K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc văn bản sau:BÃO VÀ MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ BÃO      Bão, một thiên tai gắn liền với Việt Nam vào hằng năm. Các cơn bão thường gây ra những tổn thất cực kỳ lớn đối với đời sống về vật chất cũng như tinh thần của người dân.     Khái niệm bão là gì?   Bão là một trạng thái nhiễu động của khí quyển mang tính biến chuyển của các tầng khí quyển và xếp vào loại hình...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau:

BÃO VÀ MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ BÃO

      Bão, một thiên tai gắn liền với Việt Nam vào hằng năm. Các cơn bão thường gây ra những tổn thất cực kỳ lớn đối với đời sống về vật chất cũng như tinh thần của người dân.

     Khái niệm bão là gì?

   Bão là một trạng thái nhiễu động của khí quyển mang tính biến chuyển của các tầng khí quyển và xếp vào loại hình thời tiết cực đoan. Bão là một loại hình tình trạng thời tiết xấu của thiên nhiên gây ra cho con người. Cơ bản, bão là thuật ngữ để chỉ không khí bị nhiễu động mạnh. Có rất nhiều loại bão như: Bão tuyết, bão cát, giông,.. Tuy vậy, bão ở Việt Nam thường được các nhà đài hay mọi người dùng để chỉ bão nhiệt đới (tình trạng thời tiết gió rít mạnh kèm theo mưa nặng hạt và chỉ sinh ra ở những nước gần vùng biển nhiệt đới gió mùa). […]

    Mắt bão là gì?

    Là một phần của bão, mắt bão nằm ở chính giữa trung tâm của bão. Tuy bão có sức phá huỷ lớn, nhưng trái ngược với nó, mắt bão là một vùng có thời tiết đa phần là bình yên, điều này làm cho mắt bão là nơi có gió không lớn, trời quang mây tạnh. Bao quanh mắt bão là những xoáy thuận nhiệt đới hay còn gọi là bão, tại đây những xoáy thuận chuyển động với tốc độ cao, bao bọc mắt bão và không cho không khí lọt vào.

    Mắt bão thường có bán kính từ 15 – 35 km (10 – 20 dặm) tuỳ theo độ lớn của bão. Các cơn bão phát triển nhanh chóng tạo thành những mắt bão siêu nhỏ (mắt bão lỗ kim) hay những cơn bão có mắt bị mây che đi mất, thì cần phải có những phương thức như quan sát bằng thuyền hoặc máy bay săn bão dưới sự đánh giá vận tốc gió sụt giảm ở đâu để chỉ ra mắt bão nằm ở đâu. Từ đó giảm thiểu những khó khăn khi các nhà khí tượng phán đoán thời tiết.

Mắt bão

    Nguyên nhân hình thành bão

    Nguyên nhân chủ quan từ con người

    Bên cạnh những nguyên nhân khách quan từ các thành tố tự nhiên thì không thể không kể đến một số nguyên nhân chủ quan từ con người. Hiện tượng biến đổi khí hậu là một phần nguyên nhân gây ra tình trạng bão ngày một nhiều. Do lượng khí CO2 từ khí thải nhà kính và khí CH4 từ các hoạt động công nghiệp. Điều đó, khiến cho bầu khí quyển trở nên nóng hơn và tăng mức độ hấp thụ nhiệt, thúc đẩy quá trình bay hơi diễn ra nhanh hơn, làm tăng độ ẩm của bầu khí quyển, tạo nên sức mạnh lớn cho những cơn bão khắc nghiệt hơn và sức tàn cũng phá nặng nề không kém.

   Nguyên nhân khách quan từ tự nhiên

   Một số nguyên nhân chủ yếu có thể kể đến các thành tố như: ánh sáng mặt trời, biển và sự hình thành của hơi nước.

    Nguyên nhân chủ yếu hình thành bão được phân tích là khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống biển làm cho nước bay hơi. Tạo ra một luồng khí ẩm phía trên mặt biển, khi gặp điều kiện thuận lợi ở nơi có áp suất thấp, nước biển sẽ bay hơi nhiều hơn, với vị trí cao hơn để tạo thành cột khí ẩm.

   Và khi lên cao, cột khí ẩm này sẽ trở nên lạnh hơn. Khi đã đạt đến thời điểm nhất định nó sẽ ngưng tụ thành nước và bị không khí xung quanh làm nóng. Có một tỷ lệ thuận giữa 3 yếu tố là không khí, hơi nước và khí ẩm. Khi hút lại với nhau tạo nên tác động lực quán tính với hoàn lưu quay.

    Trả lời cho câu hỏi nguyên nhân hình thành bão như thế nào? Điều đó còn phụ thuộc vào tốc độ xoáy phải lớn hơn 17m/s. Tiếp đó không khí bay lên và định hình trên tầng cao, từ đó hình thành nên những vùng áp cao trên đám mây và đẩy không khí thành mắt bão.

    Tác hại và hậu quả của bão là gì?

    Nhắc tới bão là nhắc tới những kí ức đau buồn mà chúng ta phải gánh chịu, những hậu quả đáng tiếc do bão đã gây ra cho chúng ta là cực kì lớn. Mưa lớn, ngập lụt, gió thổi mạnh, sấm chớp, lốc xoáy làm hư hỏng nhà cửa, thiệt hại cơ sở vật chất, mùa màng và ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của con người. […]

(Theo báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, https://dangcongsan.vn/, thứ Sáu, 21/04/2023)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 6 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Thông tin chính mà tác giả muốn chuyển tải qua văn bản này là gì?

Câu 2. Theo tác giả, sự khác nhau của bão và mắt bão là gì?

Câu 3. 

a. Xác định thành phần biệt lập trong câu: Các cơn bão phát triển nhanh chóng tạo thành những mắt bão siêu nhỏ (mắt bão lỗ kim) hay những cơn bão có mắt bị mây che đi mất, thì cần phải có những phương thức như quan sát bằng thuyền hoặc máy bay săn bão dưới sự đánh giá vận tốc gió sụt giảm ở đâu để chỉ ra mắt bão nằm ở đâu.

b. Xét theo mục đích nói, “Nhắc tới bão là nhắc tới những kí ức đau buồn mà chúng ta phải gánh chịu, những hậu quả đáng tiếc do bão đã gây ra cho chúng ta là cực kì lớn.” thuộc kiểu câu nào?

Câu 4. Trong phần Nguyên nhân hình thành bão, tác giả đã triển khai thông tin bằng cách nào? Nhận xét về hiệu quả của cách trình bày thông tin đó.

Câu 5. Trình bày tác dụng của phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản trên.

Câu 6. Theo tác giả những hậu quả đáng tiếc do bão đã gây ra cho chúng ta là cực kì lớn. Với góc nhìn của một người trẻ, theo em, chúng ta cần làm gì để hạn chế những ảnh hưởng nghiêm trọng của hiện tượng tự nhiên tàn khốc này? Viết một đoạn văn khoảng 5 – 7 câu trả lời cho câu hỏi trên.

0
Đọc đoạn trích sau:[…]Nhớ năm Giôn-xơn đánh phá liên miênCháu sơ tán tận trên Hà Bắc,Ba mươi Tết, đạp về quê cập rập,Đêm không trăng, bà đi nấu xoong chèBếp nhỏ lui cui che chắn bốn bềIn hệt túp lều năm xưa kháng chiến(Có con chim xa kêu mùa vải chínĐom đóm bay xanh đặc cả cây vườn!)Cái năm cuối cùng bom đạn Ních-xơnBà sơ tán tận trên Triều KhúcLàng xa tắp, nằm kề bên Bến...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau:

[…]

Nhớ năm Giôn-xơn đánh phá liên miên
Cháu sơ tán tận trên Hà Bắc,
Ba mươi Tết, đạp về quê cập rập,
Đêm không trăng, bà đi nấu xoong chè
Bếp nhỏ lui cui che chắn bốn bề
In hệt túp lều năm xưa kháng chiến
(Có con chim xa kêu mùa vải chín
Đom đóm bay xanh đặc cả cây vườn!)

Cái năm cuối cùng bom đạn Ních-xơn
Bà sơ tán tận trên Triều Khúc
Làng xa tắp, nằm kề bên Bến Đục,
Giếng thơi xa, đi kéo nước một mình!
Cháu lên thăm, thắc thỏm mãi không đành,
Sắp đặt vội, để còn vào Quảng Trị,
Bà an ủi: “Dào ôi! Mày cứ vẽ,
Vào trong kia còn bom đạn bao nhiêu!”

Bãi cỏ lau già, bà đứng, dáng xiêu xiêu,
Cành xoan mảnh trên tay làm gậy chống.
Gió xa tắp, đồng tháng Năm lồng lộng,
Tóc phơ phơ, hắt đỏ ráng chiều...

Và cháu đi, không kịp nghĩ chi nhiều
Đến những ngày bà bắt đầu đau yếu...
Tháng Tám nước to, chỗ bà khuất nẻo,
Tháng Mười hai, dồn dập B.52!

Mười năm rồi, bà ạ!
Cháu chẳng có gì hơn trong phút tiễn đưa bà!

Giờ bà đã nằm trên đất đồng làng
Con đường cũ cháu về. Gắt gao màu nắng đỏ.
Cuộc đời bà đã qua tất cả
Lẳng lặng, khiêm nhường, không dấu tích gì!

Mười năm
Cháu dần lớn, nên người.
Rất nhiều điều phải đi đến tận cùng,
Chỉ có lòng bà thương
Đi bao giờ hết được?

              (Bằng Việt, Tuyển tập thơ Bằng Việt)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:

Câu 1. Xác định nhân vật trữ tình trong đoạn trích.

Câu 2. Chủ đề của đoạn trích là gì?

Câu 3. Xác định nghĩa của từ ngữ in đậm trong các trường hợp sau

a. Bà an ủi: “Dào ôi! Mày cứ vẽ,
Vào trong kia còn bom đạn bao nhiêu!”

b. Trong bức tranh, nét vẽ của con bé còn non.

Câu 4. Hình ảnh người bà được thể hiện thế nào thông qua các từ ngữ, hình ảnh trong đoạn thơ sau?

Cái năm cuối cùng bom đạn Ních-xơn
Bà sơ tán tận trên Triều Khúc
Làng xa tắp, nằm kề bên Bến Đục,
Giếng thơi xa, đi kéo nước một mình!
Cháu lên thăm, thắc thỏm mãi không đành,
Sắp đặt vội, để còn vào Quảng Trị,
Bà an ủi: “Dào ôi! Mày cứ vẽ,
Vào trong kia còn bom đạn bao nhiêu!”

Bãi cỏ lau già, bà đứng, dáng xiêu xiêu,
Cành xoan mảnh trên tay làm gậy chống.
Gió xa tắp, đồng tháng Năm lồng lộng,
Tóc phơ phơ, hắt đỏ ráng chiều...

Câu 5. Từ nội dung của bài thơ, anh/chị có suy nghĩ gì về giá trị của tình cảm gia đình đối với mỗi người?

0
(4,0 điểm) Đọc văn bản sau:     Tóm lược: Nhà soạn kịch Lưu Quang Vũ lấy cảm hứng từ cốt truyện dân gian dựng nên vở kịch nói nổi tiếng cùng tên “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”. Vở kịch kể về bi kịch của Trương Ba – một người làm vườn hiền lành, đức độ nhưng vì một sự cố, linh hồn ông phải sống nhờ trong thân xác anh hàng thịt phàm tục. Sự khác biệt giữa linh hồn...
Đọc tiếp

(4,0 điểm) Đọc văn bản sau:

     Tóm lược: Nhà soạn kịch Lưu Quang Vũ lấy cảm hứng từ cốt truyện dân gian dựng nên vở kịch nói nổi tiếng cùng tên “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”. Vở kịch kể về bi kịch của Trương Ba – một người làm vườn hiền lành, đức độ nhưng vì một sự cố, linh hồn ông phải sống nhờ trong thân xác anh hàng thịt phàm tục. Sự khác biệt giữa linh hồn thanh cao và thân xác đầy bản năng tạo ra mâu thuẫn lớn, khiến Trương Ba ngày càng đau khổ. Ông phải đối mặt với sự thay đổi từ chính mình khi bắt đầu bị ảnh hưởng bởi những đòi hỏi bản năng của thân xác. Đồng thời, gia đình và những người thân yêu cũng dần xa lánh ông vì không còn nhận ra người Trương Ba trước kia. Trong tâm trạng giằng xé, ông có một cuộc đối thoại đầy căng thẳng với chính thân xác hàng thịt – nơi cả hai bên vạch trần những xung đột sâu sắc giữa linh hồn và thể xác. Đoạn trích sau là phần đầu chương 7 của vở kịch, tái hiện “Cuộc đối thoại giữa Hồn và Xác”.

     (Trên sân khấu, hồn Trương Ba tách ra khỏi xác anh hàng thịt và hiện hình lờ mờ trong dáng nhân vật Trương Ba thật. Thân xác bằng thịt vẫn ngồi nguyên trên chõng và lúc này chỉ còn là thân xác.)

Xác hàng thịt: (bắt đầu) Vô ích, cái linh hồn mờ nhạt của ông Trương Ba khốn khổ kia ơi, ông không tách ra khỏi tôi được đâu, dù tôi chỉ là thân xác...

Hồn Trương Ba: A, mày cũng biết nói kia à? Vô lý, mày không thể biết nói! Mày không có tiếng nói, mà chỉ là xác thịt âm u đui mù...

Xác hàng thịt: Có đấy! Xác thịt có tiếng nói đấy! Ông đã biết tiếng nói của tôi rồi, đã luôn luôn bị tiếng nói ấy sai khiến. Chính vì âm u, đui mù mà tôi có sức mạnh ghê gớm, lắm khi át cả cái linh hồn cao khiết của ông đấy!

Hồn Trương Ba: Nói láo! Mày chỉ là cái vỏ bên ngoài, không có ý nghĩa gì hết, không có tư tưởng, không có cảm xúc!

Xác hàng thịt: Có thật thế không?

Hồn Trương Ba: Hoặc nếu có, thì chỉ là những thứ thấp kém, mà bất cứ con thú nào cũng có được: thèm ăn ngon, thèm rượu thịt…

Xác hàng thịt: Tất nhiên, tất nhiên. Sao ông không kể tiếp: Khi ông ở bên nhà tôi... Khi ông đứng bên cạnh vợ tôi, tay chân run rẩy, hơi thở nóng rực, cổ nghẹn lại... Đêm hôm đó, suýt nữa thì...

Hồn Trương Ba: Im đi! Đấy là mày chứ, chân tay mày, hơi thở của mày...

Xác hàng thịt: Thì tôi có ghen đâu! Ai lại ghen với chính thân thể mình nhỉ! Tôi chỉ trách là sao đêm ấy ông lại tự dưng bỏ chạy, hoài của!... Này, nhưng ta nên thành thật với nhau một chút: Chẳng lẽ ông không xao xuyến chút gì? Hà hà, cái món tiết canh, cổ hũ, khấu đuôi, và đủ các thứ thú vị khác không làm hồn ông lâng lâng cảm xúc sao? Để thoả mãn tôi, chẳng lẽ ông không tham dự vào chút đỉnh gì? Nào, hãy thành thật trả lời!

Hồn Trương Ba: Ta... ta... đã bảo mày im đi!

Xác hàng thịt: Rõ là ông không dám trả lời. Giấu ai chứ không thể giấu tôi được! Hai ta đã hoà với nhau làm một rồi!

Hồn Trương Ba: Không! Ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn...

Xác hàng thịt: Nực cười thật! Khi ông phải tồn tại nhờ tôi, chiều theo những đòi hỏi của tôi, mà còn nhận là nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn!

Hồn Trương Ba: (bịt tai lại) Ta không muốn nghe mày nữa!

Xác hàng thịt: (lắc đầu) Ông cứ việc bịt tai lại! Chẳng có cách nào chối bỏ tôi được đâu! Mà đáng lẽ ông phải cảm ơn tôi. Tôi đã cho ông sức mạnh. Ông có nhớ hôm ông tát thằng con ông toé máu mồm máu mũi không? Cơn giận của ông lại có thêm sức mạnh của tôi... Ha ha!

Hồn Trương Ba: Ta cần gì đến cái sức mạnh làm ta trở thành tàn bạo.

Xác hàng thịt: Nhưng tôi là cái hoàn cảnh mà ông buộc phải quy phục! Đâu phải lỗi tại tôi... (buồn rầu) Sao ông có vẻ khinh thường tôi thế nhỉ? Tôi cũng đáng được quý trọng chứ! Tôi là cái bình để chứa đựng linh hồn. Nhờ tôi mà ông có thể làm lụng, cuốc xới. Ông nhìn ngắm trời đất, cây cối, những người thân... Nhờ có đôi mắt của tôi, ông cảm nhận thế giới này qua những giác quan của tôi... Khi muốn hành hạ tâm hồn con người, người ta xúc phạm thể xác… Những vị lắm chữ nhiều sách như các ông là hay vin vào cớ tâm hồn là quý, khuyên con người ta sống vì phần hồn, để rồi bỏ bê cho thân xác họ mãi khổ sở, nhếch nhác... Mỗi bữa tôi đòi ăn tám, chín bát cơm, tôi thèm ăn thịt, hỏi có gì là tội lỗi nào? Lỗi là ở chỗ không có đủ tám, chín bát cơm cho tôi ăn chứ!

Hồn Trương Ba: Nhưng... Nhưng...

Xác hàng thịt: Hãy công bằng hơn, ông Trương Ba ạ! Từ nãy tới giờ chỉ có ông nặng lời với tôi, chứ tôi thì vẫn nhã nhặn với ông đấy chứ (thì thầm). Tôi rất biết cách chiều chuộng linh hồn...

Hồn Trương Ba: Chiều chuộng?

Xác hàng thịt: Chứ sao? Tôi thông cảm với những “trò chơi tâm hồn của ông”. Nghĩa là: Những lúc một mình một bóng, ông cứ việc nghĩ rằng ông có một tâm hồn bên trong cao khiết, chẳng qua vì hoàn cảnh, vì để sống mà ông phải nhân nhượng tôi. Làm xong điều xấu gì ông cứ việc đổ tội cho tôi, để ông được thanh thản. Tôi biết: Cần phải để cho tính tự ái của ông được ve vuốt. Tâm hồn là thứ lắm sĩ diện! Hà hà, miễn là... ông vẫn làm đủ mọi việc để thoả mãn những thèm khát của tôi!

Hồn Trương Ba: Lí lẽ của anh thật ti tiện!

Xác hàng thịt: Ấy đấy, ông bắt đầu gọi tôi là anh rồi đấy! Có phải lí lẽ của tôi đâu, tôi chỉ nhắc lại những điều ông vẫn tự nói với mình và với người khác đấy chứ! Đã bảo chúng ta tuy hai mà một!

Hồn Trương Ba: (như tuyệt vọng) Trời!

Xác hàng thịt: (an ủi) Ông đừng nên tự dằn vặt làm gì! Tôi đâu muốn làm khổ ông, bởi tôi cũng rất cần đến ông. Thôi, đừng cãi cọ nhau nữa! Chẳng còn cách nào khác đâu! Phải sống hoà thuận với nhau thôi! Cái hồn vía ương bướng của tôi ơi, hãy về với tôi này!

      (Hồn Trương Ba bần thần nhập lại vào xác hàng thịt. Trên sân khấu, nhân vật Trương Ba biến đi. Chỉ còn lại xác hàng thịt mang hồn Trương Ba ngồi lặng lẽ bên chõng... Vợ Trương Ba vào.)

(Trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Tôi và chúng ta, NXB Kim Đồng, 2021)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Xác định mâu thuẫn chính trong đoạn trích trên.

Câu 2. Chủ đề của đoạn trích trên là gì?

Câu 3. Xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt “thuận” trong những câu sau:

a. Phải sống hoà thuận với nhau thôi!

b. Thuyền thuận gió lao đi vun vút.

Câu 4. Phân tích một số lời thoại mà anh/chị cho rằng có tác dụng trong việc thể hiện tính cách của nhân vật Trương Ba.

Câu 5. Anh/ chị đồng tình hay phản đối với những lập luận của phần xác anh hàng thịt trong đoạn trích trên. Hãy lí giải quan điểm của bản thân bằng đoạn văn ngắn khoảng 5 – 7 dòng.

0
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM)Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5. (Trình bày ngắn gọn)​ĐI THUYỀN TRÊN SÔNG ĐÁYDòng sông lặng ngắt như tờ,Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo.Bốn bề phong cảnh vắng teo,Chỉ nghe cót két, tiếng chèo thuyền nan.Lòng riêng, riêng những bàn hoàn(1)Lo sao khôi phục giang san Tiên Rồng.Thuyền về, trời đã rạng đông,Bao la nhuốm một...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM)

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5. (Trình bày ngắn gọn)

​ĐI THUYỀN TRÊN SÔNG ĐÁY

Dòng sông lặng ngắt như tờ,

Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo.

Bốn bề phong cảnh vắng teo,

Chỉ nghe cót két, tiếng chèo thuyền nan.

Lòng riêng, riêng những bàn hoàn(1)

Lo sao khôi phục giang san Tiên Rồng.

Thuyền về, trời đã rạng đông,

Bao la nhuốm một màu hồng đẹp tươi.

Viết ngày 18 - 8 - 1949

(Đi thuyền trên sông Đáy, Hồ Chí Minh, nguồn: https://www.thivien.net/)

Chú thích:

- Bài thơ "Đi thuyền trên sông Đáy" được Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác năm 1949 trong một lần Bác từ Khấu Lấu (thuộc xã Tân Trào) xuôi thuyền về huyện lỵ Sơn Dương thăm một lớp học của cán bộ kháng chiến.

- (1) Sử dụng hình thức lẩy Kiều (sửa chữa hay thay đổi một vài chữ trong câu Kiều nhằm diễn đạt một đề tài): Ở đây, tác giả mượn lời một câu thơ trong Truyện Kiều của tác giả Nguyễn Du (Câu 771: Nỗi riêng, riêng những bàn hoàn).

Câu 1. Chỉ ra dấu hiệu nhận biết thể thơ của văn bản.

Câu 2. Liệt kê những dòng thơ miêu tả thiên nhiên có trong bài thơ. 

Câu 3. Phân tích tác dụng của 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:

Dòng sông lặng ngắt như tờ,

Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo.

Câu 4. Anh/Chị hiểu như thế nào về hai câu thơ sau?

Lòng riêng, riêng những bàn hoàn,

Lo sao khôi phục giang san Tiên Rồng. 

Câu 5. Thông điệp anh/chị rút ra từ bài thơ là gì? (Viết đoạn văn từ 5 - 7 dòng)

1
30 tháng 3

Câu 1: Xác định nhân vật trữ tình của bài thơ.
Đáp án: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là tôi (bài thơ viết ở ngôi thứ nhất), có thể là Chủ tịch Hồ Chí Minh hoặc một người đại diện cho ý chí, tâm tư của Bác. Nhân vật này thể hiện những suy tư, cảm xúc về cảnh vật và tình hình đất nước trong thời kỳ kháng chiến.

Câu 2: Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh miêu tả thiên nhiên trong bài thơ.
Đáp án:

Từ ngữ, hình ảnh miêu tả thiên nhiên:

"Dòng sông lặng ngắt như tờ"
"Bốn bề phong cảnh vắng teo"
"Thuyền về, trời đã rạng Đông"
"Bao la nhuốm một màu hồng đẹp tươi"
Những hình ảnh này miêu tả sự tĩnh lặng của thiên nhiên, không gian vắng lặng, tĩnh mịch, hòa hợp với tâm trạng của nhân vật trữ tình.

Câu 3: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong hai dòng thơ: "Lòng riêng, riêng những bàng hoàng, Lo sao khôi phục giang san Tiên Rồng."
Đáp án:

Tác dụng của biện pháp ẩn dụ:

"Lòng riêng, riêng những bàng hoàng": Cụm từ này ẩn dụ cho tâm trạng của nhân vật trữ tình. "Bàng hoàng" không chỉ là cảm xúc lo lắng mà còn thể hiện sự suy tư, trăn trở về vận mệnh của đất nước.
"Giang san Tiên Rồng": Đây là ẩn dụ chỉ đất nước Việt Nam (Tiên Rồng là biểu tượng của sự vĩ đại và thiêng liêng), thể hiện sự lo lắng của nhân vật trữ tình về sự nghiệp khôi phục và xây dựng đất nước, mang đậm giá trị lịch sử và văn hóa dân tộc.
Biện pháp ẩn dụ này làm nổi bật cảm xúc sâu sắc của nhân vật trữ tình, thể hiện nỗi lo âu, khát khao và quyết tâm bảo vệ, xây dựng lại đất nước sau chiến tranh.

Câu 4: Phân tích mạch vận động của cảm xúc ở hai dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối.
Đáp án:

Hai dòng thơ đầu: "Dòng sông lặng ngắt như tờ, / Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo."

Cảm xúc ở đây là sự tĩnh lặng, yên bình của thiên nhiên, nhưng cũng chứa đựng sự bâng khuâng, trăn trở. Dòng sông lặng lẽ như tờ giấy, thuyền chờ đợi trăng gợi lên không gian tĩnh mịch, như một khung cảnh phù hợp để suy tư, chiêm nghiệm.
Hai dòng thơ cuối: "Thuyền về, trời đã rạng Đông, / Bao la nhuốm một màu hồng đẹp tươi."

Cảm xúc chuyển từ trạng thái lặng lẽ, trầm tư sang một cảm giác tươi sáng, đầy hy vọng. "Trời đã rạng Đông" tượng trưng cho sự khởi đầu mới, "Bao la nhuốm một màu hồng đẹp tươi" mang đến hình ảnh đất nước trong tương lai tươi sáng, đầy hy vọng và tiềm năng. Đây là dấu hiệu của sự phục hồi, của một thời kỳ mới, giàu sức sống.
Câu 5: Từ tâm thế của nhân vật trữ tình trong bài thơ, Anh/Chị hãy bày tỏ suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc xây dựng và phát triển đất nước.
Đáp án: Từ tâm thế của nhân vật trữ tình trong bài thơ, người đọc có thể thấy rằng, sự lo lắng về sự phục hồi và phát triển đất nước là điều mà bất kỳ ai, đặc biệt là thế hệ trẻ, cần phải quan tâm. Bài thơ thể hiện sự trăn trở về giang sơn Tiên Rồng, đất nước sau chiến tranh. Điều này nhắc nhở thế hệ trẻ hôm nay về trách nhiệm bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.

Trách nhiệm của thế hệ trẻ:

Học tập và rèn luyện: Thế hệ trẻ cần học hỏi, trang bị kiến thức để có thể đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Kiến thức là nền tảng vững chắc để xây dựng một đất nước giàu mạnh.
Đoàn kết và yêu nước: Cũng như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy, tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước là nguồn sức mạnh vô tận, giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
Làm việc cống hiến: Thế hệ trẻ cần cống hiến sức lực, tài năng để xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh. Mỗi công dân là một phần quan trọng trong công cuộc đổi mới đất nước.
Bài thơ "Đi thuyền trên sông Đáy" chính là một lời nhắc nhở về sự khôi phục và phát triển đất nước sau chiến tranh, mà trong đó thế hệ trẻ phải là người gánh vác, tiếp nối truyền thống yêu nước, cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam.

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)Đọc đoạn trích sau:CON YÊU CON GHÉT   Lược phần đầu: Bớt và Nở đều là con gái bà Ngải nhưng lại nhận sự đối xử phân biệt yêu ghét trái ngược từ mẹ đến mức Bớt từng phải ấm ức khóc ầm ĩ: "Bu đừng có con yêu con ghét! Được, đã thế xem sau này bu già, một mình cái Nở có nuôi bu không, hay lúc ấy lại phải gọi đến tôi?". Sau này hai cô con gái đi...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

CON YÊU CON GHÉT

   Lược phần đầu: Bớt và Nở đều là con gái bà Ngải nhưng lại nhận sự đối xử phân biệt yêu ghét trái ngược từ mẹ đến mức Bớt từng phải ấm ức khóc ầm ĩ: "Bu đừng có con yêu con ghét! Được, đã thế xem sau này bu già, một mình cái Nở có nuôi bu không, hay lúc ấy lại phải gọi đến tôi?". Sau này hai cô con gái đi lấy chồng, bà vẫn đối xử kiểu phân biệt, có gì cũng bù trì cho Nở, tiền nong gửi cả Nở nhưng rồi lại bị chính Nở dáo dở lấy hết tiền gom góp dành dụm của bà. Bà giận, khóa cửa, xuống cuối làng ở với mẹ con Bớt.

   [...] Thấy mẹ đem quần áo nồi niêu đến ở chung, Bớt rất mừng. Nhưng chị cố gặng mẹ cho hết lẽ:

   - Bu nghĩ kĩ đi. Chẳng sau này lại phiền bu ra, như chị Nở thì con không muốn...

   Nghe con nhắc đến thế thì cụ lại ngượng. Bà cụ gượng cười:

   - Mày khác, nó khác. Với cái gì mà phải nghĩ hở con? Đây này, bu cứ tính thế này: Bao giờ đánh xong thằng Mỹ, bố con Hiên với cậu Tấn nó về, lúc bấy giờ ở đâu rồi hãy hay. Còn bây giờ bu cứ ở đây với mẹ con mày, chứ bu ở trên ấy một mình, vong vóng cũng buồn, mà mẹ con mày dưới này thì bấn quá. Mày thì đã lắm thứ công tác. Lại còn lo làm điểm lấy thóc nuôi con...

   Từ ngày bà đến ở chung, Bớt như người được cất đi một gánh nặng trên vai. Giờ Bớt chỉ lo công tác với ra đồng làm, giá có phải đi họp hay đi học dăm bảy ngày liền như lớp học chống sâu bệnh cho lúa vừa rồi, là Bớt có thể yên trí đùm gạo đi được, không phải như cái đận ngày xưa vừa họp đấy, mà bụng thì nôn lên với mấy đứa con còn vất vạ ra ở nhà, gửi liều cho hàng xóm. Mấy đứa trẻ được bà trông, chỉ vài tháng đã lớn, béo ra trông thấy. [...]

   [...] Bớt kéo con vào lòng, vạch tóc con ra và chỉ vào cái sẹo to bằng cái trôn bát ở gần đỉnh đầu, vô tình kể với bà:

  - Còn bố nó ở nhà, bố nó thương con này nhất, bố nó cứ bảo: Tội! Con gái xấu xí.

   Bà cụ thở dài và buột miệng cái điều mà bà vẫn lấy làm ân hận:

   - Ừ, đáng ra là thế, con nào chả là con. Có mẹ cổ nhân cổ sơ, ngày xưa mẹ mới dọa ra thế chứ!

   Bớt vội buông bé Hiên, ôm lấy mẹ:

   - Ô hay! Con có nói gì đâu, sao bu cứ nghĩ ngợi thế nhỉ?

1966 - 1974

 (Vũ Thị Thường, Tuyển tập truyện ngắn Việt Nam 1945 - 2005, NXB Công an Nhân dân, 2005, tr.20 - 23)

Thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5 (trình bày ngắn gọn)

Câu 1. Xác định ngôi kể của người kể chuyện.

Câu 2. Chỉ ra một số chi tiết về cách ứng xử của chị Bớt Dương trong văn bản cho thấy chị không giận mẹ dù trước đó từng bị mẹ phân biệt đối xử.

Câu 3. Qua đoạn trích, anh/chị thấy nhân vật Bớt là người như thế nào?

Câu 4. Hành động ôm lấy vai mẹ và câu nói của chị Bớt: "- Ô hay! Con có nói gì đâu, sao bu cứ nghĩ ngợi thế nhỉ?" có ý nghĩa gì?

Câu 5. Qua văn bản, hãy nêu một thông điệp mà anh/chị thấy có ý nghĩa nhất đối với cuộc sống hôm nay và lí giải tại sao.

1
14 tháng 3

Câu 1:

  • Ngôi kể trong đoạn trích là ngôi thứ ba (người kể chuyện giấu mình).

Câu 2:

Một số chi tiết cho thấy chị Bớt không giận mẹ dù trước đó từng bị phân biệt đối xử:

  • Khi mẹ đến ở cùng, Bớt rất mừng nhưng vẫn hỏi lại mẹ để mẹ suy nghĩ kỹ.
  • Chị không trách móc mẹ mà chỉ lo mẹ sẽ lại thay đổi ý định.
  • Chị tận tình chăm sóc mẹ, để mẹ ở cùng mà không oán giận chuyện cũ.
  • Khi mẹ ân hận, Bớt vội ôm lấy mẹ và trấn an để mẹ không phải suy nghĩ nhiều.

Câu 3:

Nhân vật Bớt là một người:

  • Bao dung, hiếu thảo: Dù từng bị mẹ phân biệt đối xử, chị vẫn mở lòng đón mẹ về sống cùng, không oán trách.
  • Chăm chỉ, tần tảo: Một mình chị vừa lo công tác, vừa nuôi con, làm ruộng.
  • Yêu thương gia đình: Chị quan tâm, lo lắng cho mẹ và các con, luôn cố gắng vun vén gia đình.

Câu 4:

Hành động ôm lấy mẹ và câu nói "- Ô hay! Con có nói gì đâu, sao bu cứ nghĩ ngợi thế nhỉ?" có ý nghĩa:

  • An ủi mẹ, giúp mẹ bớt mặc cảm, không dằn vặt về những lỗi lầm trong quá khứ.
  • Thể hiện sự bao dung của Bớt, chị không hề trách mẹ mà ngược lại còn muốn mẹ sống thanh thản.
  • Khẳng định tình cảm mẹ con: Dù trước kia có chuyện gì xảy ra, Bớt vẫn yêu thương và kính trọng mẹ.

Câu 5:

Thông điệp ý nghĩa nhất: "Hãy bao dung và yêu thương gia đình, bởi gia đình là nơi cuối cùng ta có thể trở về."

Lí do:

  • Gia đình có thể xảy ra mâu thuẫn, nhưng nếu biết tha thứ và yêu thương, mọi vết thương đều có thể hàn gắn.
  • Như chị Bớt, dù từng chịu thiệt thòi, chị vẫn mở lòng với mẹ, giữ gìn tình cảm gia đình.
  • Trong cuộc sống hiện đại, nhiều người vì những mâu thuẫn nhỏ mà xa cách người thân, nên thông điệp này càng trở nên ý nghĩa.
II. VIẾT (6.0 ĐIỂM)Câu 1. (2.0 điểm) Từ phần đọc hiểu, viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.Câu 2. (4.0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh, đánh giá hình tượng người ẩn sĩ được khắc họa qua hai bài thơ sau:               NHÀNMột mai, một cuốc, một cần câu,Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.Ta...
Đọc tiếp

II. VIẾT (6.0 ĐIỂM)

Câu 1. (2.0 điểm) Từ phần đọc hiểu, viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.

Câu 2. (4.0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh, đánh giá hình tượng người ẩn sĩ được khắc họa qua hai bài thơ sau:

               NHÀN

Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu đến bóng cây ta hãy uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

(Thơ Nôm Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm, NXB Khoa học Xã hội, 2021)

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như tầng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào?
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào. 

(Nguyễn Khuyến, NXB Hội Nhà văn, 2015)

0
I. ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM)TIẾC THƯƠNG SINH THÁI   Bước sang năm 2022, chúng ta nghe thấy và nhìn thấy biến đổi khí hậu ở mọi nơi, cả ở ngoài đời thực, cả trong ngôn ngữ và trong nghệ thuật. Giữa một thế giới nơi tất cả các giọng nói - hay thậm chí là giọng hát - đều gợi nhắc về một thảm kịch toàn cầu đang cận kề, biến đổi khí hậu đã đi vào tâm thức của mọi người và tác...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM)

TIẾC THƯƠNG SINH THÁI

   Bước sang năm 2022, chúng ta nghe thấy và nhìn thấy biến đổi khí hậu ở mọi nơi, cả ở ngoài đời thực, cả trong ngôn ngữ và trong nghệ thuật. Giữa một thế giới nơi tất cả các giọng nói - hay thậm chí là giọng hát - đều gợi nhắc về một thảm kịch toàn cầu đang cận kề, biến đổi khí hậu đã đi vào tâm thức của mọi người và tác động sâu sắc đến đời sống tinh thần. Một hậu quả đáng chú ý là sự xuất hiện của hiện tượng tâm lí “tiếc thương sinh thái” (ecological grief).

   Cụm từ “tiếc thương sinh thái” xuất hiện lần đầu trong một bài viết vào năm 2018 của hai nhà khoa học xã hội Ashlee Cunsolo và Neville R. Ellis, trong đó họ định nghĩa tiếc thương sinh thái là nỗi đau khổ trước những mất mát về sinh thái mà con người hoặc là đã trải qua, hoặc là tin rằng đang ở phía trước. Những mất mát này có thể đa dạng, ví dụ như sự biến mất của các loài sinh vật hay sự thay đổi ở các cảnh quan quan trọng đối với đời sống tinh thần, song điểm chung là chúng đều do biến đổi khí hậu gây ra và đều khiến tâm trí con người phản ứng tương tự như khi mất người thân. Theo Cunsolo và Ellis, tiếc thương sinh thái là một phản ứng có thể đoán trước được, nhất là ở những cộng đồng vẫn còn sinh sống, làm việc và giữ các mối quan hệ văn hoá mật thiết với môi trường tự nhiên. Hai tác giả này đưa ra hai trường hợp cụ thể: những người Inuit ở miền Bắc Canada và những người làm nghề trồng trọt ở Australia. Lúc được hỏi về sự thay đổi môi trường chóng vánh ở nơi mình sống, cả hai cộng đồng này đều có chung những cảm xúc như nỗi thất vọng, u sầu, hay thậm chí là ý nghĩ muốn tự sát, mặc dù họ sinh sống ở hai nơi hoàn toàn khác nhau về mặt địa lí, phong tục tập quán, và còn bị ảnh hưởng bởi các loại thiên tai hoàn toàn khác nhau.

   [...] Như bất kì vấn đề sức khỏe tâm thần nào khác, nỗi tiếc thương sinh thái ăn sâu vào tâm trí một người và thường xuyên đẩy họ vào trạng thái khủng hoảng hiện sinh. Cunsolo và Ellis ghi nhận câu trả lời của một người Inuit như sau: “Inuit là dân tộc băng biển. Băng biển không còn, làm sao chúng tôi còn là dân tộc băng biển được nữa?”. Và những cảm xúc như vậy thực sự cũng chẳng còn xa lạ gì nữa: khi rừng Amazon bốc cháy năm 2019, các tộc người bản địa ở Brazil như người Tenharim, người Guató và người Guarani đều đã nói rằng họ đang mất hết tất cả và khó có thể gìn giữ được truyền thống văn hoá của mình khi mà cánh rừng quê hương đang bốc cháy ngùn ngụt. [...] Có thể thấy, đối với người ở nơi “tiền tuyến” của biến đổi khí hậu - cho dù là cộng đồng địa phương hay là các nhà nghiên cứu thực địa, việc chứng kiến và cảm nhận trực tiếp hậu quả của biến đổi khí hậu đã để lại tác động tâm lí nghiêm trọng, bởi những người này đã lâu ngày gần gũi và gắn bó với môi trường đang bị hủy hoại. [...]

   Tiếc thay, sau hàng thập kỉ biết đến mối nguy hại của biến đổi khí hậu, nỗi tiếc thương sinh thái đã bắt đầu ảnh hưởng tới cả người ở hậu phương. Tháng 12/2021, Caroline Hickman và cộng sự công bố một cuộc thăm dò về cảm xúc trước biến đổi khí hậu của 1,000 trẻ em và thanh thiếu niên từ mỗi quốc gia trong tổng số 10 nước Anh, Australia, Ấn Độ, Bồ Đào Nha, Brazil, Hoa Kì, Nigeria, Pháp, Phần Lan và Philippines. Trong số những người được hỏi, 59% thấy “rất hoặc cực kì lo” về biến đổi khí hậu, và 45% thừa nhận rằng cảm xúc của họ về biến đổi khí hậu có ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống thường ngày. Nỗi lo về biến đổi khí hậu và sự chấp nhận tận thế đang cận kề đều là các cảm xúc không hiếm gặp ở những người trẻ ngày nay, nhất là kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu.

(Nguyễn Bình, Báo điện tử Tia sáng, 25/1/2022)

Thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Theo bài viết trên, hiện tượng tiếc thương sinh thái là gì?

Câu 2. Bài viết trên trình bày thông tin theo trình tự nào?

Câu 3. Tác giả đã sử dụng những bằng chứng nào để cung cấp thông tin cho người đọc?

Câu 4. Anh/chị hãy nhận xét về cách tiếp cận vấn đề biến đổi khí hậu của tác giả trong văn bản.

Câu 5. Thông điệp sâu sắc nhất mà anh/chị nhận được từ bài viết trên là gì?

0
(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: Hãy nghe nó thúc báo oan trả cừu(1)    Có tiếng kèn đồng vang lên.    Các đào kép ra diễn một màn tuồng câm. Một ông vua và một bà hoàng hậu ra, vẻ âu yếm. Hậu ôm lấy vua, vua ôm lấy hậu. Hậu quỳ xuống làm bộ điệu thề thốt. Vua đỡ hậu dậy, ngả đầu vào cổ hậu, rồi nằm xuống trên một luỗng hoa. Thấy...
Đọc tiếp

(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: 

Hãy nghe nó thúc báo oan trả cừu(1)

    Có tiếng kèn đồng vang lên.

    Các đào kép ra diễn một màn tuồng câm. Một ông vua và một bà hoàng hậu ra, vẻ âu yếm. Hậu ôm lấy vua, vua ôm lấy hậu. Hậu quỳ xuống làm bộ điệu thề thốt. Vua đỡ hậu dậy, ngả đầu vào cổ hậu, rồi nằm xuống trên một luỗng hoa. Thấy vua ngủ say, hậu lén ra ngoài. Lập tức có một gã đàn ông bước vào, lột lấy vương miện mà hôn hít; đổ thuốc độc vào tai vua rồi đi ra. Hậu quay vào, thấy vua đã chết, làm bộ điệu than khóc thảm thiết. Tên sát nhân cùng với hai ba người nữa vào làm ra vẻ cũng khóc than với hậu và khuân xác chết ra ngoài. Tên sát nhân đưa những tặng phẩm ra và tán tỉnh hậu. Thoạt đầu hậu tỏ vẻ kháng cự từ chối, nhưng sau thì cũng ưng thuận.

    Cả bọn vào.

    Ô-PHÊ-LI-A: Thưa điện hạ, lớp tuồng câm kia ý nghĩa thế nào?

    HĂM-LÉT: Chà, chắc là âm mưu ám muội, chuyện chẳng lành đâu.

    Ô-PHÊ-LI-A: Chắc họ định giới thiệu nội dung của vở tuồng.

    Một người giáo đầu ra.

    HĂM-LÉT: Nghe anh chàng này nói, ta sẽ rõ. Các đào kép không giữ được gì bí mật đâu. Họ sẽ tiết lộ hết cả.

    Ô-PHÊ-LI-A: Điện hạ kì quá, thật kì quá. Để thiếp xem vở tuồng ra sao. [...]

    HĂM-LÉT: Tâu Lệnh bà, Lệnh bà thấy vở tuồng thế nào?

    HẬU: Mẹ nghĩ rằng vai nữ thề thốt quá nhiều.

    HĂM-LÉT: Ồ, nhưng bà ấy giữ được lời nguyền.

    VUA: Con có hiểu được ý nghĩa của vở không? Có điều gì ác ý bên trong không?

    HĂM-LÉT: Không, không, tâu Bệ hạ, họ đùa cợt đấy thôi, bỏ thuốc độc đùa đấy thôi, làm chi có điều gì ác ý trên đời này.

    VUA: Tên vở tuồng là gì nhỉ?

    HĂM-LÉT: Cái bẫy chuột. Lạy chúa, sao lại gọi thế? Đây là theo nghĩa bóng. Vở tuổng diễn lại một cảnh ám sát ở kinh thành Viên. Gông-da-gô là tên quận công, quận chúa là Báp-ti-xta. Lát nữa Bệ hạ sẽ rõ. Câu chuyện khốn nạn quá. Nhưng mà có sao đâu? Bệ hạ, cũng như chúng ta ở đây, lương tâm trong trắng, có chi mà phải động lòng. Kệ cho những kể lòng lang dạ thú run sợ, còn chúng ta thì cứ thản nhiên.

    Vai Lu-xi-a-nút ra. Đây là vai Lu-xi-a-nút, cháu vua đây.

    HĂM-LÉT: [...]. Bắt đầu đi, hỡi kẻ sát nhân, đồ khốn khiếp, hãy trút bỏ bộ mặt quỷ mà bắt đầu đi. Nào, quạ đen đang đứng kêu than, hãy nghe nó thúc báo oan trả cừu.

    LU-XI-A-NÚT: Ý nghĩ hắc ám, bàn tay rắn chắc, độc dược hiệu nghiệm và thời cơ thuận lợi, thì giờ đồng loã, vì không một ai hay ai biết! Mi, một chất hỗn hợp kì lạ lấy từ tinh cỏ dại, trong đêm khuya thanh vắng, ba lần nhiễm độc, ba lần nữa thần Hi-cát phù phép, hãy đem ma lực tự nhiên, sức mạnh tàn bạo của mi ra mà kết liễu tức thì cuộc đời cường tráng.

    Đổ thuốc độc vào tai vua đang ngủ.

    HĂM-LÉT: Nó giết vua ở trong vườn để đoạt ngôi báu đấy! Vua này tên là Gông-da-gô. Chuyện hoàn toàn có thật và đã được viết lại bằng ngôn ngữ Ý rất tinh vi. Lát nữa cô sẽ thấy tên sát nhân làm thế nào mà chiếm đoạt được tình yêu của vợ Gông-da-gô.

    Ô-PHÊ-LI-A: Chúa thượng đứng dậy kìa.

    HĂM-LÉT: Sao! Mới bắn đạn giả mà đã sợ à?

    HẬU: Kìa, Bệ hạ làm sao vậy?

    PÔ-LÔ-NI-ÚT: Thôi! Ngừng diễn!

    VUA: Đuốc đâu, đem đây ngay, đi thôi!

    TẤT CẢ: Đuốc đâu! Đuốc đâu! Đuốc đâu!

    Tất cả vào trừ Hăm-lét và Hô-ra-xi-ô.

    HĂM-LÉT (hát): Hừ, cứ để hươu con tử nạn

    Tiếng đau thương phải rống kêu lên;

    Để cho cái chú nai vàng

    Ngây thơ đồng cỏ thênh thang giỡn đùa.

    Kẻ đang thức, kẻ thì mê ngủ,

    Ấy sự đời cứ thế mà trôi.

    Này bạn ơi, hát như thế mà lại thêm cái mũ lông sù sụ trên đầu, giày hài có đính thêm hai bông hồng xứ Prô-văng-xơ thì, nếu chẳng may số mệnh trở trêu, ta lầm vận bĩ(2), liệu có thể theo nghề đào kép được không nhỉ? [...] Ồ, Hô-ra-xi-ô thân mên. Lời nói của hồn ma thật đáng ngàn vàng nhé. Bạn có thấy không?

    HÔ-RA-XI-Ô: Thật rõ quá, thưa Điện hạ.

    HĂM-LÉT: Đúng vào lúc bỏ thuốc độc.

    HÔ-RA-XI-Ô: Tôi nhận thấy rõ ràng lúc đó mặt y biến sắc.

    HĂM-LÉT: A ha! Nào, cử nhạc nào! Nào! Các bạn nhạc công! Vì nếu đức vua ngài không thích tuồng hài thì chỉ vì tuồng hài không làm ngài thích đấy thôi. Nào! Cử nhạc nào!

    [...] Pô-lô-ni-út ra.

    PÔ-LÔ-LI-ÚT: Thưa Điện hạ, Hoàng hậu muốn nói chuyện với người ngay bây giờ. [...]

    HĂM-LÉT: "Ngay bây giờ", nói thì dễ quá. Các bạn ơi, xin lui ra đi cho.

    Tất cả vào trừ Hăm-lét.

    Giờ đây đúng là lúc đêm khuya thanh vắng, giờ của ma thiêng, quỷ dữ, những nấm mồ hé mở và địa ngục tỏa tà khí ra khắp thế gian này. Giờ đây ta có thể uống máu nóng và làm những việc khủng khiếp, những việc mà ánh sáng ban ngày phải run lên, kinh sợ khi nhìn thấy. Hãy bình tĩnh lại! Bây giờ ta phải đến gặp mẹ ta. Ôi tim ta hỡi! Đừng để bản chất nhân ái của mi, đừng để linh hồn của Nê-rông(3) thâm nhập vào lồng ngực cứng rắn này. Ác thì được, nhưng quyết không được bất nghĩa bất nhân. Ta sẽ nói với mẹ ta những lời như kim châm dao cắt, nhưng dao thật ta nhất định không dùng. Trong cuộc gặp gỡ này, miệng lưỡi và tâm hồn ta phải hư ngụy(4). Những lời nói của ta sẽ làm cho mẹ ta phải tủi hổ, đau đớn, nhưng ra tay hành động thì nhất định tâm hồn ta không bao giờ cho phép.

(Trích Hăm-lét, William Shakespeare tuyển tập tác phẩm)

* Chú thích: 

(1) Cừu: Mối thù. 

(2) Vận bĩ: Hoàn cảnh rủi ro.

(3) Nê-rông: Vua La Mã, nổi tiếng là độc ác, tàn bạo đã giết mẹ là A-gri-pi-na.

(4) Hư ngụy: Giả tạo. 

* Tác giả, tác phẩm: 

    Hăm-lét là vở bi kịch năm hồi của Sếch-xpia, được viết vào khoảng năm 1601, cốt truyện phỏng theo một truyện dân gian Đan Mạch. Nội dung vở kịch như sau: Được tin vua cha đột ngột băng hà, thái tử Hăm-lét đang học ở Đức vội về Đan Mạch chịu tang. Chú ruột của chàng là Clô-đi-út đã lên ngôi vua và lấy mẹ chàng. Hồn ma của vua cha hiện về báo cho chàng biết tội ác của Clô-đi-út và hoàng hậu. Chàng giả điên để tìm kiếm sự thật và đánh lạc hướng kẻ thù. Chàng cũng trả lại kỉ vật cho Ô-phê-li-a. Nhân việc gánh hát được vời vào cung điện biểu diễn cho Hăm-lét nguôi ngoai, chàng đã yêu cầu họ diễn một vở kịch có cảnh mưu sát giống như tình tiết Clô-đi-út và hoàng hậu đã làm với cha mình, nhờ đó, Hăm-lét đã phát hiện được sự thật. Chàng định hạ sát Clô-đi-út nhưng lúc đó hắn đang cầu nguyện. Hăm-lét vào phòng hoàng hậu để nói "những lời như kim châm dao cắt", thấy có người nấp sau rèm, tưởng là Clô-đi-út, chàng rút gươm đâm. Không ngờ đó là Pô-lô-ni-út, cha của Ô-phê-li-a. Hăm-lét bị Clô-đi-út cho sang nước Anh với mật thư nhờ vua Anh giết chàng. Giữa đường, chàng phát hiện ra nội dung bức thư và lén thay bằng nội dung nhờ nhà vua trừng phạt hai kẻ đưa thư, còn mình thì trở về Đan Mạch. Ô-phê-li-a đau khổ đến phát điên và bị chết đuối. Clô-đi-út lợi dụng kích động hận thù của La-ớc-tơ, con trai Pô-lô-ni-út, khiến La-ớc-tơ thách Hăm-lét đấu kiếm. Trong cuộc đấu, La-ớc-tơ đâm Hăm-lét bị thương, liền sau đó, họ hăng máu xông lên, cướp đổi lưỡi gươm của nhau, Hăm-lét cũng đâm La-ớc-tơ bị thương bằng mũi gươm của La-ớc-tơ vốn được tẩm thuốc độc từ trước, còn hoàng hậu thì uống nhầm li rượu độc mà Clô-đi-út định dành cho Hăm-lét. Trước khi chết, La-ớc-tơ đã vạch tội Clô-đi-út. Mọi âm mưu tội ác bị phơi bày. Clô-đi-út đã phải nhận lưỡi gươm từ Hăm-lét cho tội ác của y.

    Đoạn trích trên là một phần của cảnh II, hồi 3 của vở kịch. 

Câu 1. Sự việc trong văn bản trên là gì?

Câu 2. Chỉ ra một chỉ dẫn sân khấu trong văn bản.

Câu 3. Mâu thuẫn, xung đột kịch trong văn bản này là gì? 

Câu 4. Lời thoại: "Giờ đây ta có thể uống máu nóng và làm những việc khủng khiếp, những việc mà ánh sáng ban ngày phải run lên, kinh sợ khi nhìn thấy." cho thấy nội tâm của Hăm-lét như thế nào?

Câu 5. Nội dung của văn bản này gợi cho em những suy nghĩ gì?

0