Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Viết bài văn nghị luận bàn về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ (Cách ứng xử trong các mối quan hệ gia đình, xã hội) SVIP
VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN BÀN VỀ MỘT VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TUỔI TRẺ (CÁCH ỨNG XỬ TRONG CÁC MỐI QUAN HỆ GIA ĐÌNH, XÃ HỘI)
I. Định hướng
1. Định nghĩa
- Bài văn nghị luận về một vấn đề liên quan tới tuổi trẻ (cách ứng xử trong các mối quan hệ gia đình, xã hội) là kiểu bài dùng lí lẽ và bằng chứng để bàn luận, làm quan niệm và cách ứng xử trong mối quan hệ gia đình, xã hội, để từ đó thu hút sự quan tâm, khơi gợi những suy nghĩ về bổn phận, tác động tích cực đến việc hình thành nhân cách của giới trẻ.
2. Yêu cầu
Câu hỏi:
@204652595446@
Câu hỏi:
@204655807951@
II. Phân tích bài viết tham khảo "Yêu là biết sống đẹp hơn"
Câu hỏi:
@204656233233@
1. Luận điểm 1: Thuận lợi và hạn chế của tình yêu trong bối cảnh xã hội hiện đại
- Lí lẽ 1: Con người bây giờ đã có được sự bình đẳng, tự do trong tình yêu, tự do lựa chọn và chủ động tìm kiếm hạnh phúc.
- Bằng chứng: Các bạn trẻ không phải chịu cảnh "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy", cũng không bị các hủ tục khắt khe trói buộc; Người phụ nữ thoát khỏi thân phận lệ thuộc và "búa rìu dư luận" như xưa.
- Lí lẽ 2: Con người bây giờ đã có được sự bình đẳng, tự do trong tình yêu. Nhưng cũng chính cuộc sống hiện đại đã làm nảy sinh không ít quan niệm về tình yêu và cách ứng xử lệch lạc, thậm chí "xấu xí" trong tình yêu.
- Bằng chứng:
+ Có người cho rằng tình yêu thời hiện đại phải khác tình yêu theo quan điểm truyền thống. Từ đó dẫn đến thực trạng "đến" và "đi" trong tình yêu có chiều hướng ngày càng dễ dãi.
+ Nhiều bạn trẻ yêu theo "trào lưu".
+ Nhiều người coi việc chinh phục được đối tượng là chiến tích, càng nhiều càng đáng tự hào.
+ Không ít đôi dễ dàng "sống thử" một cách ngẫu hứng, tùy tiện khiến cho tình cảm nhanh chóng tan vỡ, để lại thất vọng, chán chường, thậm chí là căm ghét, hận thù.
+ Khi tình yêu không được đáp lại hoặc đổ vỡ, chia li thì có cách ứng xử tiêu cực như: lăng mạ, bôi xấu, "cho một trận dằn mặt", thậm chí hủy hoại hình hài hoặc cướp đi sinh mạng của người yêu.
Câu hỏi:
@204660959873@
- Ý kiến chủ quan:
+ Từ đó tác giả rút ra phản bác: Tôi hoàn toàn không tin những kẻ đó chỉ vì "quá yêu" mà không thể kiểm soát bản thân, mà hóa thành mù quáng.
+ Đồng thời, tác giả khẳng định: Tình yêu sâu sắc, mãnh liệt luôn gắn liền với lòng bao dung, vị tha, cao thượng. Tình yêu phải trở thành nguồn sức mạnh kì diệu giúp mỗi người vượt qua khó khăn, thử thách trên đường đời và vượt lên chính mình.
=> Hệ thống lí lẽ và bằng chứng được người viết sử dụng để phản biện có sức thuyết phục, bám vào thực tế ngoài đời sống.
2. Luận điểm 2: Những cách ứng xử đúng đắn trong tình yêu
- Lí lẽ 1: Yêu không chỉ là nhớ nhung da diết mà còn phải biết sống có trách nhiệm với mình, với người yêu. Người "biết yêu" thực sự sẽ đặt cuộc sống và hạnh phúc của người yêu lên vị trí hàng đầu.
- Bằng chứng 1:
+ Câu chuyện về tình yêu của một cặp đôi trong trường của tác giả.
+ Câu chuyện về chàng trai đem lòng yêu thương cô gái mang bệnh hiểm nghèo, vượt qua bao khó khăn để thành đôi.
=> Bằng chứng từ cuộc sống thực tế.
- Lí lẽ 2: Yêu là phải biết sống sao cho xứng đáng với tình yêu. Tình cảm ấy hòa quyện với tình yêu gia đình, quê hương xứ sở, trách nhiệm với cộng đồng.
- Bằng chứng 2:
+ Người lính trên con đường chiến đấu vẫn "bồn chồn nhớ mắt người yêu", "Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm", nhớ thương "người vợ chờ/ bé bỏng chiều quê".
+ Những trang nhật kí tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thùy Trâm.
+ Bài thơ Hôn của Phùng Quán: "Em ơi rất có thể/ Anh chết giữa chiến trường/ Đôi môi tươi đạn xé/ Chưa một lần được hôn!/ Nhưng dù chết em ơi/ Yêu em anh không thể/ Hôn em bằng đôi môi/ Của một người nô lệ".
Câu hỏi:
@204662197928@
- Lí lẽ 3: Khi tình yêu không được đền đáp hoặc tan vỡ, con người càng phải có trách nhiệm cao hơn để xứng đáng với tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng này. Trong cuộc sống có nhiều cặp đôi dẫu không nên duyên vẫn có thể là bạn hoặc vẫn nhớ về nhau với những kỉ niệm tốt lành.
- Bằng chứng 3:
+ Bài thơ tình Tôi yêu em nổi tiếng của Pushkin.
+ Chàng trai trong bài ca dao Mình nói dối ta: Ta đi qua ngõ, thấy mình bò", "Con mình những trấu cùng tro,/ Ta đi xách nước rửa cho con mình".
III. Thực hành viết
1. Chuẩn bị viết: Chọn đề tài.
2. Tìm ý
- Trả lời một số câu hỏi sau để tìm ý:
+ Bạn muốn bàn luận về quan điểm và cách ứng xử trong mối quan hệ nào?
+ Quan điểm cá nhân của bạn về vấn đề như thế nào?
+ Bạn sẽ đối thoại với những ý kiến trái chiều nào?
+ Bạn sẽ đưa ra những lí lẽ gì và huy động những bằng chứng nào?
3. Lập dàn ý
Câu hỏi:
@204663573788@
4. Kiểm tra, chỉnh sửa
- Đọc lại bài viết, kiểm tra các luận điểm.
- Đối chiếu với dàn ý đã lập.
- Chỉnh sửa lỗi chính tả, diễn đạt, ngữ pháp.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây