Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Thực hành tiếng Việt SVIP
I. Cách trích dẫn trong văn bản.
Có 2 cách trích dẫn:
- Trích dẫn trực tiếp: trích nguyên văn từ, câu hoặc đoạn của người khác.
- Trích dẫn gián tiếp: chỉ trích ý, không trích nguyên văn ý kiến của người khác.
Bài 1.
HÊ-RA-CLÉT ĐI TÌM TÁO VÀNG
(Thần thoại Hy Lạp)
Thử thách cuối cùng mà Ở-ri-xtê giao cho Hê-ra-clét là phải đạt được những quả táo vàng của những tiên nữ E-pê-rít (Hesperides) đem về. Chuyện xưa kể rằng, cây táo vàng có quả vàng này vốn là của nữ thần Đất Gai-a vĩ đại, mẹ của muôn loài. Gai-a đã đem cây táo vàng này tặng cho nữ thần Hê-ra làm quà mừng ngày nữ thần Hê-ra kết hôn với đấng phụ vương Dớt. Hê-ra vô cùng sung sướng trước tặng vật quý. Nàng đem cây táo về trồng ở một khu vườn của mình, một khu vườn rất thâm nghiêm cách không xa nơi thần Át-lát (Atlas) giơ vai chống đội bầu trời. Để ngăn ngừa những người lạ, nhất là những người con gái của Át-lát hay lui tới chơi ở khu vườn này, thấy chùm táo đẹp hái đi mất, nữ thần Hê-ra giao khu vườn cho một con rồng tên là La-đông (Ladon) canh giữ, một con rồng có tới một trăm cái đầu. Có người kể không phải là La-đông có một trăm đầu mà chỉ có một thôi, nhưng đặc biệt là nó không lúc nào ngủ cả. Mắt nó lúc nào cũng mở trừng trừng. Cần thận hơn, Hê-ra còn giao cho ba chị em tiên nữ Nanh-phơ (Nymphe) có một cái tên gọi chung lả E-xpê-rít, hoặc những tiên nữ Chiều Hôm, trông coi.
Nhưng vườn táo này ở đâu? Ở biển Đông hay biển Mặt Trời lặn? Ở trong vùng sa mạc cát nóng hay dưới chân những ngọn núi tuyết phủ quanh năm? Người kể thì nhiều nhưng người đi thì xem ra chưa thấy có một ai. Hê-ra-clét lặn lội từ châu Âu sang châu Á để hỏi đường.
(Lược một đoạn: Trên đường đi tìm những quả táo vàng, Hê-ra-clét gặp nhiều thử thách như phải giao đâu với hai cha con thần Chiến tranh A-rét, đi tìm thân Biển Nê-rê để hỏi đường, phải đi ngược lên tận miền cực Bắc, nhảy băng qua vùng sa mạc nóng như thiêu như đốt, phải chiến đấu với gã khổng lồ độc ác Ăng-tê.)
Cuộc giao đấu giữa Hê-ra-clét với Ăng-tê diễn ra vô cùng quyết liệt. Ba lần Hê-ra-clét quật Ăng-tê ngã xuống đất, tưởng Ăng-tê chết hắn thế mà chỉ thoáng một cái, Ăng-tê lại bật dậy, tiếp tục giao đầu với Hê-ra-clét. Thì ra Ăng-tê có một điều bí mật như một lá bùa hộ mệnh. Đó là nhờ thần Đất Mẹ Gai-a. [...] Chính vị nữ thần này đã luôn luôn tiếp sức cho đứa con trai của mình. Tìm ra được điểm mạnh đó của Ăng-tê, Hê-ra-clét quyết loại trừ nó. Lừa một miếng sơ hở, Hê-ra-clét gồng mình nhấc bổng Ăng-tê lên cho chân lìa khỏi mặt đất rồi chảng xoay ngược đầu Ăng-tê xuống. Lần này thì Ăng-tê chết thật, chết không cách gì cứu văn được. Nữ thần Đất Mẹ Gai-a không tiếp sức được cho đứa con trai ghê gớm của mình, đành chịu để nó thiệt phận trong đôi tay rắn như sắt của Hê-ra-clét.
(Lược một đoạn: Hê-ra-clét đặt chân đến đất nước Ai Cập. Suýt bị vua Ai Cập bắt làm vật hiến tế, người anh hùng đã chiến đấu để giải thoát cho mình và tiếp tục lên đường.)
Nhiều nỗi gian nguy, nhiều cuộc xung đột mà Hê-ra-clét đã phải đương đầu. Chuỗi cũng, chẳng tới được vùng núi Cô-ca-dơ (Caucase). Tại đây, chàng lập được một chiến công hiển hách lưu danh hậu thể. Chúng ta chắc chưa ai quên chuyện Prô-mê-tê bị Dớt trừng nhạt. Trên đỉnh cao chót vót của một ngọn núi trong dãy Cô-ca-dơ, thần Dớt đã cho lũ tay sai đao phủ đóng đanh xiềng Prô-mê-tê vào núi đá. Thần Dớt còn sai một con đại bàng mỏ quắm, móng nhọn, ngày ngày tới mổ bụng ăn gan Prô-mê-tê. Nhưng buồng gan của Prô-mê-tê là bất tử. Nó bất tử như Ti-tăng (Titan) Prô-mê-tê. Vì thế, ban ngày buồng gan bị con ác điểu ăn đi thì bạn đêm nó lại mọc lại nguyên vẹn, tươi mới như chưa hề bị thương tổn. Prô-mê-tê đã dũng cảm chịu đựng cực hình như thẻ hàng bao thê ki. Hàng bao thế kỷ trôi qua nhưng Prô-mê-tê vẫn không hè khuất phục Dớt.
Hê-ra-clet đến. Chàng nhìn thấy vị thần ân nhân của loài người bị xiềng trên đỉnh núi cao chót vót và những cánh chim đang chấp chới, lượn lờ. Có lẽ giờ đây con đại bàng do Dớt phái đến đang mỏi khoét gan của vị thần ân nhân của loài người. Hê-ra-clet leo lên đỉnh núi. Kia rồi, cảnh tượng thương xót và tàn nhẫn ấy đang diễn ra như chọc vào mắt chàng. Không phải đắn đo suy nghĩ gì, Hê-ra-clét giương cung và buồng dây. Tách một cái, con đại bàng ngã quay xuống đất. Chàng chạy lại chặt tung xiềng xích giải phóng cho Prô-mê-tê. Thế là hết, chấm hết vĩnh viễn từ đây cuộc đời khổ nhục bị xiềng xích vào ngọn núi đá cô quạnh này. Prô-mê-tê vươn vai sảng khoái, đón chào cuộc sống mới tự do. Đẻn ơn người anh hùng đã giải phóng cho mình, Prô-mê-tê nói cho Hê-ra-clét biết, chàng không thể tự tay hái lẫy những quả táo vàng được. Việc này phải nhờ tay thần Át-lát mới xong.
Hê-ra-clét tới xứ sở của chị em E-xpê-rít. Chàng gặp vị thần Át-lát đang khom lưng giơ vai chống đội bầu trời, đầu cúi gục, nhọc nhằn, mệt mỏi. Đó là hình phạt của Dớt đối với Át-lát vì vị thần này xưa kia can tội đứng về phía những Ti-tăng, những vị thần già, chống lại thần Dớt. Hê-ra-clét cất tiếng nói:
- Hỡi thần Át-lát, một Ti-tăng con của U-ra-nốt (Ouranos) bao la và của Gai-a vĩ đại, đang phải chịu khổ hình! Ta là Hê-ra-clét, con của đấng phụ vương Dớt, đến đây để làm một việc không phải do trái tim ta muốn. Nhà vua Ơ-ri-xtê, người được nữ thần Hê-ra sủng ái, sai ta đi lấy những quả táo vàng ở khu vườn cẩm đo ba tiên nữ E-xpê-rit trông coi. Xin Ti-tăng Át-lát hãy giúp ta trong việc này vì ta chẳng thể trở về Mi-xen (Mycènes) khi trong tay không có những quả táo đó.
Thần Át-lát đáp lại:
- Hỡi Hê-ra-clét, người con trai danh tiếng của thần Dớt! Ta sẵn sàng giúp đỡ nhà ngươi. Nhưng ai sẽ thay thế ta chống đỡ bầu trời? Nhà ngươi liệu có thể thay ta làm việc đó khi ta đi lấy về cho nhà ngươi ba quả táo vàng do ba chị em nàng E-xpê-rit trồng coi không? Nếu được, ngươi hãy ghé vai vào đây thay ta đảm đương công việc trong chốc lát.
Hê-ra-clét nhận lời, ghé vai vào giơ lưng ra chống đỡ bầu trời. Một sức nặng ghê gớm, chưa từng thấy, đẻ lên vai và lưng người con trai của thần Dớt vĩ đại. Gân cốt trong người chẳng như căng ra. Khỏe mạnh như chàng mà khi ghé vai vào chống đỡ cũng còn loạng choạng, mồ hôi đổ ra như tắm. Những nữ thần A-tê-na (Athéna) lúc nào cũng ở bên người con trai yêu quý của thần Dớt để truyền thêm sức lực cho chàng. Nhờ thế, Hê-ra-clét đứng vững cho đến khi Át-lát trở về. Át-lát đi đến bên chàng và bảo:
- Hỡi Hê-ra-clét! Ta đã lây được ba quả táo vàng đem về cho nhà ngươi đây! Thật là những quả táo quý vô ngắn. Mà thôi, tiện đây người hãy để ta mang luôn những quả táo này về Mi-xen cho Ơ-ri-xtê. Người chịu khó chờ ta một lát vì ta đi rất nhanh. Các vị thần bao giờ cũng vượt núi, băng rừng, qua sông nhanh chóng và dễ dàng hơn những người trần bấy yếu.
Hê-ra-clét đoán ngay được ý đồ đen tối của thần Át-lát. Chàng tươi cười bảo Át-lát:
- Hỡi vị thần Át-lát! Thật là quý hoá! Ta không biết dùng những lời lẽ gì để bày tỏ lòng biết ơn vô hạn của ta đối với sự giúp đỡ tận tình của người. Nhưng trước khi người đi tới đó, thành Mi-xen dây vàng bạc, xin người hãy ghé vai đỡ cho ta một lát để ta kiếm tấm áo, tấm da lót vào vai cho đỡ đau, đỡ rát.
Át-lát liền làm theo lời Hê-ra-clét. Hê-ra-clét chuồi nhanh ra khỏi gánh nặng bầu trời. Chàng nhặt ba quả táo vàng cho vào đẫy rồi đeo ống tên và cây cung lên vai, thanh gươm vào bên sườn, đoạn cầm lấy cây chùy gỗ. Và chàng từ biệt Át-lát:
- Hỡi Át-lát! Xin kinh chào người. Hê-ra-clet này chẳng thể nào mắc lừa người đâu. Xin người đừng giận! Có lẽ nào ta lại giơ vai ra chống đỡ bầu trời để chịu đựng cái cực hình mà thần Dớt dành riêng cho người?
Hê-ra-clét trở về Mi-xen. Chàng dâng những quả táo vàng mà chàng phải vượt núi băng rừng, trải qua bao gian nguy vất vả mới đưa được về cho Ơ-ri-xtê.
(Theo Thần thoại Hy Lạp, tập II, NGUYỄN VĂN KHỎA sưu tầm và biên soạn,
NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1986)
Những trích dẫn trong đoạn trích Hê-ra-clét đi tìm táo vàng (thần thoại Hy Lạp) ở Bài 1 thuộc kiểu trích dẫn nào?
Bài 2.
Em hãy nhấp vào những trích dẫn có trong các đoạn văn sau.
a. Với Nam Việt Đế Lý Bí, lần đầu tiên Việt Nam xưng “đế một phương”, lần đầu tiên miền trung tâm Hà Nội có thành xây đắp (“thành Tô Lịch”), có chùa thờ Phật (chùa Khai Quốc - Mở Nước, nay là chùa Trấn Quốc), có một mô hình quân chủ Phật giáo, vừa giống mà lại khác Trung Hoa, cháu nối tiếp ông làm vua, xưng là Phật tử (con Phật) chứ không như vua Trung Hoa xưng là Thiên tử (con Trời).
(Trần Quốc Vượng)
b. Cùng với màu sắc là “hình”, “bóng”. Thơ Tố Hữu để lại trong kí ức độc giả rất nhiều “hình bóng”. Bài “Bà má Hậu Giang” được khép lại bằng “bóng má”: “Nước non muôn quý ngàn yêu/ Còn in bóng má sớm chiều Hậu Giang”. Trong bài “Lên Tây Bắc” có cái bóng rất kì vĩ của anh Vệ quốc quân: “Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều/ Bóng dài lên đỉnh dốc cheo leo” (“Thơ Tố Hữu”, trang 149). Về quê mẹ Tơm, “bâng khuâng chuyện cũ”, Tố Hữu không quên: “Đêm đêm chó sủa… làng bên động/ Bóng mẹ ngồi canh lẫn bóng cồn”, “Bóng mẹ ngồi trông, vọng nước non”,… Ông xót xa: “Ôi bóng người xưa, đã khuất rồi/ Tròn đôi nấm đất trắng chân đồi” (“Thơ Tố Hữu”, trang 268).
(Lã Nguyên)
II. Cách chú thích trong văn bản.
Có 2 cách chú thích:
- Chú thích chân trang hoặc ở cuối trang sách (cước chú): chú thích được tách khỏi phần nội dung văn bản.
- Chú thích chính văn: chú thích được đặt trong dấu ngoặc đơn.
Bài 1.
Những chú thích trong đoạn trích Hê-ra-clét đi tìm táo vàng (thần thoại Hy Lạp) ở Bài 1 thuộc kiểu chú thích nào?
Bài 2.
Em hãy nhấp vào những chú thích có trong các đoạn văn sau.
a. Với Nam Việt Đế Lý Bí, lần đầu tiên Việt Nam xưng “đế một phương”, lần đầu tiên miền trung tâm Hà Nội có thành xây đắp (“thành Tô Lịch”), có chùa thờ Phật (chùa Khai Quốc - Mở Nước, nay là chùa Trấn Quốc), có một mô hình quân chủ Phật giáo, vừa giống mà lại khác Trung Hoa, cháu nối tiếp ông làm vua, xưng là Phật tử (con Phật) chứ không như vua Trung Hoa xưng là Thiên tử (con Trời).
(Trần Quốc Vượng)
b. Cùng với màu sắc là “hình”, “bóng”. Thơ Tố Hữu để lại trong kí ức độc giả rất nhiều “hình bóng”. Bài “Bà má Hậu Giang” được khép lại bằng “bóng má”: “Nước non muôn quý ngàn yêu/ Còn in bóng má sớm chiều Hậu Giang”. Trong bài “Lên Tây Bắc” có cái bóng rất kì vĩ của anh Vệ quốc quân: “Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều/ Bóng dài lên đỉnh dốc cheo leo” ("Thơ Tố Hữu", trang 149). Về quê mẹ Tơm, “bâng khuâng chuyện cũ”, Tố Hữu không quên: “Đêm đêm chó sủa… làng bên động/ Bóng mẹ ngồi canh lẫn bóng cồn”, “Bóng mẹ ngồi trông, vọng nước non”,… Ông xót xa: “Ôi bóng người xưa, đã khuất rồi/ Tròn đôi nấm đất trắng chân đồi” (“Thơ Tố Hữu”, trang 268).
(Lã Nguyên)
III. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.
Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ gồm có:
- Các tín hiệu của cơ thể: ánh mắt, nụ cười, nét mặt,...
- Các tín hiệu bằng hình khối: kí hiệu, công thức, biển báo, đồ thị, hình vẽ,...
- Các tín hiệu bằng âm thanh: tiếng kêu, tiếng gõ, tiếng nhạc,...
Bài 1.
Em hãy chọn các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong văn bản đọc hiểu Lễ hội đền Hùng. (chọn nhiều đáp án đúng)
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây