Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Thực hành đọc: Vĩ tuyến 17 (Trích Gánh gánh... gồng gồng... - Xuân Phượng) SVIP
THỰC HÀNH ĐỌC: VĨ TUYẾN 17
(Trích Gánh gánh... gồng gồng...)
Xuân Phượng
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
Câu hỏi:
@204668194592@
2. Tác phẩm
- Xuất xứ: Trích trong Gánh gánh... gồng gồng, xuất bản năm 2020.
- Thể loại:
Câu hỏi:
@204668400200@
- Ngôi kể: Ngôi thứ nhất.
- Nội dung: Ghi chép lại những khó khăn, hiểm nguy trên hành trình làm bộ phim Vĩ tuyến 17 - Chiến tranh nhân dân của nhân vật "tôi" cùng với đoàn phim.
Câu hỏi:
@204671444778@
II. Khám phá văn bản
1. Tính phi hư cấu
- Thời gian: Xác định.
Câu hỏi:
@204668491948@
- Địa danh: Sân trải sỏi của Chủ tịch Phủ, Hà Nội, Thanh Hóa, Vĩnh Linh, Hà Tĩnh, đèo Đá Đẽo.
=> Đây đều là những địa danh có thực, nổi tiếng.
- Không gian:
+ Những con đường lổn nhổn hố bom cày nát.
+ Đêm tối, chỉ có ánh sáng leo lắt của một ngọn đèn nhỏ gắn ở gầm xe.
+ Trong hầm sâu, các hốc đá, các hang đá, dưới những hàng cây chạy dài ven suối, các đèo nham nhở đất đá tung tóa.
+ Không gian đáng sợ với những đợt ánh sáng xanh ma quái khét lẹt kết hợp với tiếng gầm rú của máy bay Mỹ.
=> Không gian được tái hiện trong văn bản là không gian chiến tranh đầy nguy hiểm, trắc trở.
- Con người:
+ Anh Phạm Ngọc Thuần - chủ nhiệm Ủy ban Liên lạc văn hóa với nước ngoài.
+ Anh Vũ Kỳ - thư kí riêng của Hồ Chủ Tịch.
+ Bác Hồ.
+ Ông Giô-rít I-ven - nhà điện ảnh cách mạng nổi tiếng trên thế giới.
+ Bà Mác-xơ-lin Lô-ri-đan - một phụ nữ Do Thái đã bị tập trung vào lò thiêu người Ao-sờ-uýp của Phát xít Đức.
+ Quay phim Đào Lê Bình.
+ Phi Hùng - người phụ trách an toàn của đoàn, thuộc Xưởng phim Giao thông vận tải.
+ Nhà quay phim Thái Dũng
=> Tất cả nhân vật xuất hiện trong văn bản đều được nhắc tới với tên thật, chức danh cụ thể, rõ ràng.
- Sự việc: Theo mạch hồi kí, tác giả tái hiện lại hành trình vào trong vùng chiến tranh ác liệt nhất miền Bắc.
Câu hỏi:
@204671455668@
- Kết luận: Văn bản thể hiện tính chân thực, phi hư cấu thông qua sự chân thực của thời gian, không gian, các địa danh lịch sử và các sự việc xảy ra. Tác giả là người trực tiếp tham gia vào các sự việc, ghi lại chân thực những sự việc diễn ra quanh mình và đoàn làm phim.
- Hiện thực lịch sử - xã hội: Tác giả đã tái hiện một hiện thực khắc nghiệt, hiểm nguy, đau thương của chiến tranh trong thời kì kháng chiến chống Đế quốc Mỹ ác liệt những năm 1960.
2. Nghệ thuật
- Ngôn ngữ: Giản dị, gần gũi với đời thường.
- Yếu tố miêu tả: Sinh động, chân thực, đau thương của chiến tranh:
+ Con đường lổn nhổn hố bom cày nát.
+ Những tiếng nổ chát chúa.
+ Một dòng nhơn nhớt chảy nhầy nhụa.
+ Ba chiếc xe Jeep bị bom phá tan hoang, két nước thủng lỗ chỗ, nệm ngồi văng tứ tung.
+ Các đèo nham nhở đất đá tung tóe.
+ Chiếc xe Jeep nhảy chồm lên, những mảnh kính vỡ vụn bắn vào mặt tôi, máu chảy ròng ròng.
+ Lại tiếng bom nổ, lại những ánh chớp xanh khét lẹt của sáng.
- Cảm xúc: Thông qua những hình ảnh đầy đau thương, tác giả đã thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào và đồng cảm sâu sắc với những người lính và cả những người dân thường trong cuộc kháng chiến.
III. Tổng kết
Câu hỏi:
@204671976509@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây