Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Tự luận SVIP
Tải đề xuống bằng file Word
I. ĐỌC – HIỂU (6.0 ĐIỂM)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
(1) Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ. […] Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi không còn nhu cầu đó nữa, thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng. Đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách cũng rất nghiêm túc, lâu dài. Tôi chỉ muốn thử nêu lên ở đây một đề nghị: Tôi đề nghị các tổ chức thanh niên của chúng ta, bên cạnh những sinh hoạt thường thấy hiện nay, nên có một cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước; và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình.
(2) Gần đây có một nước đã phát động phong trào trong toàn quốc mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách. Chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động mỗi người trong mỗi năm đọc lấy một cuốn sách. Cứ bắt đầu bằng việc rất nhỏ, không quá khó. Việc nhỏ đấy nhưng rất có thể là việc nhỏ khởi đầu một công cuộc lớn.
(Theo Nguyên Ngọc, Một đề nghị, tạp chí điện tử Tiasang.com.vn, ngày 19/7/2007)
Câu 1. (0.5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
Câu 2. (0.5 điểm) Tìm câu chủ đề của đoạn (1).
Câu 3. (1.0 điểm) Trong văn bản trên, để phát triển phong trào đọc sách cho các tổ chức thanh niên, tác giả đã đề nghị điều gì?
Câu 4. (1.0 điểm) Tìm 1 từ Hán Việt trong văn bản và giải nghĩa từ Hán Việt đó.
Câu 5. (1.0 điểm) Tác giả thể hiện thái độ gì qua văn bản trên?
Câu 6. (2.0 điểm) Từ văn bản trên, em hãy viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu suy nghĩ của bản thân về tầm quan trọng của việc đọc sách.
Hướng dẫn giải:
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.
Câu 2. Câu chủ đề của đoạn (1): Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ.
Câu 3. Trong văn bản trên, để phát triển phong trào đọc sách cho các tổ chức thanh niên, tác giả đã đề nghị các tổ chức thanh niên của chúng ta, bên cạnh những sinh hoạt thường thấy hiện nay, nên có một cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước; và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình.
Câu 4. HS tìm được 1 từ Hán Việt và giải thích ngắn gọn, đúng nghĩa của từ đó.
Ví dụ: Từ Hán Việt “thảo luận”: trao đổi ý kiến, có phân tích lí lẽ, để làm sáng tỏ một vấn đề mà nhiều người đang cùng quan tâm đến.
Câu 5. Tác giả thể hiện sự trân trọng đối với sách, khẳng định ý nghĩa của việc đọc sách.
Câu 6. HS cần đảm bảo những yêu cầu sau:
– Tập trung bàn luận về ý nghĩa của việc đọc sách.
– Viết đúng hình thức đoạn văn, dung lượng theo yêu cầu (5 – 7 câu).
– Đảm bảo viết đúng chính tả, ngữ pháp.
II. VIẾT (4.0 ĐIỂM)
Viết bài văn tả lại một cảnh sinh hoạt mà em đã tham gia hoặc chứng kiến.
Hướng dẫn giải:
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn miêu tả: ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.
b. Xác định đúng yêu cầu của bài văn miêu tả: tả một cảnh sinh hoạt em đã chứng kiến hoặc tham gia.
c. . Triển khai yêu cầu của bài
HS có thể triển khai bài làm theo nhiều hướng khác nhau, đảm bảo các yêu cầu sau:
* Mở bài: giới thiệu về cảnh sinh hoạt định tả (chợ phiên, hội thi thể thao, cảnh lao động,…).
* Thân bài: miêu tả chi tiết cảnh sinh hoạt: cần lựa chọn trình tự miêu tả hợp lí, ví dụ:
– Quang cảnh cảnh sinh hoạt.
– Diễn biến của cảnh sinh hoạt.
* Kết bài: nêu cảm xúc, suy nghĩ về cảnh sinh hoạt đã tả.
d. Chính tả, ngữ pháp: đúng chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, sinh động.