K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài tập  2: Xác định câu rút gọn và câu đặc biệt trong những câu sau:a. Giờ đây trước mắt Sương con sông Bạch Đằng cồn lên những đợt sóng bạc đầu. Con sông quê anh. Con sông trong những truyện anh kể.b. Hai chân Nhẫn quàng lên cổ. Quên cả đói, quên cả rét. Con Tô cũng dài bụng ra chạy theo. Song, càng đuổi thì càng mất hút. Nhẫn lại tức điên lên. Con Tô sủa ẳng ẳng.c. Đà Lạt! Một...
Đọc tiếp

Bài tập  2: Xác định câu rút gọn và câu đặc biệt trong những câu sau:

a. Giờ đây trước mắt Sương con sông Bạch Đằng cồn lên những đợt sóng bạc đầu. Con sông quê anh. Con sông trong những truyện anh kể.

b. Hai chân Nhẫn quàng lên cổ. Quên cả đói, quên cả rét. Con Tô cũng dài bụng ra chạy theo. Song, càng đuổi thì càng mất hút. Nhẫn lại tức điên lên. Con Tô sủa ẳng ẳng.

c. Đà Lạt! Một thắng cảnh! Những ai đã đến đó một lần rồi sẽ không thể nào không lưu luyến cái thành phố đầy sương mù và ngắm thông vi vu trên những ngọn đồi cỏ non xanh mượt mà ấy.

d.Thật là tuyệt vời! Cả thành phố rực rỡ lên trong muôn ngàn ánh đèn màu từ các bảng hiệu, các dây đèn giăng mắc dọc ngang trước cái nhà hàng, rạp hát.

e.Mưa. Gió.Bão bùng.                         

f.- Cúc ơi, lớp nào lao động chiều nay ?

- Lớp 5A!

 - Các bạn ấy làm gì ?

- Trồng cây ở vườn trường

0
23 tháng 3 2022

Câu đặc biệt

1. Chao ôi! => Bộc lộ cảm xúc

2. Sài Gòn. Mùa xuân năm 1975. => Nêu địa điểm, thời gian.

3. Mùa xuân! => Nêu sự vật, bộc lộ cảm thán.

4. Đấm. Đá. Thụi. Bịch. => Liệt kê các hành động.

22 tháng 3 2022

Nói dối là một hành động đem lại các tác động tiêu cực cho người nói. Lời nói dối là những lời nói không đúng sự thật, khiến người khác không thể nắm bắt được chính xác thông tin mình cần tiếp cận. Từ đó đưa ra các quyết định không đúng. Vì vậy, chẳng ai thoải mái, vui vẻ khi bị nói dối. Thế nên, họ sẽ sẽ ghét bỏ và mất niềm tin với kẻ nói dối. Chính những lời nói dối bé nhỏ sẽ dễ dàng khiến chúng ta mất đi các mối quan hệ tình cảm với mọi người xung quanh. Không chỉ thế, nó còn khiến hình ảnh ta trở nên xấu đi, thiếu sự tin cậy trong mắt người khác. Những vấn đề quan trọng, chúng ta không còn được biết hay tham dự bởi vì đã mang danh là một kẻ nói dối. Chính vì những tác động xấu như vậy, nên chúng ta cần nhớ rằng không nên nói dối với người khác.

k nha

22 tháng 3 2022

~Tham khảo~

- “Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam” (Vũ Dung - Vũ Thúy Anh - Vũ Quang Hào): “Đường ĐI hay TỐI, nói dối hay cùng” [Đường TẮT hay TỐI, nói dối hay cùng]. Nói dối quanh thì dễ bị lộ tẩy, bộc lộ bản chất xấu; Không nên nói dối”.

- “Từ điển tục ngữ Việt” (Nguyễn Đức Dương): “Đường ĐI [?] hay TỐI [?]; nói dối hay cùng”. Câu này được nhà ngữ học này chú thích: “Chắc là TẮT và RỐI, chứ chẳng phải ĐI và TỐI nhưng đã bị chép nhầm”, đồng thời hướng dẫn xem giải thích dị bản: “Đường TẮT hay RỐI; nói dối hay cùng: Đường tắt là thứ lối đi rất hay làm rối trí những ai chưa thạo; nói dối là lối hành xử dễ đẩy kẻ nói dối tới bước đường cùng (một khi bị hỏi dồn)”.

- “Tục ngữ ca dao Việt Nam” (Vũ Ngọc Phan) ghi nhận: “Đường ĐI hay TỐI, nói dối hay cùng”.

Như vậy, trong 3 dị bản thì dị bản đầu tiên “Đường ĐI hay TỐI, nói dối hay cùng” phổ biến hơn cả. Tuy nhiên, theo chúng tôi, hình thức đúng của câu tục ngữ là: “Đường TẮT hay TỐI, nói dối hay cùng”, chứ không phải “đường ĐI hay tối” hoặc “đường tắt hay RỐI”.

Về nghĩa đen: “đường tắt” là con đường gần nhưng quanh co, nhỏ hẹp, có khi cuối cùng là đường cụt nên dễ dẫn đến chỗ bế tắc, trở ngại, không tìm thấy lối ra (“tối”). Ngược lại với con đường “tắt”, đường “tối”, là con đường “sáng”, đường “quang” rộng rãi (đường thẳng, đường chính). Riêng Nguyễn Đức Dương đưa ra nghi ngờ “Chắc là TẮT và RỐI, chứ chẳng phải ĐI và TỐI nhưng đã bị chép nhầm” là đúng. Tuy nhiên, ông đề xuất thay “hay tối” bằng “hay rối”, theo chúng tôi không cần thiết vì “hay tối” là đúng. “Tối” trong câu tục ngữ được hiểu là không thấy đường đi nữa, tức lâm vào đường cùng (trong khi “rối trí” đâu có nghĩa là lâm vào bước đường cùng, không có lối thoát?). Trái nghĩa với đường “tối” là đường “sáng”. Ví như có câu: “Đường quang không đi, đâm quàng bụi rậm”.

Cho nên, theo chúng tôi, nghĩa bóng câu tục ngữ là: đi đường không nên lựa chọn con đường tắt mà cứ con đường thẳng, đường cái, đường sáng, đàng hoàng mà đi, sẽ không bao giờ hết lối hoặc gặp phải đường cụt (hiểu rộng hơn là không nên nóng vội, lựa chọn cách làm tắt, dễ dẫn đến bế tắc, dở dang, có khi còn lâu hơn cách làm theo lối thông thường); cũng như thẳng thắn, trung thực, thì sẽ không bao giờ lâm vào thế cùng, bế tắc.

Theo đó, tục ngữ Hán cũng có câu: “Đạo nhi bất kính - 道而不徑 - Đường đi, chớ nên theo lối tắt≫; “Tiệp kính quẫn bộ - 捷徑窘步 - Đường tắt có lúc sẽ khiến bước chân trở nên lúng túng” (“kính” 徑, có nghĩa là “đường tắt”, “lối tắt”); Tục ngữ Tày: “Chiếu rải không ngay ngắn không ngồi; đường khuất nẻo vắng vẻ không đi” (Vủc bố chính bố nẳng, tàng lẳc lặm bố pây); “Đi tối lạc đường; nói dối hay cùng” (Pây đăm lạc tàng phuối viàng hay chủn) (theo “Từ điển thành ngữ, tục ngữ dân tộc Tày”; Triều Ân - Hoàng Quyết - NXB Văn hóa dân tộc, 1996). Ở đây, “đường tắt”, “khuất nẻo vắng”, hay “đi tối” đều không phải cách đi, “đường đi”, đường lớn mà mọi người vẫn qua lại hằng ngày. Nếu “đường đi” nói chung mà “hay tối” thì biết lựa chọn con đường nào khác nữa?

22 tháng 3 2022

tham khảo : Dân tộc Việt Nam vốn giàu truyền thống tốt đẹp. Một trong số đó là truyền thống biết ơn được gửi gắm qua câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Hiểu đơn giản, câu tục ngữ ý nói khi được thưởng thức quả ngọt cần nhớ đến, biết ơn người vun trồng, chăm sóc cây cối. Nhưng bên cạnh đó, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” còn nhắc nhở con người rằng nếu được hưởng bất cứ thành quả nào, cũng cần phải biết ơn những người đã tạo ra, cũng như trân trọng thành quả mà mình được hưởng. Ăn một bát cơm, phải nhớ đến người nông dân đã vất vả gieo trồng cây lúa, chăm sóc để có được hạt gạo trắng tinh, nấu thành bát cơm dẻo thơm. Chúng ta học tập thành tài, phải nhớ đến công lao dạy dỗ của thầy cô giáo…

Lòng biết ơn đem đến cho con người những điều tốt đẹp. Từ xưa, ông cha ta đã có tục thờ cúng tổ tiên, hay những bậc anh hùng - họ là những con người có ơn với người đang sống. Hay như những câu tục ngữ của ông cha ta như “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”, “Không thầy đố mày làm nên” nhắc nhở học trò luôn kính yêu, tôn trọng người thầy. Trong cuộc sống hiện tại, truyền thống đó vẫn tiếp tục được giữ gìn và phát huy. Những ngày lễ lớn như 20 tháng 11, mùng 8 tháng 3, 27 tháng 7 nhằm tri ân những con người, những ngành nghề đã có những đóng góp với xã hội. Hay như trong đại dịch Covid-19 vừa qua, tấm lòng biết ơn được thể hiện qua hành động tri ân với các y bác sĩ - “những chiến sĩ tuyến đầu” của nhiệm vụ chống dịch. Hằng năm, cứ vào ngày mùng 2 tháng 9, hàng triệu người dân trên khắp mọi miền tổ quốc lại đến viếng lăng Bác để tưởng nhớ người cha vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Tất cả những hành động trên, dù nhỏ bé đơn giản nhưng lại thể hiện được tấm lòng biết ơn sâu sắc.

Còn với những học sinh như em, lòng biết ơn thực sự là cần thiết. Sự kính trọng, yêu quý thầy cô giáo hay yêu thương, quan tâm đến ông bà cha mẹ. Sự trân trọng dành cho bạn bè - những người luôn ở bên giúp đỡ, tâm sự. Lòng biết ơn sẽ giúp em có thêm được động lực để cố gắng phấn đấu, sống có ích hơn từng ngày.

Có thể khẳng định, câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã gửi gắm một bài học hoàn toàn đúng đắn. Mỗi người hãy giữ cho mình tấm lòng biết ơn để sống đẹp hơn.

22 tháng 3 2022

tham khảo : Dân tộc Việt Nam vốn giàu truyền thống tốt đẹp. Một trong số đó là truyền thống biết ơn được gửi gắm qua câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Hiểu đơn giản, câu tục ngữ ý nói khi được thưởng thức quả ngọt cần nhớ đến, biết ơn người vun trồng, chăm sóc cây cối. Nhưng bên cạnh đó, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” còn nhắc nhở con người rằng nếu được hưởng bất cứ thành quả nào, cũng cần phải biết ơn những người đã tạo ra, cũng như trân trọng thành quả mà mình được hưởng. Ăn một bát cơm, phải nhớ đến người nông dân đã vất vả gieo trồng cây lúa, chăm sóc để có được hạt gạo trắng tinh, nấu thành bát cơm dẻo thơm. Chúng ta học tập thành tài, phải nhớ đến công lao dạy dỗ của thầy cô giáo…

Lòng biết ơn đem đến cho con người những điều tốt đẹp. Từ xưa, ông cha ta đã có tục thờ cúng tổ tiên, hay những bậc anh hùng - họ là những con người có ơn với người đang sống. Hay như những câu tục ngữ của ông cha ta như “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”, “Không thầy đố mày làm nên” nhắc nhở học trò luôn kính yêu, tôn trọng người thầy. Trong cuộc sống hiện tại, truyền thống đó vẫn tiếp tục được giữ gìn và phát huy. Những ngày lễ lớn như 20 tháng 11, mùng 8 tháng 3, 27 tháng 7 nhằm tri ân những con người, những ngành nghề đã có những đóng góp với xã hội. Hay như trong đại dịch Covid-19 vừa qua, tấm lòng biết ơn được thể hiện qua hành động tri ân với các y bác sĩ - “những chiến sĩ tuyến đầu” của nhiệm vụ chống dịch. Hằng năm, cứ vào ngày mùng 2 tháng 9, hàng triệu người dân trên khắp mọi miền tổ quốc lại đến viếng lăng Bác để tưởng nhớ người cha vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Tất cả những hành động trên, dù nhỏ bé đơn giản nhưng lại thể hiện được tấm lòng biết ơn sâu sắc.

Còn với những học sinh như em, lòng biết ơn thực sự là cần thiết. Sự kính trọng, yêu quý thầy cô giáo hay yêu thương, quan tâm đến ông bà cha mẹ. Sự trân trọng dành cho bạn bè - những người luôn ở bên giúp đỡ, tâm sự. Lòng biết ơn sẽ giúp em có thêm được động lực để cố gắng phấn đấu, sống có ích hơn từng ngày.

Có thể khẳng định, câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã gửi gắm một bài học hoàn toàn đúng đắn. Mỗi người hãy giữ cho mình tấm lòng biết ơn để sống đẹp hơn.  tích cho tui đi kb với tui đi !!