Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học SVIP
VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC
I. Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản
Phân tích đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều
Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều kể về những sự việc mở đầu quãng đời mười lăm năm lưu lạc, chìm nổi của Thúy Kiều trong Truyện Kiều. Dù chỉ có một vài sự việc nhưng với biệt tài khắc họa chân dung nhân vật, kết hợp tài tình giữa yếu tố tự sự và trữ tình, Nguyễn Du đã tái hiện chân thật bức tranh đen tối của xã hội đương thời và thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc trước thực trạng đau đớn ấy.
Sự việc được kể lại trong đoạn trích là hệ quả của một chuỗi những diễn biến trước đó: sau khi Kim Trọng về Liêu Dương chịu tang chú, gia đình Kiều bị thằng bán tơ vu oan, Vương Ông và Vương Quan bị bắt giữ, bị đánh đập, nhà cửa bị vơ vét hết của cải. Để có tiền chuộc cha và em trai, Kiều quyết định bán mình. Trong tình cảnh ấy, nhờ sự mách bảo của mụ mối, Mã Giám Sinh đã tìm đến mua Kiều với danh nghĩa là cưới nàng làm vợ lẽ.
Về hình thức nghệ thuật, nét độc đáo đầu tiên làm nên sức hấp dẫn của đoạn trích chính là nghệ thuật miêu tả nhân vật. Với đoạn trích này, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp tả thực để khắc họa chân dung nhân vật phản diện Mã Giám Sinh qua những chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động, ngôn ngữ. Trước tiên, qua vẻ bề ngoài, Mã Giám Sinh hiện lên là một kẻ lố lăng, vô học và trắng trợn. Về ngoại hình, ở tuổi trạc ngoại tứ tuần, họ Mã vẫn mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao. Vào thời Nguyễn Du, khi những người trạc tuổi hắn lẽ ra phải để râu, ăn mặc trang trọng, đứng đắn thì qua hai câu thơ đặc tả ngoại hình, Mã Giám Sinh đã lộ vẻ chải chuốt, kệch cỡm, không phù hợp với lứa tuổi. Còn về ngôn ngữ, cách trả lời khiếm nhã, cộc lốc (Hỏi tên, rằng..., Hỏi quê, rằng...) của họ Mã càng cho thấy đó là một kẻ vô học, hợm hĩnh. Về hành động, họ Mã càng cố đóng vai một người thuộc tầng lớp trên thì cách đi đứng, hành xử của hắn lại càng tố cáo hắn và bọn đầy tớ thực ra chỉ là một lũ lưu manh, đáng ngờ: Trước thầy sau tớ lao xao; Ghế trên ngồi tót sỗ sàng. Cách xây dựng nhân vật bằng bút pháp tả thực ấy đã thể hiện thái độ khinh bỉ và căm ghét của tác giả đối với bọn bất lương.
Hình thức nghệ thuật của đoạn trích còn hấp dẫn người đọc ở sự kết hợp tài tình giữa yếu tố tự sự và trữ tình. Yếu tố tự sự được thể hiện qua việc Nguyễn Du đã kể lại chi tiết một cuộc mua bán đặc biệt (mua bán người) với những sự việc và nhân vật cụ thể. Đó là cách kể diễn biến các sự việc theo trình tự thời gian qua lời của người kể chuyện ngôi thứ ba. Còn sự thể hiện của yếu tố trữ tình trong đoạn trích là cách tác giả khéo léo miêu tả tâm trạng nhân vật (Thúy Kiều) và sử dụng ngôn ngữ bình luận để bộc lộ thái độ, sự đánh giá đối với các nhân vật. Hai yếu tố này kết hợp uyển chuyển và biểu hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau trong đoạn trích, góp phần làm nên sức hấp dẫn, cuốn hút của mạch truyện. Chẳng hạn như một dòng thơ có nội dung kể có thể được tiếp nối bằng một dòng bình luận hoặc tả tâm trạng, ví dụ: Mối càng vén tóc bắt tay (kể); Nét buồn như cúc điệu gầy như mai (tả tâm trạng, bình luận). Hoặc sự kết hợp ấy cũng có thể xuất hiện ngay chính trong một dòng thơ, chẳng hạn như: Ghế trên ngồi (kể) tót sỗ sàng (bình luận, đánh giá).
Bên cạnh đó, đoạn trích thể hiện chủ đề tiêu biểu cho giá trị nội dung của Truyện Kiều: bức tranh hiện thực của một xã hội tha hóa vì đồng tiền và tấm lòng nhân đạo sâu sắc của tác giả. Hiện thực thối nát của xã hội ấy đã được phơi bày qua cách Nguyễn Du tái hiện chân thật cảnh mua bán người ngụy trang dưới hình thức của một lễ đính hôn. Trong khung cảnh ấy, người mua với thái độ hợm hĩnh (Tiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong) đã sẵn sàng chà đạp tài sắc và phẩm giá của người khác; còn người bán vì bị ép đến đường cùng, để cứu gia đình khỏi cơn gia biến cũng đành liều mình nhắm mắt đưa chân với bao nỗi niềm đau đớn, tủi nhục. Hiện thực ấy còn được phản ánh sinh động qua chân dung điển hình của những kẻ buôn người như Mã Giám Sinh. Hình ảnh cô Kiều đáng thương, tội nghiệp trong đoạn trích cũng là một minh chứng sống động cho nỗi đau của con người trong hoàn cảnh xã hội ấy. Vốn là một cô gái tài sắc vẹn toàn, ý thức rất rõ giá trị của bản thân nên khi phải đem mình ra làm món hàng cho người ta mua bán, Kiều hết sức đau đớn, tủi hổ: Ngại ngùng dợn gió e sương, Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày, Nét buồn như cúc điệu gầy như mai,...
Trước hiện thực ấy, Nguyễn Du đã thể hiện rõ thái độ của mình, qua đó cho thấy tấm lòng nhân đạo sâu sắc của ông. Phải rất khinh bỉ, căm phẫn bọn buôn người, Nguyễn Du mới có thể dựng được chân dung một Mã Giám Sinh đầy mỉa mai, châm biếm đến thế. Đồng thời, cũng vì rất giàu tình yêu thương, ông mới có thể lên án mạnh mẽ thế lực đồng tiền đã vùi dập con người, biến tài sắc thành món hàng tủi nhục. Vì thế trong đoạn trích có những dòng thơ tuy là ngôn ngữ kể chuyện nhưng dường như tác giả đã hoá thân vào nhân vật để cảm thông và thay nhân vật nói lên nỗi đau đớn, phẫn uất trước cảnh mua bán ê chề: Nỗi mình thêm tức nỗi nhà/Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng.
Tóm lại, Mã Giám Sinh mua Kiều là một đoạn trích tiêu biểu cho những giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc của kiệt tác Truyện Kiều. Về nghệ thuật, đoạn trích thành công ở việc khắc họa sinh động chân dung nhân vật bằng bút pháp tả thực và kết hợp uyển chuyển giữa yếu tố tự sự với trữ tình để tạo nên những nét đặc sắc về đặc trưng thể loại. Về nội dung chủ đề, đoạn trích đã phản ánh chân thật bức tranh xã hội đương thời; tố cáo mặt trái của đồng tiền và những thế lực bạo tàn đã chà đạp lên mọi giá trị; đồng thời thể hiện niềm thương cảm, xót xa cho tình cảnh tội nghiệp của con người.
(Nhóm biên soạn)
Sắp xếp các luận điểm sau sao cho đúng với mạch lập luận của bài viết.
- Bên cạnh đó, đoạn trích còn thể hiện chủ đề tiêu biểu cho giá trị nội dung của "Truyện Kiều": bức tranh hiện thực của một xã hội tha hoá vì đồng tiền và tấm lòng nhân đạo sâu sắc của tác giả.
- Hình thức nghệ thuật của đoạn trích còn hấp dẫn người đọc ở sự kết hợp tài tình giữa yếu tố tự sự và trữ tình.
- Về hình thức nghệ thuật, nét độc đáo đầu tiên làm nên sức hấp dẫn của đoạn trích chính là nghệ thuật miêu tả nhân vật.
Phân tích đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều
Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều kể về những sự việc mở đầu quãng đời mười lăm năm lưu lạc, chìm nổi của Thúy Kiều trong Truyện Kiều. Dù chỉ có một vài sự việc nhưng với biệt tài khắc họa chân dung nhân vật, kết hợp tài tình giữa yếu tố tự sự và trữ tình, Nguyễn Du đã tái hiện chân thật bức tranh đen tối của xã hội đương thời và thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc trước thực trạng đau đớn ấy.
Sự việc được kể lại trong đoạn trích là hệ quả của một chuỗi những diễn biến trước đó: sau khi Kim Trọng về Liêu Dương chịu tang chú, gia đình Kiều bị thằng bán tơ vu oan, Vương Ông và Vương Quan bị bắt giữ, bị đánh đập, nhà cửa bị vơ vét hết của cải. Để có tiền chuộc cha và em trai, Kiều quyết định bán mình. Trong tình cảnh ấy, nhờ sự mách bảo của mụ mối, Mã Giám Sinh đã tìm đến mua Kiều với danh nghĩa là cưới nàng làm vợ lẽ.
Về hình thức nghệ thuật, nét độc đáo đầu tiên làm nên sức hấp dẫn của đoạn trích chính là nghệ thuật miêu tả nhân vật. Với đoạn trích này, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp tả thực để khắc họa chân dung nhân vật phản diện Mã Giám Sinh qua những chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động, ngôn ngữ. Trước tiên, qua vẻ bề ngoài, Mã Giám Sinh hiện lên là một kẻ lố lăng, vô học và trắng trợn. Về ngoại hình, ở tuổi trạc ngoại tứ tuần, họ Mã vẫn mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao. Vào thời Nguyễn Du, khi những người trạc tuổi hắn lẽ ra phải để râu, ăn mặc trang trọng, đứng đắn thì qua hai câu thơ đặc tả ngoại hình, Mã Giám Sinh đã lộ vẻ chải chuốt, kệch cỡm, không phù hợp với lứa tuổi. Còn về ngôn ngữ, cách trả lời khiếm nhã, cộc lốc (Hỏi tên, rằng..., Hỏi quê, rằng...) của họ Mã càng cho thấy đó là một kẻ vô học, hợm hĩnh. Về hành động, họ Mã càng cố đóng vai một người thuộc tầng lớp trên thì cách đi đứng, hành xử của hắn lại càng tố cáo hắn và bọn đầy tớ thực ra chỉ là một lũ lưu manh, đáng ngờ: Trước thầy sau tớ lao xao; Ghế trên ngồi tót sỗ sàng. Cách xây dựng nhân vật bằng bút pháp tả thực ấy đã thể hiện thái độ khinh bỉ và căm ghét của tác giả đối với bọn bất lương.
Hình thức nghệ thuật của đoạn trích còn hấp dẫn người đọc ở sự kết hợp tài tình giữa yếu tố tự sự và trữ tình. Yếu tố tự sự được thể hiện qua việc Nguyễn Du đã kể lại chi tiết một cuộc mua bán đặc biệt (mua bán người) với những sự việc và nhân vật cụ thể. Đó là cách kể diễn biến các sự việc theo trình tự thời gian qua lời của người kể chuyện ngôi thứ ba. Còn sự thể hiện của yếu tố trữ tình trong đoạn trích là cách tác giả khéo léo miêu tả tâm trạng nhân vật (Thúy Kiều) và sử dụng ngôn ngữ bình luận để bộc lộ thái độ, sự đánh giá đối với các nhân vật. Hai yếu tố này kết hợp uyển chuyển và biểu hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau trong đoạn trích, góp phần làm nên sức hấp dẫn, cuốn hút của mạch truyện. Chẳng hạn như một dòng thơ có nội dung kể có thể được tiếp nối bằng một dòng bình luận hoặc tả tâm trạng, ví dụ: Mối càng vén tóc bắt tay (kể); Nét buồn như cúc điệu gầy như mai (tả tâm trạng, bình luận). Hoặc sự kết hợp ấy cũng có thể xuất hiện ngay chính trong một dòng thơ, chẳng hạn như: Ghế trên ngồi (kể) tót sỗ sàng (bình luận, đánh giá).
Bên cạnh đó, đoạn trích thể hiện chủ đề tiêu biểu cho giá trị nội dung của Truyện Kiều: bức tranh hiện thực của một xã hội tha hóa vì đồng tiền và tấm lòng nhân đạo sâu sắc của tác giả. Hiện thực thối nát của xã hội ấy đã được phơi bày qua cách Nguyễn Du tái hiện chân thật cảnh mua bán người ngụy trang dưới hình thức của một lễ đính hôn. Trong khung cảnh ấy, người mua với thái độ hợm hĩnh (Tiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong) đã sẵn sàng chà đạp tài sắc và phẩm giá của người khác; còn người bán vì bị ép đến đường cùng, để cứu gia đình khỏi cơn gia biến cũng đành liều mình nhắm mắt đưa chân với bao nỗi niềm đau đớn, tủi nhục. Hiện thực ấy còn được phản ánh sinh động qua chân dung điển hình của những kẻ buôn người như Mã Giám Sinh. Hình ảnh cô Kiều đáng thương, tội nghiệp trong đoạn trích cũng là một minh chứng sống động cho nỗi đau của con người trong hoàn cảnh xã hội ấy. Vốn là một cô gái tài sắc vẹn toàn, ý thức rất rõ giá trị của bản thân nên khi phải đem mình ra làm món hàng cho người ta mua bán, Kiều hết sức đau đớn, tủi hổ: Ngại ngùng dợn gió e sương, Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày, Nét buồn như cúc điệu gầy như mai,...
Trước hiện thực ấy, Nguyễn Du đã thể hiện rõ thái độ của mình, qua đó cho thấy tấm lòng nhân đạo sâu sắc của ông. Phải rất khinh bỉ, căm phẫn bọn buôn người, Nguyễn Du mới có thể dựng được chân dung một Mã Giám Sinh đầy mỉa mai, châm biếm đến thế. Đồng thời, cũng vì rất giàu tình yêu thương, ông mới có thể lên án mạnh mẽ thế lực đồng tiền đã vùi dập con người, biến tài sắc thành món hàng tủi nhục. Vì thế trong đoạn trích có những dòng thơ tuy là ngôn ngữ kể chuyện nhưng dường như tác giả đã hoá thân vào nhân vật để cảm thông và thay nhân vật nói lên nỗi đau đớn, phẫn uất trước cảnh mua bán ê chề: Nỗi mình thêm tức nỗi nhà/Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng.
Tóm lại, Mã Giám Sinh mua Kiều là một đoạn trích tiêu biểu cho những giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc của kiệt tác Truyện Kiều. Về nghệ thuật, đoạn trích thành công ở việc khắc họa sinh động chân dung nhân vật bằng bút pháp tả thực và kết hợp uyển chuyển giữa yếu tố tự sự với trữ tình để tạo nên những nét đặc sắc về đặc trưng thể loại. Về nội dung chủ đề, đoạn trích đã phản ánh chân thật bức tranh xã hội đương thời; tố cáo mặt trái của đồng tiền và những thế lực bạo tàn đã chà đạp lên mọi giá trị; đồng thời thể hiện niềm thương cảm, xót xa cho tình cảnh tội nghiệp của con người.
(Nhóm biên soạn)
Bài viết đã phân tích những nét đặc sắc nào về nghệ thuật của đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều? (Chọn 2 đáp án)
Phân tích đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều
Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều kể về những sự việc mở đầu quãng đời mười lăm năm lưu lạc, chìm nổi của Thúy Kiều trong Truyện Kiều. Dù chỉ có một vài sự việc nhưng với biệt tài khắc họa chân dung nhân vật, kết hợp tài tình giữa yếu tố tự sự và trữ tình, Nguyễn Du đã tái hiện chân thật bức tranh đen tối của xã hội đương thời và thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc trước thực trạng đau đớn ấy.
Sự việc được kể lại trong đoạn trích là hệ quả của một chuỗi những diễn biến trước đó: sau khi Kim Trọng về Liêu Dương chịu tang chú, gia đình Kiều bị thằng bán tơ vu oan, Vương Ông và Vương Quan bị bắt giữ, bị đánh đập, nhà cửa bị vơ vét hết của cải. Để có tiền chuộc cha và em trai, Kiều quyết định bán mình. Trong tình cảnh ấy, nhờ sự mách bảo của mụ mối, Mã Giám Sinh đã tìm đến mua Kiều với danh nghĩa là cưới nàng làm vợ lẽ.
Về hình thức nghệ thuật, nét độc đáo đầu tiên làm nên sức hấp dẫn của đoạn trích chính là nghệ thuật miêu tả nhân vật. Với đoạn trích này, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp tả thực để khắc họa chân dung nhân vật phản diện Mã Giám Sinh qua những chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động, ngôn ngữ. Trước tiên, qua vẻ bề ngoài, Mã Giám Sinh hiện lên là một kẻ lố lăng, vô học và trắng trợn. Về ngoại hình, ở tuổi trạc ngoại tứ tuần, họ Mã vẫn mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao. Vào thời Nguyễn Du, khi những người trạc tuổi hắn lẽ ra phải để râu, ăn mặc trang trọng, đứng đắn thì qua hai câu thơ đặc tả ngoại hình, Mã Giám Sinh đã lộ vẻ chải chuốt, kệch cỡm, không phù hợp với lứa tuổi. Còn về ngôn ngữ, cách trả lời khiếm nhã, cộc lốc (Hỏi tên, rằng..., Hỏi quê, rằng...) của họ Mã càng cho thấy đó là một kẻ vô học, hợm hĩnh. Về hành động, họ Mã càng cố đóng vai một người thuộc tầng lớp trên thì cách đi đứng, hành xử của hắn lại càng tố cáo hắn và bọn đầy tớ thực ra chỉ là một lũ lưu manh, đáng ngờ: Trước thầy sau tớ lao xao; Ghế trên ngồi tót sỗ sàng. Cách xây dựng nhân vật bằng bút pháp tả thực ấy đã thể hiện thái độ khinh bỉ và căm ghét của tác giả đối với bọn bất lương.
Hình thức nghệ thuật của đoạn trích còn hấp dẫn người đọc ở sự kết hợp tài tình giữa yếu tố tự sự và trữ tình. Yếu tố tự sự được thể hiện qua việc Nguyễn Du đã kể lại chi tiết một cuộc mua bán đặc biệt (mua bán người) với những sự việc và nhân vật cụ thể. Đó là cách kể diễn biến các sự việc theo trình tự thời gian qua lời của người kể chuyện ngôi thứ ba. Còn sự thể hiện của yếu tố trữ tình trong đoạn trích là cách tác giả khéo léo miêu tả tâm trạng nhân vật (Thúy Kiều) và sử dụng ngôn ngữ bình luận để bộc lộ thái độ, sự đánh giá đối với các nhân vật. Hai yếu tố này kết hợp uyển chuyển và biểu hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau trong đoạn trích, góp phần làm nên sức hấp dẫn, cuốn hút của mạch truyện. Chẳng hạn như một dòng thơ có nội dung kể có thể được tiếp nối bằng một dòng bình luận hoặc tả tâm trạng, ví dụ: Mối càng vén tóc bắt tay (kể); Nét buồn như cúc điệu gầy như mai (tả tâm trạng, bình luận). Hoặc sự kết hợp ấy cũng có thể xuất hiện ngay chính trong một dòng thơ, chẳng hạn như: Ghế trên ngồi (kể) tót sỗ sàng (bình luận, đánh giá).
Bên cạnh đó, đoạn trích thể hiện chủ đề tiêu biểu cho giá trị nội dung của Truyện Kiều: bức tranh hiện thực của một xã hội tha hóa vì đồng tiền và tấm lòng nhân đạo sâu sắc của tác giả. Hiện thực thối nát của xã hội ấy đã được phơi bày qua cách Nguyễn Du tái hiện chân thật cảnh mua bán người ngụy trang dưới hình thức của một lễ đính hôn. Trong khung cảnh ấy, người mua với thái độ hợm hĩnh (Tiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong) đã sẵn sàng chà đạp tài sắc và phẩm giá của người khác; còn người bán vì bị ép đến đường cùng, để cứu gia đình khỏi cơn gia biến cũng đành liều mình nhắm mắt đưa chân với bao nỗi niềm đau đớn, tủi nhục. Hiện thực ấy còn được phản ánh sinh động qua chân dung điển hình của những kẻ buôn người như Mã Giám Sinh. Hình ảnh cô Kiều đáng thương, tội nghiệp trong đoạn trích cũng là một minh chứng sống động cho nỗi đau của con người trong hoàn cảnh xã hội ấy. Vốn là một cô gái tài sắc vẹn toàn, ý thức rất rõ giá trị của bản thân nên khi phải đem mình ra làm món hàng cho người ta mua bán, Kiều hết sức đau đớn, tủi hổ: Ngại ngùng dợn gió e sương, Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày, Nét buồn như cúc điệu gầy như mai,...
Trước hiện thực ấy, Nguyễn Du đã thể hiện rõ thái độ của mình, qua đó cho thấy tấm lòng nhân đạo sâu sắc của ông. Phải rất khinh bỉ, căm phẫn bọn buôn người, Nguyễn Du mới có thể dựng được chân dung một Mã Giám Sinh đầy mỉa mai, châm biếm đến thế. Đồng thời, cũng vì rất giàu tình yêu thương, ông mới có thể lên án mạnh mẽ thế lực đồng tiền đã vùi dập con người, biến tài sắc thành món hàng tủi nhục. Vì thế trong đoạn trích có những dòng thơ tuy là ngôn ngữ kể chuyện nhưng dường như tác giả đã hoá thân vào nhân vật để cảm thông và thay nhân vật nói lên nỗi đau đớn, phẫn uất trước cảnh mua bán ê chề: Nỗi mình thêm tức nỗi nhà/Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng.
Tóm lại, Mã Giám Sinh mua Kiều là một đoạn trích tiêu biểu cho những giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc của kiệt tác Truyện Kiều. Về nghệ thuật, đoạn trích thành công ở việc khắc họa sinh động chân dung nhân vật bằng bút pháp tả thực và kết hợp uyển chuyển giữa yếu tố tự sự với trữ tình để tạo nên những nét đặc sắc về đặc trưng thể loại. Về nội dung chủ đề, đoạn trích đã phản ánh chân thật bức tranh xã hội đương thời; tố cáo mặt trái của đồng tiền và những thế lực bạo tàn đã chà đạp lên mọi giá trị; đồng thời thể hiện niềm thương cảm, xót xa cho tình cảnh tội nghiệp của con người.
(Nhóm biên soạn)
Nội dung chủ đề của đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều không được làm rõ qua phương diện nào?
Phân tích đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều
Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều kể về những sự việc mở đầu quãng đời mười lăm năm lưu lạc, chìm nổi của Thúy Kiều trong Truyện Kiều. Dù chỉ có một vài sự việc nhưng với biệt tài khắc họa chân dung nhân vật, kết hợp tài tình giữa yếu tố tự sự và trữ tình, Nguyễn Du đã tái hiện chân thật bức tranh đen tối của xã hội đương thời và thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc trước thực trạng đau đớn ấy.
Sự việc được kể lại trong đoạn trích là hệ quả của một chuỗi những diễn biến trước đó: sau khi Kim Trọng về Liêu Dương chịu tang chú, gia đình Kiều bị thằng bán tơ vu oan, Vương Ông và Vương Quan bị bắt giữ, bị đánh đập, nhà cửa bị vơ vét hết của cải. Để có tiền chuộc cha và em trai, Kiều quyết định bán mình. Trong tình cảnh ấy, nhờ sự mách bảo của mụ mối, Mã Giám Sinh đã tìm đến mua Kiều với danh nghĩa là cưới nàng làm vợ lẽ.
Về hình thức nghệ thuật, nét độc đáo đầu tiên làm nên sức hấp dẫn của đoạn trích chính là nghệ thuật miêu tả nhân vật. Với đoạn trích này, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp tả thực để khắc họa chân dung nhân vật phản diện Mã Giám Sinh qua những chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động, ngôn ngữ. Trước tiên, qua vẻ bề ngoài, Mã Giám Sinh hiện lên là một kẻ lố lăng, vô học và trắng trợn. Về ngoại hình, ở tuổi trạc ngoại tứ tuần, họ Mã vẫn mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao. Vào thời Nguyễn Du, khi những người trạc tuổi hắn lẽ ra phải để râu, ăn mặc trang trọng, đứng đắn thì qua hai câu thơ đặc tả ngoại hình, Mã Giám Sinh đã lộ vẻ chải chuốt, kệch cỡm, không phù hợp với lứa tuổi. Còn về ngôn ngữ, cách trả lời khiếm nhã, cộc lốc (Hỏi tên, rằng..., Hỏi quê, rằng...) của họ Mã càng cho thấy đó là một kẻ vô học, hợm hĩnh. Về hành động, họ Mã càng cố đóng vai một người thuộc tầng lớp trên thì cách đi đứng, hành xử của hắn lại càng tố cáo hắn và bọn đầy tớ thực ra chỉ là một lũ lưu manh, đáng ngờ: Trước thầy sau tớ lao xao; Ghế trên ngồi tót sỗ sàng. Cách xây dựng nhân vật bằng bút pháp tả thực ấy đã thể hiện thái độ khinh bỉ và căm ghét của tác giả đối với bọn bất lương.
Hình thức nghệ thuật của đoạn trích còn hấp dẫn người đọc ở sự kết hợp tài tình giữa yếu tố tự sự và trữ tình. Yếu tố tự sự được thể hiện qua việc Nguyễn Du đã kể lại chi tiết một cuộc mua bán đặc biệt (mua bán người) với những sự việc và nhân vật cụ thể. Đó là cách kể diễn biến các sự việc theo trình tự thời gian qua lời của người kể chuyện ngôi thứ ba. Còn sự thể hiện của yếu tố trữ tình trong đoạn trích là cách tác giả khéo léo miêu tả tâm trạng nhân vật (Thúy Kiều) và sử dụng ngôn ngữ bình luận để bộc lộ thái độ, sự đánh giá đối với các nhân vật. Hai yếu tố này kết hợp uyển chuyển và biểu hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau trong đoạn trích, góp phần làm nên sức hấp dẫn, cuốn hút của mạch truyện. Chẳng hạn như một dòng thơ có nội dung kể có thể được tiếp nối bằng một dòng bình luận hoặc tả tâm trạng, ví dụ: Mối càng vén tóc bắt tay (kể); Nét buồn như cúc điệu gầy như mai (tả tâm trạng, bình luận). Hoặc sự kết hợp ấy cũng có thể xuất hiện ngay chính trong một dòng thơ, chẳng hạn như: Ghế trên ngồi (kể) tót sỗ sàng (bình luận, đánh giá).
Bên cạnh đó, đoạn trích thể hiện chủ đề tiêu biểu cho giá trị nội dung của Truyện Kiều: bức tranh hiện thực của một xã hội tha hóa vì đồng tiền và tấm lòng nhân đạo sâu sắc của tác giả. Hiện thực thối nát của xã hội ấy đã được phơi bày qua cách Nguyễn Du tái hiện chân thật cảnh mua bán người ngụy trang dưới hình thức của một lễ đính hôn. Trong khung cảnh ấy, người mua với thái độ hợm hĩnh (Tiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong) đã sẵn sàng chà đạp tài sắc và phẩm giá của người khác; còn người bán vì bị ép đến đường cùng, để cứu gia đình khỏi cơn gia biến cũng đành liều mình nhắm mắt đưa chân với bao nỗi niềm đau đớn, tủi nhục. Hiện thực ấy còn được phản ánh sinh động qua chân dung điển hình của những kẻ buôn người như Mã Giám Sinh. Hình ảnh cô Kiều đáng thương, tội nghiệp trong đoạn trích cũng là một minh chứng sống động cho nỗi đau của con người trong hoàn cảnh xã hội ấy. Vốn là một cô gái tài sắc vẹn toàn, ý thức rất rõ giá trị của bản thân nên khi phải đem mình ra làm món hàng cho người ta mua bán, Kiều hết sức đau đớn, tủi hổ: Ngại ngùng dợn gió e sương, Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày, Nét buồn như cúc điệu gầy như mai,...
Trước hiện thực ấy, Nguyễn Du đã thể hiện rõ thái độ của mình, qua đó cho thấy tấm lòng nhân đạo sâu sắc của ông. Phải rất khinh bỉ, căm phẫn bọn buôn người, Nguyễn Du mới có thể dựng được chân dung một Mã Giám Sinh đầy mỉa mai, châm biếm đến thế. Đồng thời, cũng vì rất giàu tình yêu thương, ông mới có thể lên án mạnh mẽ thế lực đồng tiền đã vùi dập con người, biến tài sắc thành món hàng tủi nhục. Vì thế trong đoạn trích có những dòng thơ tuy là ngôn ngữ kể chuyện nhưng dường như tác giả đã hoá thân vào nhân vật để cảm thông và thay nhân vật nói lên nỗi đau đớn, phẫn uất trước cảnh mua bán ê chề: Nỗi mình thêm tức nỗi nhà/Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng.
Tóm lại, Mã Giám Sinh mua Kiều là một đoạn trích tiêu biểu cho những giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc của kiệt tác Truyện Kiều. Về nghệ thuật, đoạn trích thành công ở việc khắc họa sinh động chân dung nhân vật bằng bút pháp tả thực và kết hợp uyển chuyển giữa yếu tố tự sự với trữ tình để tạo nên những nét đặc sắc về đặc trưng thể loại. Về nội dung chủ đề, đoạn trích đã phản ánh chân thật bức tranh xã hội đương thời; tố cáo mặt trái của đồng tiền và những thế lực bạo tàn đã chà đạp lên mọi giá trị; đồng thời thể hiện niềm thương cảm, xót xa cho tình cảnh tội nghiệp của con người.
(Nhóm biên soạn)
Các đoạn văn trong bài viết thường được viết theo kiểu đoạn nào?
Sự việc được kể lại trong đoạn trích là hệ quả của một chuỗi những diễn biến trước đó: sau khi Kim Trọng về Liêu Dương chịu tang chú, gia đình Kiều bị thằng bán tơ vu oan, Vương Ông và Vương Quan bị bắt giữ, bị đánh đập, nhà cửa bị vơ vét hết của cải. Để có tiền chuộc cha và em trai, Kiều quyết định bán mình. Trong tình cảnh ấy, nhờ sự mách bảo của mụ mối, Mã Giám Sinh đã tìm đến mua Kiều với danh nghĩa là cưới nàng làm vợ lẽ.
Nội dung của đoạn văn trên là gì?
Bấm chọn câu văn nêu bằng chứng được sử dụng trong đoạn văn.
Về hình thức nghệ thuật, nét độc đáo đầu tiên làm nên sức hấp dẫn của đoạn trích chính là nghệ thuật miêu tả nhân vật. Với đoạn trích này, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp tả thực để khắc họa chân dung nhân vật phản diện Mã Giám Sinh qua những chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động, ngôn ngữ. Trước tiên, qua vẻ bề ngoài, Mã Giám Sinh hiện lên là một kẻ lố lăng, vô học và trắng trợn. Về ngoại hình, ở tuổi trạc ngoại tứ tuần, họ Mã vẫn "mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao".
Trước hiện thực ấy, Nguyễn Du đã thể hiện rõ thái độ của mình, qua đó cho thấy tấm lòng nhân đạo sâu sắc của ông. Phải rất khinh bỉ, căm phẫn bọn buôn người, Nguyễn Du mới có thể dựng được chân dung một Mã Giám Sinh đầy mỉa mai, châm biếm đến thế. Đồng thời, cũng vì rất giàu tình yêu thương, ông mới có thể lên án mạnh mẽ thế lực đồng tiền đã vùi dập con người, biến tài sắc thành món hàng tủi nhục. Vì thế trong đoạn trích có những dòng thơ tuy là ngôn ngữ kể chuyện nhưng dường như tác giả đã hoá thân vào nhân vật để cảm thông và thay nhân vật nói lên nỗi đau đớn, phẫn uất trước cảnh mua bán ê chề: Nỗi mình thêm tức nỗi nhà/Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng.
Phép liên kết nào được sử dụng trong câu in đậm? (Chọn 2 đáp án)
II. Hướng dẫn quy trình viết
* Đề bài:
Viết bài giới thiệu về "Vẻ đẹp của truyện thơ Việt Nam" là một trong số những hoạt động mà Câu lạc bộ Văn học trường em tổ chức nhằm khuyến khích học sinh tìm hiểu truyện thơ dân tộc. Để hưởng ứng hoạt động ấy, em hãy chọn một đoạn trích trong một truyện thơ mà mình yêu thích để viết bài phân tích và gửi cho câu lạc bộ.
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết
Trước khi viết, cần trả lời những câu hỏi sau:
- Đề tài của bài viết này là gì?
- Thực hiện bài viết này nhằm mục đích gì?
- Người đọc bài viết có thể là ai? Họ mong đợi điều gì từ bài viết của em?
- Lựa chọn cách viết như thế nào cho phù hợp với mục đích và đối tượng người đọc?
- Xác định (những) cách thu thập tư liệu cho bài viết. Chú ý tính chính xác, đáng tin cậy của tư liệu và ghi chép nguồn tư liệu.
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
Vận dụng cách tìm ý, lập dàn ý cho bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học đã học ở Bài 2 để tìm ý và lập dàn ý cho đề bài này. Để nhận ra nét đặc sắc về nghệ thuật của một tác phẩm truyện thơ, cần chú ý đặc điểm hình thức của thể loại truyện thơ (xem lại nội dung phần Tri thức Ngữ văn của bài học này)
Bước 3: Viết bài
Triển khai bài viết dựa trên dàn ý. Khi viết, cần chú ý:
- Thực hiện theo những nội dung đã được đề cập ở bước Viết bài của Bài 2.
- Vận dụng kiến thức về các kiểu đoạn văn đã học ở lớp 8 để tạo lập đoạn văn, viết đoạn có câu chủ đề hiện rõ (đoạn diễn dịch, đoạn quy nạp, đoạn hỗn hợp) và dùng câu chủ đề để trình bày luận điểm của bài viết.
- Vận dụng kiến thức về các phép liên kết trong văn bản đã học ở lớp 7 để tạo sự mạch lạc, liên kết chặt chẽ cho bài viết.
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm
- Đọc lại bài viết của mình và dùng bảng kiểm để tự chỉnh sửa.
Bảng kiểm kĩ năng viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học
Tiêu chí | Đạt | Chưa đạt | |
Mở bài | Giới thiệu tên tác phẩm, thể loại, tên tác giả | ||
Khái quát những nét đặc sắc của tác phẩm (chủ đề, hình thức nghệ thuật nổi bật) | |||
Thân bài | Trình bày luận điểm về chủ đề tác phẩm | ||
Phân tích lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ một vài khía cạnh nội dung chủ đề | |||
Trình bày luận điểm về những nét đặc sắc nghệ thuật | |||
Phân tích lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ các đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm | |||
Kết bài | Khẳng định lại ý kiến về chủ đề, những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm | ||
Nêu suy nghĩ, cảm xúc hoặc bài học rút ra từ tác phẩm | |||
Diễn đạt | Không mắc lỗi chính tả, dùng từ và đặt câu | ||
Cách mở bài lôi cuốn, hấp dẫn | |||
Cách kết bài đặc sắc, ấn tượng | |||
Sử dụng hiệu quả các phép liên kết để tạo sự mạch lạc cho bài viết |
- Đọc lại bài viết từ góc độ người đọc và trả lời các câu hỏi sau:
1. Điều em thích nhất và điều em muốn điều chỉnh ở bài viết này là gì?
2. Từ bài viết này, em rút thêm được kinh nghiệm gì về việc viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học?
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây