Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết SVIP
I. Ôn tập tri thức về kiểu bài
Hoàn thiện khái niệm sau.
Bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết thuộc kiểu bài , trong đó, người viết nêu lí lẽ, bằng chứng để một vấn đề cần , từ đó, đưa ra những giải pháp khả thi, thuyết phục cho vấn đề.
(Kéo thả hoặc click vào để điền)
II. Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản
Phòng ngừa "bệnh" nói, viết sáo rỗng
Sáo rỗng là một "căn bệnh" nhiều người thường mắc phải trong giao tiếp nói cũng như viết. Trên thực tế, đây là một trong những "căn bệnh" không kém phần nguy hại mà chúng ta cần hiểu rõ để tìm cách khắc phục, phòng tránh phù hợp.
Theo Từ điển tiếng Việt (Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Ngôn ngữ học, 1992), từ "sáo" được dùng để chỉ cách nói, cách viết theo một khuôn mẫu có sẵn, nghe kêu nhưng rỗng, nhàm, không chân thực.
Đúng vậy, trong khi nói và viết, những từ ngữ, câu văn "sáo", nghe thì "kêu như chuông, nổ như pháo", nhưng lại thường rỗng về nghĩa, hoặc vượt quá tính chất, mức độ cần thiết so với nội dung biểu đạt.
Trước đây, "bệnh" sáo rỗng thường xuất hiện ở những câu khẩu hiệu rất hoành tráng, bắt gặp ở nhiều nơi. Ví dụ như khẩu hiệu: "Quá khứ oanh liệt, hiện tại vẻ vang, tương lai rực rỡ". Cụm từ thứ nhất nhằm mục đích tuyên truyền con người biết trân trọng, tự hào với quá khứ là đúng, nhưng hai cụm từ tiếp theo "hiện tại vẻ vang, tương lai rực rỡ" xuất hiện trong bối cảnh toàn xã hội đang gồng mình vượt qua khó khăn của cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, thậm chí rất nhiều người dân vẫn phải vật lộn với miếng cơm manh áo để tồn tại thì câu khẩu hiệu trên lại trở nên xa lạ với số đông.
Ngày nay, "bệnh" sáo rỗng vẫn tiếp tục lây lan ra nhiều nơi, nhiều người. Có cán bộ địa phương xuống thăm cơ sở (nhất là ở các xã miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa) khi nói chuyện với bà con nông dân toàn dùng những từ "đao to búa lớn", đại loại như: phải xây dựng xã vững về chính trị, giàu về kinh tế, đẹp về văn hóa, mạnh về quốc phòng - an ninh; phải khai thác tiềm năng sẵn có, xác định cho được một ngành kinh tế mũi nhọn để làm hướng đột phá cho sự phát triển; phải phấn đấu đưa địa phương trở thành đầu tàu dẫn dắt cho cả vùng, cả khu vực;...
Có lẽ, "bệnh" sáo rỗng thời nay dễ thấy nhất là hầu như đi đâu, chỗ nào người ta cũng nói đến từ "4.0" như một thứ mốt thời thượng. Trong hội nghị, trên diễn đàn, ở văn bản báo cáo, thậm chí cả lúc trà dư tửu hậu, người ta liên tục nhắc đến đủ thứ "4.0". Không chỉ "trí thức 4.0", "doanh nghiệp 4.0", "doanh nhân 4.0", "lãnh đạo 4.0", "quản lí 4.0", "trường học 4.0",... mà còn "công nhân 4.0", "nông dân 4.0", "trồng rau 4.0", "nuôi cá 4.0",... thậm chí là "bảo mẫu 4.0", "ô sin 4.0", "lao công 4.0",...
Chả thế mà tại hội nghị nông nghiệp, một bí thư tỉnh ủy ở phía nam từng phải nhắc nhở cán bộ, viên chức ngành nông nghiệp địa phương không lạm dụng từ "4.0" khi trao đổi, trò chuyện với bà con nông dân, vì nói như thế vừa sáo rỗng, vừa xa dân! Còn một đại biểu Quốc hội từng bày tỏ: Miệng luôn nói thời đại "4.0" mà tư duy vẫn ở tầm "0.4" thì khó làm nên trò trống gì!
"Bệnh" sáo rỗng bắt nguồn sâu xa từ thói phô trương, ưa hình thức, sính dùng từ ngữ to tát, mĩ miều để muốn chứng tỏ bản thân là người hiểu biết. Tuy nhiên, nó chẳng khác nào "thùng rỗng kêu to" - câu thành ngữ nhằm ám chỉ, phê phán những người trình độ hiểu biết hạn chế nhưng lại thích khoe khoang, huênh hoang để cố ra vẻ ta đây giỏi lắm, hay lắm.
"Bệnh" sáo rỗng suy cho cùng là một trong những biểu hiện của tâm lí đám đông. Một trong những căn nguyên hình thành tâm lí đám đông là do không ít người thường lo ngại đi ngược lại đám đông, sợ bị chê cười do không nắm bắt và hòa vào trào lưu / xu hướng của đám đông, mặc dù chưa biết đám đông đúng hay sai. Mặt khác, suy nghĩ "đa số thắng thiểu số" cũng khiến nhiều người a dua chạy theo đám đông hào nhoáng nhưng có khi rỗng tuếch.
Vậy có giải pháp nào để khắc phục tình trạng này? Để tránh chạy theo tâm lí đám đông, bản thân mỗi người phải tự trang bị, củng cố, bồi đắp cho mình bản lĩnh, dũng khí, đạo đức, tri thức, niềm tin khoa học để không bị hoà lẫn / nhạt nhòa bởi đám đông bị thao túng, nhưng vẫn đủ tự tin để không bị tụt hậu với chân lí của thời cuộc, xã hội. Bên cạnh đó, mọi người khi nói, viết cần thường xuyên học hỏi, trau dồi, làm giàu ngôn ngữ tiếng Việt; biết sử dụng câu từ đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức, phù hợp với hoàn cảnh, môi trường giao tiếp để góp phần vừa giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, vừa chuẩn mực hoá phong cách ứng xử và lành mạnh hóa môi trường thông tin xã hội.
Như vậy, có thể kết luận: Sáo rỗng là một "căn bệnh" có nhiều tác hại trong công việc, trong sinh hoạt cũng như trong đời sống xã hội. Nó không thể tự nhiên mất đi, trái lại còn rất dễ lây lan. Chúng ta cần nhận thức rõ tác hại của "căn bệnh" này để có giải pháp khắc phục và phòng tránh khả thi. Về giải pháp, những đề xuất trên đây mới chỉ là những gợi ý ban đầu, rất cần được tiếp tục bàn bạc, trao đổi.
(Theo Phòng ngừa "bệnh" nói, viết sáo rỗng, Phúc Nội, https://tuyen-giao.vn, ngày 01/8/2022)
Xếp các ý dưới đây theo trình tự triển khai trong bài viết.
- Khẳng định lại ý nghĩa của việc nhận thức và tìm kiếm giải pháp khả thi cho vấn đề.
- Giải pháp.
- Phân tích các khía cạnh của vấn đề.
- Giải thích khái niệm.
- Giới thiệu vấn đề cần bàn bạc, giải quyết.
Phòng ngừa "bệnh" nói, viết sáo rỗng
Sáo rỗng là một "căn bệnh" nhiều người thường mắc phải trong giao tiếp nói cũng như viết. Trên thực tế, đây là một trong những "căn bệnh" không kém phần nguy hại mà chúng ta cần hiểu rõ để tìm cách khắc phục, phòng tránh phù hợp.
Theo Từ điển tiếng Việt (Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Ngôn ngữ học, 1992), từ "sáo" được dùng để chỉ cách nói, cách viết theo một khuôn mẫu có sẵn, nghe kêu nhưng rỗng, nhàm, không chân thực.
Đúng vậy, trong khi nói và viết, những từ ngữ, câu văn "sáo", nghe thì "kêu như chuông, nổ như pháo", nhưng lại thường rỗng về nghĩa, hoặc vượt quá tính chất, mức độ cần thiết so với nội dung biểu đạt.
Trước đây, "bệnh" sáo rỗng thường xuất hiện ở những câu khẩu hiệu rất hoành tráng, bắt gặp ở nhiều nơi. Ví dụ như khẩu hiệu: "Quá khứ oanh liệt, hiện tại vẻ vang, tương lai rực rỡ". Cụm từ thứ nhất nhằm mục đích tuyên truyền con người biết trân trọng, tự hào với quá khứ là đúng, nhưng hai cụm từ tiếp theo "hiện tại vẻ vang, tương lai rực rỡ" xuất hiện trong bối cảnh toàn xã hội đang gồng mình vượt qua khó khăn của cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, thậm chí rất nhiều người dân vẫn phải vật lộn với miếng cơm manh áo để tồn tại thì câu khẩu hiệu trên lại trở nên xa lạ với số đông.
Ngày nay, "bệnh" sáo rỗng vẫn tiếp tục lây lan ra nhiều nơi, nhiều người. Có cán bộ địa phương xuống thăm cơ sở (nhất là ở các xã miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa) khi nói chuyện với bà con nông dân toàn dùng những từ "đao to búa lớn", đại loại như: phải xây dựng xã vững về chính trị, giàu về kinh tế, đẹp về văn hóa, mạnh về quốc phòng - an ninh; phải khai thác tiềm năng sẵn có, xác định cho được một ngành kinh tế mũi nhọn để làm hướng đột phá cho sự phát triển; phải phấn đấu đưa địa phương trở thành đầu tàu dẫn dắt cho cả vùng, cả khu vực;...
Có lẽ, "bệnh" sáo rỗng thời nay dễ thấy nhất là hầu như đi đâu, chỗ nào người ta cũng nói đến từ "4.0" như một thứ mốt thời thượng. Trong hội nghị, trên diễn đàn, ở văn bản báo cáo, thậm chí cả lúc trà dư tửu hậu, người ta liên tục nhắc đến đủ thứ "4.0". Không chỉ "trí thức 4.0", "doanh nghiệp 4.0", "doanh nhân 4.0", "lãnh đạo 4.0", "quản lí 4.0", "trường học 4.0",... mà còn "công nhân 4.0", "nông dân 4.0", "trồng rau 4.0", "nuôi cá 4.0",... thậm chí là "bảo mẫu 4.0", "ô sin 4.0", "lao công 4.0",...
Chả thế mà tại hội nghị nông nghiệp, một bí thư tỉnh ủy ở phía nam từng phải nhắc nhở cán bộ, viên chức ngành nông nghiệp địa phương không lạm dụng từ "4.0" khi trao đổi, trò chuyện với bà con nông dân, vì nói như thế vừa sáo rỗng, vừa xa dân! Còn một đại biểu Quốc hội từng bày tỏ: Miệng luôn nói thời đại "4.0" mà tư duy vẫn ở tầm "0.4" thì khó làm nên trò trống gì!
"Bệnh" sáo rỗng bắt nguồn sâu xa từ thói phô trương, ưa hình thức, sính dùng từ ngữ to tát, mĩ miều để muốn chứng tỏ bản thân là người hiểu biết. Tuy nhiên, nó chẳng khác nào "thùng rỗng kêu to" - câu thành ngữ nhằm ám chỉ, phê phán những người trình độ hiểu biết hạn chế nhưng lại thích khoe khoang, huênh hoang để cố ra vẻ ta đây giỏi lắm, hay lắm.
"Bệnh" sáo rỗng suy cho cùng là một trong những biểu hiện của tâm lí đám đông. Một trong những căn nguyên hình thành tâm lí đám đông là do không ít người thường lo ngại đi ngược lại đám đông, sợ bị chê cười do không nắm bắt và hòa vào trào lưu / xu hướng của đám đông, mặc dù chưa biết đám đông đúng hay sai. Mặt khác, suy nghĩ "đa số thắng thiểu số" cũng khiến nhiều người a dua chạy theo đám đông hào nhoáng nhưng có khi rỗng tuếch.
Vậy có giải pháp nào để khắc phục tình trạng này? Để tránh chạy theo tâm lí đám đông, bản thân mỗi người phải tự trang bị, củng cố, bồi đắp cho mình bản lĩnh, dũng khí, đạo đức, tri thức, niềm tin khoa học để không bị hoà lẫn / nhạt nhòa bởi đám đông bị thao túng, nhưng vẫn đủ tự tin để không bị tụt hậu với chân lí của thời cuộc, xã hội. Bên cạnh đó, mọi người khi nói, viết cần thường xuyên học hỏi, trau dồi, làm giàu ngôn ngữ tiếng Việt; biết sử dụng câu từ đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức, phù hợp với hoàn cảnh, môi trường giao tiếp để góp phần vừa giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, vừa chuẩn mực hoá phong cách ứng xử và lành mạnh hóa môi trường thông tin xã hội.
Như vậy, có thể kết luận: Sáo rỗng là một "căn bệnh" có nhiều tác hại trong công việc, trong sinh hoạt cũng như trong đời sống xã hội. Nó không thể tự nhiên mất đi, trái lại còn rất dễ lây lan. Chúng ta cần nhận thức rõ tác hại của "căn bệnh" này để có giải pháp khắc phục và phòng tránh khả thi. Về giải pháp, những đề xuất trên đây mới chỉ là những gợi ý ban đầu, rất cần được tiếp tục bàn bạc, trao đổi.
(Theo Phòng ngừa "bệnh" nói, viết sáo rỗng, Phúc Nội, https://tuyen-giao.vn, ngày 01/8/2022)
Trong luận điểm 1, khía cạnh nào của vấn đề "bệnh" sáo rỗng được người viết trình bày? (Chọn 2 đáp án)
Bấm chọn câu văn nêu bằng chứng.
Có lẽ, "bệnh" sáo rỗng thời nay dễ thấy nhất là hầu như đi đâu, chỗ nào người ta cũng nói đến từ "4.0" như một thứ một thời thượng. Trong hội nghị, trên diễn đàn, ở văn bản báo cáo, thậm chí là lúc trà dư tửu hậu, người ta liên tục nhắc đến đủ thứ "4.0". Không chỉ "trí thức 4.0", "doanh nghiệp 4.0", "doanh nhân 4.0", "lãnh đạo 4.0", "quản lí 4.0", "trường học 4.0",... mà còn "công nhân 4.0", "nông dân 4.0", "trồng rau 4.0", "nuôi cá 4.0",... thậm chí là "bảo mẫu 4.0", "ô sin 4.0", "lao công 4.0",...
Bấm chọn câu văn trình bày bằng chứng.
Trước đây, "bệnh" sáo rỗng thường xuất hiện ở những câu khẩu hiệu rất hoành tráng, bắt gặp ở nhiều nơi. Ví dụ như khẩu hiệu: "Quá khứ oanh liệt, hiện tại vẻ vang, tương lai rực rỡ". Cụm từ thứ nhất nhằm mục đích tuyên truyền con người biết trân trọng, tự hào với quá khứ là đúng, nhưng hai cụm từ tiếp theo "hiện tại vẻ vang, tương lai rực rỡ" xuất hiện trong bối cảnh toàn xã hội đang gồng mình vượt qua khó khăn của cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, thậm chí rất nhiều người dân vẫn phải vật lộn với miếng cơm manh áo để tồn tại thì câu khẩu hiệu trên lại trở nên xa lạ với số đông.
Phòng ngừa "bệnh" nói, viết sáo rỗng
Sáo rỗng là một "căn bệnh" nhiều người thường mắc phải trong giao tiếp nói cũng như viết. Trên thực tế, đây là một trong những "căn bệnh" không kém phần nguy hại mà chúng ta cần hiểu rõ để tìm cách khắc phục, phòng tránh phù hợp.
Theo Từ điển tiếng Việt (Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Ngôn ngữ học, 1992), từ "sáo" được dùng để chỉ cách nói, cách viết theo một khuôn mẫu có sẵn, nghe kêu nhưng rỗng, nhàm, không chân thực.
Đúng vậy, trong khi nói và viết, những từ ngữ, câu văn "sáo", nghe thì "kêu như chuông, nổ như pháo", nhưng lại thường rỗng về nghĩa, hoặc vượt quá tính chất, mức độ cần thiết so với nội dung biểu đạt.
Trước đây, "bệnh" sáo rỗng thường xuất hiện ở những câu khẩu hiệu rất hoành tráng, bắt gặp ở nhiều nơi. Ví dụ như khẩu hiệu: "Quá khứ oanh liệt, hiện tại vẻ vang, tương lai rực rỡ". Cụm từ thứ nhất nhằm mục đích tuyên truyền con người biết trân trọng, tự hào với quá khứ là đúng, nhưng hai cụm từ tiếp theo "hiện tại vẻ vang, tương lai rực rỡ" xuất hiện trong bối cảnh toàn xã hội đang gồng mình vượt qua khó khăn của cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, thậm chí rất nhiều người dân vẫn phải vật lộn với miếng cơm manh áo để tồn tại thì câu khẩu hiệu trên lại trở nên xa lạ với số đông.
Ngày nay, "bệnh" sáo rỗng vẫn tiếp tục lây lan ra nhiều nơi, nhiều người. Có cán bộ địa phương xuống thăm cơ sở (nhất là ở các xã miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa) khi nói chuyện với bà con nông dân toàn dùng những từ "đao to búa lớn", đại loại như: phải xây dựng xã vững về chính trị, giàu về kinh tế, đẹp về văn hóa, mạnh về quốc phòng - an ninh; phải khai thác tiềm năng sẵn có, xác định cho được một ngành kinh tế mũi nhọn để làm hướng đột phá cho sự phát triển; phải phấn đấu đưa địa phương trở thành đầu tàu dẫn dắt cho cả vùng, cả khu vực;...
Có lẽ, "bệnh" sáo rỗng thời nay dễ thấy nhất là hầu như đi đâu, chỗ nào người ta cũng nói đến từ "4.0" như một thứ mốt thời thượng. Trong hội nghị, trên diễn đàn, ở văn bản báo cáo, thậm chí cả lúc trà dư tửu hậu, người ta liên tục nhắc đến đủ thứ "4.0". Không chỉ "trí thức 4.0", "doanh nghiệp 4.0", "doanh nhân 4.0", "lãnh đạo 4.0", "quản lí 4.0", "trường học 4.0",... mà còn "công nhân 4.0", "nông dân 4.0", "trồng rau 4.0", "nuôi cá 4.0",... thậm chí là "bảo mẫu 4.0", "ô sin 4.0", "lao công 4.0",...
Chả thế mà tại hội nghị nông nghiệp, một bí thư tỉnh ủy ở phía nam từng phải nhắc nhở cán bộ, viên chức ngành nông nghiệp địa phương không lạm dụng từ "4.0" khi trao đổi, trò chuyện với bà con nông dân, vì nói như thế vừa sáo rỗng, vừa xa dân! Còn một đại biểu Quốc hội từng bày tỏ: Miệng luôn nói thời đại "4.0" mà tư duy vẫn ở tầm "0.4" thì khó làm nên trò trống gì!
"Bệnh" sáo rỗng bắt nguồn sâu xa từ thói phô trương, ưa hình thức, sính dùng từ ngữ to tát, mĩ miều để muốn chứng tỏ bản thân là người hiểu biết. Tuy nhiên, nó chẳng khác nào "thùng rỗng kêu to" - câu thành ngữ nhằm ám chỉ, phê phán những người trình độ hiểu biết hạn chế nhưng lại thích khoe khoang, huênh hoang để cố ra vẻ ta đây giỏi lắm, hay lắm.
"Bệnh" sáo rỗng suy cho cùng là một trong những biểu hiện của tâm lí đám đông. Một trong những căn nguyên hình thành tâm lí đám đông là do không ít người thường lo ngại đi ngược lại đám đông, sợ bị chê cười do không nắm bắt và hòa vào trào lưu / xu hướng của đám đông, mặc dù chưa biết đám đông đúng hay sai. Mặt khác, suy nghĩ "đa số thắng thiểu số" cũng khiến nhiều người a dua chạy theo đám đông hào nhoáng nhưng có khi rỗng tuếch.
Vậy có giải pháp nào để khắc phục tình trạng này? Để tránh chạy theo tâm lí đám đông, bản thân mỗi người phải tự trang bị, củng cố, bồi đắp cho mình bản lĩnh, dũng khí, đạo đức, tri thức, niềm tin khoa học để không bị hoà lẫn / nhạt nhòa bởi đám đông bị thao túng, nhưng vẫn đủ tự tin để không bị tụt hậu với chân lí của thời cuộc, xã hội. Bên cạnh đó, mọi người khi nói, viết cần thường xuyên học hỏi, trau dồi, làm giàu ngôn ngữ tiếng Việt; biết sử dụng câu từ đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức, phù hợp với hoàn cảnh, môi trường giao tiếp để góp phần vừa giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, vừa chuẩn mực hoá phong cách ứng xử và lành mạnh hóa môi trường thông tin xã hội.
Như vậy, có thể kết luận: Sáo rỗng là một "căn bệnh" có nhiều tác hại trong công việc, trong sinh hoạt cũng như trong đời sống xã hội. Nó không thể tự nhiên mất đi, trái lại còn rất dễ lây lan. Chúng ta cần nhận thức rõ tác hại của "căn bệnh" này để có giải pháp khắc phục và phòng tránh khả thi. Về giải pháp, những đề xuất trên đây mới chỉ là những gợi ý ban đầu, rất cần được tiếp tục bàn bạc, trao đổi.
(Theo Phòng ngừa "bệnh" nói, viết sáo rỗng, Phúc Nội, https://tuyen-giao.vn, ngày 01/8/2022)
Chọn từ phù hợp để điền vào chỗ trống.
Trong phần , tác giả bài viết đã triển khai theo trình tự trình bày trước, sau đó trình bày sau.
(Kéo thả hoặc click vào để điền)
III. Hướng dẫn quy trình viết
* Đề bài: Viết một bài văn nghị luận trình bày một vấn đề cần giải quyết trong đời sống (ví dụ: trong học tập, sinh hoạt, giải trí,…).
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết
- Căn cứ vào tính mở của đề bài, em có thể lựa chọn một vấn đề phù hợp với bản thân đề trình bày. Lưu ý các tiêu chí có tính định hướng dưới đây:
+ Vấn đề cụ thể, thiết thực, cần giải quyết và có thể giải quyết.
+ Vấn đề thuộc phạm vi hiểu biết của em, em có thể trình bày rõ các biểu hiện của vấn đề và đề xuất giải pháp.
+ Mục đích viết của bài này là gì? Đối tượng người đọc là ai? Họ mong đợi gì từ bài viết của em? Trên cơ sở đó, em chuẩn bị cách viết phù hợp.
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
- Đề bài yêu cầu: trình bày vấn đề cần giải quyết và đề xuất giải pháp khả thi để giải quyết vấn đề (em có thể tách riêng hai nội dung này để dễ dàng đặt câu hỏi, tìm ý). Dưới đây là một số gợi ý cụ thể:
+ Tìm ý cho việc bàn luận về vấn đề dựa trên các câu hỏi:
- Tại sao phải quan tâm đến vấn đề này? Tại sao lại vấn đề cần phải giải quyết?
- Cần nhận thức vấn đề / thực chất của các vấn đề như thế nào cho đúng?
- Vấn đề gồm những khía cạnh, phương diện nào? Các khía cạnh, phương diện của vấn đề có liên quan, liên hệ gì với nhau?
- Theo đó, thân bài cần triển khai thành các ý / luận điểm nào? Lí lẽ và bằng chứng cho mỗi ý / luận điểm là gì?
- ...
+ Tìm ý cho việc đề xuất giải pháp về vấn đề dựa trên câu hỏi:
- Đề giải quyết vấn đề này thì cần có (các) giải pháp thế nào?
- Giải pháp được đưa ra có ích lợi ra sao?
- Dựa vào đầu đề cho rằng giải pháp đưa ra là khả thi thì?
- Dựa vào hướng dẫn ở phần Viết của Bài 6 và những ý đã tìm trong khâu tìm ý để lập dàn ý.
+ Mở bài: nếu vấn đề và sự cần thiết của việc giải quyết vấn đề.
+ Thân bài: trình bày các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng thuyết phục nêu mang lại những hướng đúng dẫn đến đề giải quyết vấn đề, đề xuất giải pháp khả thi, thực tế.
- Lưu ý: về trình tự, có thể trình bày nhận thức về vấn đề trước, đề xuất giải pháp sau hoặc kết hợp trình bày nhận thức với với đề xuất giải pháp.
+ Kết bài: khẳng định ý nghĩa của việc nhận thức đúng về vấn đề và tầm quan trọng của việc tìm kiếm giải pháp khả thi trong cách giải quyết vấn đề.
Bước 3: Viết bài
- Em dựa vào dàn ý đã lập ở bước 2 để viết bài nghị luận về một vấn đề cần giải quyết; chú ý kết hợp nghị luận với miêu tả, biểu cảm.
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm
- Sử dụng bảng kiểm ở phần Viết của Bài 6 để tự đánh giá khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết; sau đó, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây