Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Khúc đồng quê (Trích Cô bé nhìn mưa) SVIP
KHÚC ĐỒNG QUÊ
(TRÍCH CÔ BÉ NHÌN MƯA)
Phạm Thị Hạnh
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Tác giả Đặng Thị Hạnh (1930 - 2023), quê ở tỉnh Nghệ An.
- Bà là nhà giáo, nhà văn, chuyên gia nghiên cứu về văn học Pháp.
- Các tác phẩm tiêu biểu: Lịch sử văn học Pháp thế kỉ XX, tập III (Chủ biên, 1993), Một vài gương mặt văn xuôi Pháp thế kỉ XX (2000), Tiểu thuyết Huy-gô (Hugo) (2002), Cô bé nhìn mưa (2021),...
2. Tác phẩm
- Xuất xứ: Trích trong tác phẩm Cô bé nhìn mưa.
- Nội dung: Tác giả hồi tưởng lại những ngày sống ở tỉnh Thanh Hóa trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp; lúc đó, Thanh Hóa là vùng tự do, làm thành một trong những hậu phương rộng lớn và vững chắc của cuộc kháng chiến.
- Thể loại:
Câu hỏi:
@204772265863@
II. Khám phá văn bản
1. Các chi tiết trong văn bản
- Thời gian: Xác định.
- Không gian: Cụ thể: Thanh Hóa, làng Quỳnh, Quỳnh Đôi, Yên Lộ.
- Văn bản được triển khai theo mạch hồi tưởng, tái hiện lại những kí ức và trải nghiệm từ quá khứ.
- Các chi tiết dệt nên "khúc đồng quê":
+ Vụ thu hoạch lúa vào mùa thu: Khi sân gạch nhà bác Chủ đầy những đọn lúa tươi, bác gái và mấy cô con gái chít khăn lên đầu để đỡ bụi rồi bắt đầu đập lúa, quạt lúa, phơi thóc.
+ Những ngày lang thang trên con đê Yên Lộ, giữa cánh đồng một mình, ôn lại những truyện đã đọc.
+ Hình ảnh mẹ, người "như một hiện diện thân yêu, che chở và giúp đỡ" tác giả "về mọi mặt".
+ Những chiếc áo dài của mẹ, bộ quần áo do mẹ tự tay nhuộm.
+ Những bó rau mẹ trồng.
+ Những món ăn mẹ nấu với thực đơn thay đổi mỗi khi đến phiên chợ khiến "tôi" nhớ mãi.
Câu hỏi:
@204784272301@
=> Các chi tiết giàu sức gợi, dệt nên "khúc đồng quê" của chính tác giả, khiến tác giả phải thốt lên: "Đây đơn giản chỉ là một thời mà bây giờ nhìn lại thấy thật xa xôi và quý giá.".
Câu hỏi:
@204784246696@
2. Giọng điệu
Câu hỏi:
@204784247410@
Câu hỏi:
@204784248772@
Văn bản là sự kết hợp của các giọng điệu:
+ Giọng điệu nhẹ nhàng, tha thiết: Thể hiện tình cảm sâu lắng, yêu mến quê hương khi nhớ về mẹ, về những kí ức tuổi thơ mến yêu.
+ Giọng điệu vui tươi, hồn nhiên: Phản ánh tâm hồn trong sáng, yêu đời của một cô bé trong "cuộc sống điền viên", được làm những điều mình yêu thích.
+ Giọng điệu trầm lắng, suy tư: Khi nói về những cuốn tiểu thuyết, những nhân vật tiểu thuyết yêu thích với niềm say mê.
3. Giá trị, ý nghĩa của văn chương
- Tác giả luôn sống với thế giới của riêng mình, với những nhân vật tiểu thuyết luôn nung nấu trong đầu.
+ Những cuốn sách, phần lớn là tiểu thuyết Pháp, tiểu thuyết Nga được dịch ra tiếng Pháp đã để lại những dấu ấn, nuôi dưỡng tâm hồn tác giả.
- Từ những cuốn sách đã đọc, nhân vật "tôi" tự sáng tác ra câu chuyện của riêng mình nhưng "Những "tiểu thuyết" của tôi chỉ dừng lại ở bước phôi thai của thể loại, nó giống như khúc đồng quê "hướng tới một lí tưởng về sự đơn sơ vô tội".
=> Văn chương làm giàu nội tâm, nuôi dưỡng không gian tinh thần riêng ở mỗi người.
=> Văn bản đã gợi mở ra một tâm hồn sôi nổi dành cho văn chương của một người nghệ sĩ, trí thức.
III. Tổng kết
1. Nội dung
Văn bản là những dòng hoài niệm của tác giả về quãng thời thơ ấu tại Thanh Hóa. Từ những kỉ niệm thời quá khứ, tác giả đã tái hiện lại không gian làng quê thanh bình, mộc mạc. Đồng thời, ta cũng thấy được tình yêu văn chương sâu sắc và thế giới tâm hồn phong phú của một đứa trẻ đam mê đọc sách.
2. Nghệ thuật
- Ngôi kể thứ nhất, đan xen nhiều giọng điệu.
- Sử dụng những chi tiết nhẹ nhàng, giàu sức gợi.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây