Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Tự luận (3,0 điểm) SVIP
Tải đề xuống bằng file Word
(1 điểm)
a. Trình bày vai trò của động vật.
b. Trình bày tác hại của động vật.
Hướng dẫn giải:
a. Vai trò của động vật:
* Vai trò với tự nhiên:
- Là mắt xích quan trọng của chuỗi thức ăn trong tự nhiên, góp phần duy trì trạng thái cân bằng về mặt số lượng các loài trong hệ sinh thái.
- Giúp cải tạo đất. Ví dụ: giun đất, dế, bọ hung,…
- Giúp thụ phấn cho cây và phát tán hạt cây.
* Vai trò với con người:
- Cung cấp thức ăn (bò, lợn, gà,…)
- Cung cấp nguyên liệu phục vụ đời sống (cừu, ong,…)
- Làm đồ mĩ nghệ, trang sức (ốc, trai,…)
- Phục vụ nhu cầu giải trí và an ninh.
- Tiêu diệt sinh vật gây hại, bảo vệ mùa màng.
- Phục vụ nghiên cứu, học tập, thử nghiệm thuốc chữa bệnh.
b. Tác hại của động vật:
- Giun, sán kí sinh gây bệnh cho người (sán chó, sán lá gan,...).
- Gây hại cho vật nuôi (Ve, rận kí sinh trên chó, mèo,...).
- Trung gian truyền bệnh (muỗi Anophen truyền bệnh sốt rét).
- Phá hoại mùa màng (ốc bươu vàng hại lúa,...).
(1 điểm)
a. Giải thích tại sao khi vật chuyển động trong môi trường (như không khí hay nước) thì vật sẽ chịu tác dụng của lực cản môi trường.
b. Hãy lấy 3 ví dụ về một vật chuyển động trong môi trường và mô tả chiều lực cản tác dụng lên vật đó.
Hướng dẫn giải:
a. Khi vật chuyển động trong môi trường thì lực ma sát giữa vật và môi trường xuất hiện, cản trở chuyển động của vật. Lực đó được gọi là lực cản của môi trường (nước, không khí).
b. Các ví dụ về lực cản môi trường:
- Một chiếc ô tô chuyển động sẽ chịu lực cản của không khí, lực này có cùng phương với phương chuyển động, chiều ngược với chiều chuyển động của ô tô.
- Một con cá chuyển động trong nước sẽ chịu lực cản của nước, lực này có cùng phương với phương chuyển động, chiều ngược với chiều chuyển động của con cá.
- Một người nhảy dù thì người và dù sẽ chịu lực cản của không khí, lực này có cùng phương với phương chuyển động, chiều ngược với chiều chuyển động của người và dù. Lực cản của không khí giúp người nhảy dù rơi xuống đất chậm và an toàn.
(1 điểm)
a. Mặt Trăng có tự phát sáng không? Tại sao ta có thể nhìn thấy Mặt Trăng từ Trái Đất?
Tại sao ta nhìn thấy các hình dạng khác nhau của Mặt Trăng vào các ngày khác nhau trong tháng?
b. Ta nhìn thấy Trăng tròn, Trăng lưỡi liềm và Không trăng khi nào?
Hướng dẫn giải:
a. Mặt Trăng là một vật thể không tự phát sáng. Chúng ta thấy Mặt Trăng là do nó phản chiếu ánh sáng Mặt Trời.
Mặt Trăng có dạng hình cầu nên lúc nào cũng chỉ có một nửa Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng, nửa còn lại nằm trong bóng tối ta không nhìn thấy được. Mỗi thời điểm, phần bề mặt Mặt Trăng hướng về Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng có diện tích khác nhau nên ta thấy hình dạng Mặt Trăng là khác nhau.
b. Không Trăng: khi Mặt Trăng ở cùng phía với Mặt Trời, mặt tối của nó quay về phía Trái Đất cho nên chúng ta không thấy Mặt Trăng, đó là ngày không Trăng.
Trăng lưỡi liềm: khi chỉ một phần Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng quay về phía Trái Đất thì ta thấy Trăng lưỡi liềm.
Trăng tròn: Khi Mặt Trăng ở phía ngược lại với Mặt Trời, nửa được Mặt Trời chiếu sáng của nó quay về phía Trái Đất, ta thấy một Mặt Trăng tròn.