết liều sóng chết với mày.
Quan Công nói:
- Chuyện này em không biết, ta cũng khó nói. May có hai chị ở đây, em đến mà hỏi.
Hai phu nhân nghe thấy thế, vội vàng vén màn xe, gọi:
- Chú Ba sao lại thế?
Phi nói:
- Xin hai chị hãy thong thả. để tôi giết thằng phụ nghĩa này đã, rồi sẽ mời hai chị vào thành.
Cam phu nhân nói:
- Khoan đã chú Ba, khoan đã! Chớ hấp tấp mà làm càn bây giờ. Chú Hai không biết tin tức mọi người ở đâu, nên phải tạm nương mình bên Tào. Nay đã biết anh nhà ở Nhữ Nam, không ngại hiểm trở, đưa lũ ta đến đây. Chú không được nghĩ lầm như thế.
My phu nhân cũng nói:
- Chú Hai trước ở Hứa Đô, thực là bất đắc dĩ.
Phi nói:
- Hai chị bị nó lừa dối đấy. Trung thần thà chịu chết không chịu nhục. Có lẽ đâu đại trượng phu lại thờ hai chủ!
Quan Công nói:
- Hiền đệ đừng nói vậy, oan uổng anh quá!
Tôn Càn nói:
- Vân Trường đến đây là cốt để tìm tướng quân.
Trương Phi mắng:
- Mày cũng nói láo, nó đâu có bụng tốt, nó lại đây là để bắt ta đó!
Quan Công nói:
- Nếu ta đến bắt em, tất phải đem theo quân mã chứ!
Trương Phi trỏ tay đằng xa, nói:
- Không phải quân mã là gì kia?
Quan Công ngoảnh đầu lại, quả nhiên thấy bụi bay mù mịt, một toán quân mã kéo đến, cờ hiệu phấp phới chính là cờ Tào. Trương Phi nổi giận, nói:
- Bây giờ còn chối nữa thôi?
Rồi múa bát xà mâu hăm hở lại đâm Quan Công. Quan Công vừa đỡ vừa can:
- Hiền đệ hãy khoan, xem ta chém tên tướng ấy, đề tỏ lòng thực của ta.
Trương Phi nói:
- Nếu mày quả có lòng thực, ta đánh ba hồi trống, mày phải chém được tên tướng ấy.
Quan Công nhận lời. Một lát, quân Tào kéo đến. Sái Dương đi đầu, vác đao tế ngựa chạy lại, quát to:
- Mày giết cháu tao là Tân Kỳ, lại trốn đến đây, tao phụng mệnh thừa tướng đến bắt mày.
Quan Công chẳng nói một lời, múa long đao xô lại. Trương Phi thẳng cánh đánh trống, chưa dứt một hồi, đầu Sái Dương đã lăn xuống đất.
Quân Tào chạy tan tác. Quan Công bắt một tên lính cầm cờ hiệu, hỏi chuyện đầu đuôi. Tên lính thưa:
- Sái Dương nghe tin tướng quân giết mất cháu ngoại là Tần Kỳ, nồi giận đùng đùng, muốn sang Hà Bắc đánh nhau với tướng quân. Thừa tướng không cho đi, nên sai Sái Dương sang Nhữ Nam đánh Lưu Tích, không ngờ đi đến đây lại gặp tướng quân.
3. Quan Công sai tên lính kể chuyện ấy cho Trương Phi nghe. Phi hỏi kĩ việc ở Hứa Đô, tên lính kể hết nông nỗi từ đầu đến cuối, bấy giờ Trương Phi mới tin anh là thực... Phi mời hai chị vào thành.
Vào đến nhà, hai bà mới kể lại những việc Quan Công đã trải qua. Trương Phi nghe hết chuyện, rỏ nước mắt khóc, thụp xuống lạy Vân Trường.
(Tam quốc diễn nghĩa, tập một,
PHAN KẾ BÍNH dịch, BÙI KỶ hiệu đính, NXB Văn học, Hà Nội, 2020)
Ý kiến sau đúng hay sai?
(Nhấp vào ô màu vàng để chọn đúng / sai)a) Trương Phi là người cứng cỏi, ngay thẳng, không dung thứ cho kẻ hai lòng. |
|
- Khi thử thách Quan Công:
+ Gạt phắt lời thanh minh hộ cho Quan Công của hai chị dâu và Tôn Càn. Trương Phi lấy quan hệ vua tôi ra làm chuẩn mực để luận tội Quan Công.
+ Khi quân Sái Dương kéo đến: Trương Phi buộc tội Quan Công là kẻ bất nhân; "múa bát xà mâu hăm hở xông lại đâm Quan Công"; "thẳng cánh đánh trống" thái độ mạnh mẽ và dứt khoát.
-> Tấm lòng trong sáng, một lòng một dạ trung nghĩa, vì lí tưởng của người anh hùng.
- Khi nhận ra tấm lòng của Quan Công:
+ Trương Phi đã "rỏ nước mắt khóc, thụp lạy Vân Trường".
Chi tiết Trương Phi "rỏ nước mắt khóc, thụp lạy Vân Trường" cho thấy đây là người
=> Tóm lại: tác giả miêu tả Trương Phi rất sống động: cương trực, thẳng thắng, quyết liệt, trong sáng và trung nghĩa, biết phục thiện trước cái đúng và rất tình cảm.
3. Nhân vật Quan Công
- Vượt qua năm cửa quan, chém sáu tướng Tào, đưa hai phu nhân về với Lưu Bị.
- Khi gặp Trương Phi: vô cùng mừng rỡ.
-> Rất trọng nghĩa
- Khi bị Trương Phi hiểu lầm:
+ Gọi Trương Phi là "hiền đệ".
+ Lời lẽ mềm mỏng.
+ Nhờ hai chị dâu giải thích hộ.
-> Quan Công là người có cách cư xử rất đúng mực của một người anh, còn là người điềm đạm, bình tĩnh,nhũn nhặn khẳng định lòng trung nghĩa
- Khi quân Sái Dương kéo đến:
+ Nói với Trương Phi: Để Quan Công chém Sái Dương chứng tỏ lòng thực.
+ Cử chỉ: Chẳng nói một lời khi giáp mặt Sái Dương.
+ Hành động: "múa long đao xô lại", "chưa dứt một hồi, đầu Sái Dương đã lăn dưới đất".
-> Quan Công là người bản lĩnh, dũng cảm, khí phách oai phong
=> Tóm lại: Quan Công tỏ ra rất độ lượng, từ tốn, dũng cảm và trung thành tuyệt đối với lời thề kết nghĩa vườn đào.
4. Ý nghĩa của hồi trống Cổ Thành
- Biểu dương tính tình cương trực của Trương Phi.
- Ca ngợi lòng trung nghĩa của Quan Công.
- Ca ngợi tình nghĩa vườn đào của ba anh em: Lưu - Quan - Trương.
- Hồi trống thách thức, minh oan và đoàn tụ của các anh hùng.
=> Hồi trống Cổ Thành dù mang âm vang chiến trận vẫn khác trống trận thông thường. Nó là biểu tượng của lòng trung nghĩa, thẳng thắn, mạnh mẽ và lòng dũng cảm phi thường.
III. TỔNG KẾT
1. Nghệ thuật
- Tính cách nhân vật nhất quán, xung đột giàu kịch tính.
- Lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn.
2. Ý nghĩa văn bản
Đề cao lòng trung nghĩa.
3. Cách đọc tiểu thuyết
- Xác định được các sự việc chính, bối cảnh diễn ra những sự việc ấy.
- Chỉ ra được những nhân vật của câu chuyện, đặc biệt là nhân vật chính; phân tích được nhân vật chính.
- Nêu được ý nghĩa của những chi tiết trong truyện.
- Nêu được mục đích của văn bản.
- Vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã đọc vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây