K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Có người sẽ cần nèNghị luận về hiện tượng học sinh lười học (phiên bản siêu siêu siêu hay) Giữa guồng quay của cuộc sống hiện đại, nơi công nghệ phát triển chóng mặt và những cám dỗ chỉ cách vài cú chạm tay, có một hiện tượng đang âm thầm lan rộng nhưng để lại hệ quả lớn – đó là học sinh lười học. Nghe có vẻ "bình thường thôi mà", nhưng thực tế, đây là dấu hiệu...
Đọc tiếp

Có người sẽ cần nè

Nghị luận về hiện tượng học sinh lười học (phiên bản siêu siêu siêu hay) Giữa guồng quay của cuộc sống hiện đại, nơi công nghệ phát triển chóng mặt và những cám dỗ chỉ cách vài cú chạm tay, có một hiện tượng đang âm thầm lan rộng nhưng để lại hệ quả lớn – đó là học sinh lười học. Nghe có vẻ "bình thường thôi mà", nhưng thực tế, đây là dấu hiệu đáng báo động cho tương lai của cả một thế hệ. Lười học không phải chỉ là việc không làm bài tập. Nó là khi ta mở sách ra nhưng tâm trí lại lang thang trên TikTok. Là khi ta đến lớp với chiếc thân xác ngồi im, nhưng trái tim thì đã trôi theo thông báo YouTube. Là khi việc học không còn là nhu cầu, mà chỉ là nhiệm vụ – học để đối phó, học vì sợ, học để "thoát nạn". Nguyên nhân đến từ nhiều phía. Một phần là do học sinh thiếu động lực và mục tiêu rõ ràng. Phần khác đến từ môi trường xung quanh – từ áp lực học hành khiến các em mệt mỏi, đến sự thiếu sáng tạo trong cách giảng dạy, hay sự thờ ơ từ gia đình. Nhưng sâu xa hơn, lười học xuất phát từ việc các em chưa hiểu được giá trị thật sự của tri thức – rằng học không chỉ để thi, mà là để sống, để làm chủ chính mình. Hậu quả? Không cần nói nhiều. Từ điểm số tụt dốc, thái độ học hành thờ ơ, đến việc đánh mất tương lai – mọi thứ bắt đầu từ sự trì hoãn hôm nay. Một thế hệ lười học sẽ là một thế hệ yếu kém về tư duy, kỹ năng và cả nhân cách. Và một đất nước có quá nhiều người như vậy, làm sao vững mạnh được? Vậy phải làm sao? Trước tiên, mỗi học sinh cần "tỉnh giấc". Hãy tự hỏi mình: "Mình học để làm gì?", "Mình muốn gì trong tương lai?". Khi tìm được câu trả lời, việc học sẽ không còn là gánh nặng. Gia đình, nhà trường và xã hội cũng cần thay đổi – dạy học sinh biết yêu việc học, không phải bằng điểm số, mà bằng đam mê và hiểu biết. Tóm lại, lười học là căn bệnh âm thầm nhưng dai dẳng. Muốn chữa nó, cần một cú thức tỉnh mạnh mẽ từ chính người học và cả hệ thống giáo dục. Vì chỉ khi học thật sự, sống mới thật sự ý nghĩa

0
1/Từ khi vào lớp 1 nay em đã có lúc nhờ người khác làm bài hộ chưa ? nhất là bài khó , em thấy đó là điều bình thường không?2/Nêu nét chính về tác giả?3/Văn bản này trích từ tác phẩm nào ?4/Cho biết thể loại , phương thức biểu đạt và ngôi kể?5/Cho biết bố cục và nội dung từng phần?6/Kể tên nhân vật trong câu chuyện?7/Tóm tắt các sự việc trong chuyện ?8/Lí do vì sao Ni cô la nhờ bố...
Đọc tiếp

1/Từ khi vào lớp 1 nay em đã có lúc nhờ người khác làm bài hộ chưa ? nhất là bài khó , em thấy đó là điều bình thường không?

2/Nêu nét chính về tác giả?

3/Văn bản này trích từ tác phẩm nào ?

4/Cho biết thể loại , phương thức biểu đạt và ngôi kể?

5/Cho biết bố cục và nội dung từng phần?

6/Kể tên nhân vật trong câu chuyện?

7/Tóm tắt các sự việc trong chuyện ?

8/Lí do vì sao Ni cô la nhờ bố làm bài tập ? Bố có muốn tiếp tục làm thay cho con không ? giọng điệu của bố như thế nào ?

9/Cho dù nhiều lí do chăng nũa việc Ni cô la nhờ bố làm bài tập có đúng không?

10/Bố dã hướng dẫn Ni cô la làm bài tập như thế nào?

11/Bố có đồng ý làm bài tập cho Ni cô la không ?

12/Việc đàu tiên mà bố và Blêđúc cần phải biết khi muốn làm hộ bài tập là gì ?

13/ Bố và Blêđúc có giúp Ni cô la làm bài tập không?

14/Ni cô la đã hoàn thành bài tập làm văn bằng cách nào ? kết quả ra sao ?

15/Bài học rút ra từ câu chuyện là gì ?

16/ Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật

giúp tui với cần gắp

0