Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lý thuyết về thơ song thất lục bát, thơ tám chữ và thơ tự do SVIP
I. KIẾN THỨC CHUNG VỀ THƠ
1. Một số yếu tố hình thức của bài thơ
- Dòng thơ, vần, nhịp:
Nối các yếu tố hình thức của bài thơ với khái niệm/ đặc điểm tương ứng.
Nối những kiểu vần dưới đây với đặc điểm tương ứng.
- Kết cấu: Là toàn bộ cách tổ chức, sắp xếp, liên kết các yếu tố tạo nên tác phẩm nghệ thuật. Trong thơ, đó là cách tổ chức, sắp xếp, liên kết mạch cảm xúc, thế giới hình tượng và các phương tiện ngôn ngữ được dùng để biểu đạt.
2. Một số yếu tố nội dung của bài thơ
- Đề tài: Là phạm vi, hiện tượng đời sống được thể hiện trong bài thơ. Ví dụ: Người lính, người nông dân, chiến tranh, thiếu nhi,...
- Chủ đề: Là vấn đề chính được thể hiện trong bài thơ. Chủ đề thường được người đọc tự rút ra từ toàn bộ nội dung của bài thơ. Tuy vậy, trong nhiều trường hợp, một số yếu tố nổi bật của bài thơ có thể làm căn cứ quan trọng để xác định chủ đề:
+ Nhan đề có thể hé lộ cho người đọc phần nào chủ đề của bài thơ.
+ Một số yếu tố khác gắn với đặc trưng thể loại có thể giúp người đọc nắm được chủ đề của bài thơ như mạch cảm xúc, hình ảnh thơ,...
- Cảm hứng chủ đạo: Là trạng thái cảm xúc, tình cảm mãnh liệt xuyên suốt bài thơ, gắn với tư tưởng, cách đánh giá của tác giả, có khả năng tác động mạnh đến cảm xúc của người đọc.
- Thông điệp:
Điền vào chỗ trống.
Thông điệp là điều tác giả muốn , gửi gắm, nhắn nhủ (bài học, , lời cảnh báo) đến người đọc qua bài thơ và được người đọc , liên hệ,... dựa vào việc tìm hiểu ngôn từ, ,... của bài thơ.
(Kéo thả hoặc click vào để điền)
II. KIẾN THỨC VỀ THƠ SONG THẤT LỤC BÁT, THƠ TÁM CHỮ, THƠ TỰ DO
1. Khái niệm
- Thơ song thất lục bát: Là thể thơ kết hợp giữa thơ thất ngôn và thơ lục bát: Kết hợp đan xen từng cặp câu song thất (7 tiếng) với từng cặp câu lục bát (6 - 8 tiếng) tạo thành một kết cấu trọn vẹn về ý và âm thanh, nhạc điệu.
- Thơ tám chữ: Cũng như thơ sáu chữ, bảy chữ, thơ tám chữ là thể thơ được xác định dựa vào số chữ (tiếng) trong mỗi dòng thơ.
- Thơ tự do: Là thể thơ không tuân theo những quy tắc cố định về số tiếng trong một dòng, cấu trúc hay vần điệu.
2. Đặc trưng của mỗi thể loại
Yếu tố | Thơ song thất lục bát | Thơ tám chữ | Thơ tự do |
Số chữ/ dòng thơ |
- Cặp song thất: 7 chữ/ dòng. - Cặp lục bát: 6 - 8 chữ/ dòng. |
8 chữ/ dòng. | Không cố định. |
Gieo vần |
- Sử dụng cả vần lưng và vần chân. - Mỗi khổ chỉ có 1 vần trắc và ba vần bằng. - Tiếng cuối của dòng thất đầu tiên hiệp vần với tiếng thứ năm của dòng thất tiếp theo (vần trắc). - Tiếng cuối của dòng thất dưới hiệp vần với tiếng cuối của dòng lục (vần bằng). - Tiếng cuối của dòng lục hiệp vần với tiếng thứ sáu của dòng bát (vần bằng). - Tiếng cuối của dòng bát hiệp vần với tiếng thứ ba hoặc thứ năm của dòng thất kế đó (vần bằng) và tiếp tục như thế cho đến hết bài thơ. |
Gieo vần theo nhiều cách khác nhau nhưng phổ biến là gieo vần chân (vần liền hoặc vần cách). | Không có quy định bắt buộc về vần, gieo vần linh hoạt tùy thuộc vào mục đích của người viết. |
Ngắt nhịp |
- Các câu 7 chữ thường ngắt nhịp lẻ trước chẵn sau (3/4 hoặc 3/2/2). - Cặp câu 6 - 8 ngắt theo thể lục bát - ngắt nhịp chẵn. |
Linh hoạt, đa dạng. | Linh hoạt, đa dạng. |
Thanh điệu | Thanh bằng (B) - trắc (T) của các tiếng ở một số vị trí trong câu thơ là cố định. | Không có quy định về thanh điệu. | Không có quy định về thanh điệu. |
Xác định thể thơ của các đoạn thơ dưới đây.
a. Hắn rướn cổ, giương mi, trơn mắt
Như hổ mang chợt bắt được mồi
Trừng trừng trông ngược trông xuôi
Trông vào bếp lửa: Một nồi cơm to.
(Bà má Hậu Giang, Tố Hữu)
=> Thể thơ: .
b. Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
(Quê hương, Tế Hanh)
=> Thể thơ: .
c. Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
"Ai bảo chăn trâu là khổ?"
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
Những ngày trốn học
Đuổi bướm cầu ao
Mẹ bắt được...
Chưa đánh roi nào đã khóc!
(Quê hương, Giang Nam)
=> Thể thơ: .
Bấm chọn những vần được gieo trong đoạn thơ dưới đây.
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
(Quê hương, Tế Hanh)
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây