K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

TT
tran trong
Giáo viên
17 tháng 3

Câu thành ngữ đúng là: Không ăn được thì đạp đổ.

Câu này thể hiện một tính xấu, ích kỷ của con người thể hiện ở việc cái gì mình không có được thì không muốn người khác có, dùng mọi biện pháp để phá hoại, ngăn cản người khác có hoặc thực hiện được điều mình không đạt được.

17 tháng 3

 34 ạ

TT
tran trong
Giáo viên
17 tháng 3

Đáp án D nhé.

Câu 1: Do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên sau mỗi buổi học C đã cùng với anh trai lén lút phá rừng lấy gỗ để bán lấy tiền giúp đỡ gia đình. H là bạn của C đã quay clip cảnh vận chuyển gỗ lậu của anh em C và đăng tải trên trang cá nhân nên cả hai anh em C bị cơ quan chức năng tạm giữ để điều tra. a. Anh em C đã vi phạm hình thức thực hiện pháp luật nào? Em hãy phân tích cụ thể hình thức thực hiện pháp...
Đọc tiếp

Câu 1: Do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên sau mỗi buổi học C đã cùng với anh trai lén lút phá rừng lấy gỗ để bán lấy tiền giúp đỡ gia đình. H là bạn của C đã quay clip cảnh vận chuyển gỗ lậu của anh em C và đăng tải trên trang cá nhân nên cả hai anh em C bị cơ quan chức năng tạm giữ để điều tra.

a. Anh em C đã vi phạm hình thức thực hiện pháp luật nào? Em hãy phân tích cụ thể hình thức thực hiện pháp luật đó?

b. Nếu là bạn của C, em sẽ khuyên bạn như thế nào để không vi phạm pháp luật

Câu 2: Phát hiện một nhóm thanh niên có sử dụng chất kích thích, tổ chức đua xe trái phép. Công an quận K đã tiến hành bắt giữ và tiến hành điều tra. Nhóm thanh niên đã bị thu giữ phương tiện giao thông, lập biên bản xử phạt vì vi phạm Luật Giao thông.

a. Trong tình huống trên, việc xử phạt của công an quận K là thể hiện đặc điểm nào của pháp luật? Vì sao? 

Câu 3: T là một học sinh lớp 12, có niềm đam mê và năng khiếu trong bộ môn múa. Từ nhỏ T đã luôn ao ước được học tại Học viện múa Quốc gia. Biết chuyện, bố mẹ T phản đối và cho rằng nghề đó không phủ hợp với T, bố mẹ T mong muốn em thi vào đại học Sư phạm để nối dõi truyền thống gia đình. T rất bức

xúc và nhiều lần đã tranh luận với bố mẹ về việc lựa chọn ngành nghề của mình.

a. Trong tình huống trên, bố mẹ T đã vi phạm quyền tự do cơ bản nào của công dân làm rõ quyền tự do cơ bản đó? 

b. Nếu là T em sẽ làm gì để thuyết phục bố mẹ ủng hộ ước mơ của mình?

1
17 tháng 3

 

Câu 1: a. Anh em C đã vi phạm hình thức thực hiện pháp luật về phá rừng và buôn bán gỗ lậu. Phá rừng là hành vi phá hoại môi trường, gây hậu quả nghiêm trọng đến sự cân bằng sinh thái và tài nguyên thiên nhiên. Buôn bán gỗ lậu cũng là hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên rừng.

b. Nếu là bạn của C, tôi sẽ khuyên C nên tôn trọng và tuân thủ luật pháp, không tham gia vào những hoạt động vi phạm pháp luật như phá rừng và buôn bán gỗ lậu. Thay vào đó, C nên tìm các phương án hợp pháp và tích cực để giúp đỡ gia đình trong hoàn cảnh khó khăn.

Câu 2: a. Trong tình huống trên, việc xử phạt của công an quận K là thể hiện tính công bằng và tuân thủ pháp luật. Điều này là do vi phạm của nhóm thanh niên không chỉ là hành vi sử dụng chất kích thích mà còn bao gồm vi phạm Luật Giao thông khi tổ chức đua xe trái phép, đồng thời gây nguy hiểm cho cộng đồng và giao thông công cộng.

Câu 3: a. Trong tình huống trên, bố mẹ T đã vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân là quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp. Quyền này được bảo đảm trong Hiến pháp và luật pháp của nhiều quốc gia, bao gồm Việt Nam, như một phần của quyền tự do cá nhân.

b. Nếu là T, tôi sẽ cố gắng trò chuyện một cách trực tiếp và trưởng thành với bố mẹ, giải thích cho họ hiểu về đam mê và năng khiếu của mình đối với môn múa, cũng như ý thức rõ ràng về hướng đi nghề nghiệp của mình. Tôi sẽ cố gắng tìm hiểu và trình bày lập luận cụ thể, đồng thời đề xuất các phương án để học tập và phát triển trong lĩnh vực mình mong muốn, có thể bao gồm việc tìm kiếm học bổng hoặc tham gia các khóa học nghệ thuật chuyên sâu.

   

--> Đồ ăn: 80.000 đồng
--> Trang trí: 30.000 đồng
--> Trò chơi: 20.000 đồng
--> Dự phòng: 20.000 đồng

TT
tran trong
Giáo viên
16 tháng 3

Với GDCD 7. Em nên liên hệ với bài quản lí tiền.

Sau đây là một vài gợi ý cho em để sử dụng số tiền 150.000 hợp lý, em có thể tham khảo.

- Đầu tiên, em cần lên kế hoạch chi tiêu từ khoản có là 150.000

+ Mục tiêu: tổ chức sinh nhật vui vẻ, tiết kiệm.

+ Việc cần làm:

Mua bánh loại nhỏ vừa đủ cho 3 người ăn: 80.000

Mua thêm các loại hoa, quả, nước ngọt: 40.000

Mua đồ trang trí: 30.000

(Ngoài ra có 1 cách tiết kiệm hơn là em có thể dành 50.000 để mua nguyên liệu về tự làm bánh; Số tiền còn lại 50.000 để mua hoa, quả, nước ngọt và đồ trang trí tự làm. Còn 50.000 có thể tiết kiệm)

+ Địa điểm tổ chức: Xin mẹ cho các bạn về nhà tổ chức.

- Rủ các bạn cùng đi mua theo kế hoạch cho vui vẻ.

+ Chia nhỏ ngân sách cho các khoản chi tiêu thiết yếu như ăn uống, nhà ở, đi lại,...
+ Sử dụng phương tiện công cộng hoặc đi chung xe để tiết kiệm xăng xe.
+ Lập danh sách những thứ cần mua trước khi đi chợ.
+ Sử dụng các chương trình khuyến mãi, giảm giá.
+ Tự nấu ăn tại nhà giúp kiểm soát được lượng thức ăn và chi phí.
+ Tái chế rác thải để bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên.
+ Tham gia các phong trào tiết kiệm do địa phương tổ chức.

- tắt các đồ điện khi không sử dụng

- tái chế các đồ dùng không cần sử dụng

- mua đồ vừa để mặc

- lấy đồ ăn vừa đủ cho mình

+ Mùa mưa:
--> Các trận mưa lớn có thể gây ra lũ quét và lũ lụt, đặc biệt là ở các khu vực ven sông và ven suối.
--> Mưa lớn cũng có thể gây ra sạt lở đất, đặc biệt là ở các khu vực núi cao.
--> Các cơn mưa đá và giông tố cũng có thể xảy ra, gây tổn hại cho người dân và tài sản.
+ Mùa khô:
--> Trong mùa khô, hạn hán có thể xảy ra, gây ra thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất.
--> Hạn hán cũng có thể gây ra cháy rừng, đặc biệt là ở các khu vực có độ phủ cây xanh cao.

15 tháng 3

@Khánh Thy, bạn ko trl linh tinh nhé ạ!

=> Việc làm của bà C không phù hợp với quy định của pháp luật và không tôn trọng quyền của trẻ em. Bà C đã vi phạm quy định về việc sử dụng lao động trẻ em khi bắt H nghỉ học để làm việc trong quán của mình. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến quyền học tập của H mà còn có thể gây hại cho sức khỏe và phát triển tâm lý của H. Nếu là A, tôi sẽ thảo luận với H và bà C về tầm quan trọng của việc học tập và những hậu quả mà việc làm việc quá sức có thể gây ra cho H. Nếu cần thiết, tôi sẽ thông báo cho cơ quan chức năng để họ có thể can thiệp và giúp đỡ.
~~~~~~~~~~~
=> Theo Bộ luật Lao động 2019, độ tuổi lao động tối thiểu là 15 tuổi. Người từ 13 đến 15 tuổi chỉ được làm các công việc nhẹ theo quy định và người chưa đủ 13 tuổi thì chỉ được tuyển dụng cho các công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao. Khi sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc, người sử dụng lao động phải tuân theo một số quy định như phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó; phải có giấy khám sức khỏe của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền xác nhận sức khỏe của người chưa đủ 15 tuổi phù hợp với công việc và tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất một lần trong 06 tháng.

TT
tran trong
Giáo viên
15 tháng 3

* Nhận xét hành vi của bà C:

- Bà C là mẹ bạn H đã bắt H nghỉ học để ở nhà phục vụ khách hàng là hành vi bạo lực gia đình về lĩnh vực lao động.

- Bà C chửi và đánh H là hành vi bạo lực gia đình về thân thể và tinh thần.

=> Hành vi của bà C vi phạm nghiêm trọng luật Hôn nhân và gia đình, quyền trẻ em, quyền được nhà nước bảo hộ thân thể, danh dự, nhân phẩm, vi phạm những hành vi bị cấm trong luật Phòng chống bạo lực gia đình ở nước ta.

- Việc làm của bà C không những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, tinh thần của bạn H mà còn gây ra tình trạng không được đi học của bạn. Bạn H không được đi học sẽ không thể có cơ hội phát triển bản thân một cách tốt nhất. Không những thế, bạn H mới học lớp 9 đã phải làm ở quán rượu – bia sẽ dễ dẫn đến những tệ nạn xã hội.

* Nếu là A:

- Đầu tiên, em sẽ đưa ra lời khuyên với bà C về các hành vi của mình, yêu cầu bà C cho bạn H đi học và khắc phục tình trạng gây ra cho bạn H.

- Tiếp theo, em sẽ thông báo đến thầy, cô để nhờ thầy, cô giúp đỡ, khuyên mẹ bạn H.

- Nếu tình trạng của bạn H xảy ra nghiêm trọng, em sẽ báo đến cơ quan chức năng là công an địa phương về hành vi của bà H.

* Quy định của pháp luật về sử dụng lao động trẻ em:

Theo Điều 1 Luật Trẻ em 2016 quy định trẻ em là người dưới 16 tuổi.

Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động. Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này.

Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH quy định để ký hợp đồng lao động với người chưa đủ 15 tuổi, người có thẩm quyền ký hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động sẽ phải đáp ứng các điều kiện của luật này.

Theo Điều 145 Bộ luật Lao động 2019 quy định khi sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc, NSDLĐ phải tuân theo quy định sau đây:

- Phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;

- Bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến thời gian học tập của người chưa đủ 15 tuổi;

- Phải có giấy khám sức khỏe của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền xác nhận sức khỏe của người chưa đủ 15 tuổi phù hợp với công việc và tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất một lần trong 06 tháng; và

- Bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi.

- Chỉ được tuyển dụng và sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi vào làm các công việc nhẹ.

- Không được tuyển dụng và sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc, trừ các công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa đủ 13 tuổi và phải có sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Theo Điều 3 Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH quy định khi sử dụng lao động dưới 15 tuổi, NSDLĐ phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Về thời gian làm việc theo khoản 1 Điều 146 Bộ luật Lao động 2019:

+ Không được làm việc quá 04 giờ/ngày và 20 giờ/tuần;

+ Không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm (từ 22 giờ đến 06 giờ sáng hôm sau); ngoại trừ một số trường hợp được quy định tại Điều 10 Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH.

+ Người chưa đủ 15 tuổi vừa làm việc vừa học tập hoặc có nhu cầu học tập thì việc bố trí thời giờ làm việc phải bảo đảm không ảnh hưởng đến thời gian học tập của người.

- Về thời giờ nghỉ ngơi: Lao động trẻ em được bố trí nghỉ giải lao giữa giờ làm việc;

- Tuân thủ quy định về khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động: Phải có giấy khám sức khỏe của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền xác nhận sức khỏe của người chưa đủ 15 tuổi phù hợp với công việc và tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất một lần trong 06 tháng; và phải bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi.

- Công việc và nơi làm việc chỉ được tuyển dụng và sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi vào làm công việc nhẹ

NG
14 tháng 3

- Giữ bình tĩnh: Giữ bình tĩnh là điều quan trọng nhất để có thể ứng phó hiệu quả với tình huống nguy hiểm.

- Theo dõi thông tin và hướng dẫn của chính quyền địa phương: Luôn theo dõi thông tin và hướng dẫn của chính quyền địa phương để biết cách ứng phó phù hợp.
- Di chuyển đến nơi cao hơn: Di chuyển đến nơi cao hơn để tránh bị nước lũ cuốn trôi hoặc bị sạt lở đất vùi lấp.
- Cứu người gặp nạn: Nếu có khả năng, hãy giúp đỡ những người gặp nạn.
- Báo cho cơ quan chức năng: Báo cho cơ quan chức năng biết về tình huống nguy hiểm để được hỗ trợ.

14 tháng 3

Gọi cứu hộ

TT
tran trong
Giáo viên
14 tháng 3

 * Thông thường các nguyên nhân gây ra căng thẳng ở cơ thể người bao gồm:

Nguyên nhân bên ngoài: Thời tiết, giao thông, khói bụi, tiếng ồn, ô nhiễm.

Nguyên nhân xuất phát từ cá nhân: Xuất phát từ chính suy nghĩ của bản thân về những áp lực trong công việc, học tập,…

Ngoài ra cũng có thể do các nguyên nhân đến từ:

- Xã hội và gia đình: Áp lực công việc, áp lực về thời gian, vấn đề tài chính, mâu thuẫn trong gia đình, mâu thuẫn với bạn bè,…

- Xuất phát từ mặt thể chất: Cơ thể mệt mỏi, ốm đau, không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

* Tâm lý căng thẳng gây ra các hậu quả tiêu cực:

- Kết quả học tập giảm sút.

- Suy giảm trí nhớ.

- Suy nhược cơ thể.

- Hình thành các tính cách tiêu cực như: Khó tính, cáu gắt…

- Rạn nứt các mối quan hệ xã hội…

* Biểu hiện của bạo lực học đường:

- Các hành vi bạo lực thể chất: Hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe và các hành vi khác cố ý gây tổn thất về thể chất của người khác.

- Các hành vi bạo lực tinh thần: Lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi và các hanh vi cố ý khác gây tổn thất về tinh thần người khác.

- Hành vi chiếm đoạt, hủy hoại gây tổn thất tài sản của người khác.

- Các hành vi bạo lực trực tuyến: Nhắn tin, gọi điện, sử dụng hình ảnh cá nhân để uy hiếp, đe dọa, ép buộc người khác làm theo ý mình hoặc lăng mạ, bôi nhọ nhân phẩm người khác...

* Nguyên nhân của bạo lực học đường:

- Yếu tố từ học sinh:

+ Do sự thay đổi về tâm sinh lý lứa tuổi.

+ Muốn khẳng định mình.

+ Dễ dẫn đến những hành vi thiếu kiểm soát và thiếu kiềm chế bản thân.

+ Do mâu thuẫn cá nhân.

- Yếu tố gia đình:

+ Cha mẹ quá khắt khe, kỳ vọng hoặc dạy dỗ bằng các biện pháp kỷ luật sẽ gây nên áp lực tâm lý cho các em.

+ Cha mẹ chiều chuộng con quá mức, cho đi mà không đòi hỏi nhận lại cũng làm cho con có tâm lý háo thắng, thích gì được nấy và dễ dàng tụ tập, bị lôi kéo bởi hành vi xấu.

- Yếu tố từ nhà trường:

+ Nội dung chương trình giáo dục đạo đức công dân còn nặng về lý thuyết, ít liên hệ với thực tiễn, chưa cuốn hút học sinh.

+ Chưa có nhiều hoạt động trải nghiệm giúp học sinh nhận thức được các bài học về giá trị của lòng nhân ái, bao dung, sự tôn trọng và trách nhiệm của bản thân với những người xung quanh.

- Yếu tố từ xã hội

+ Lối sống thực dụng, đua đòi, đề cao bản thân

+ Tiếp xúc dễ dàng, thường xuyên với những hành vi bạo lực trên internet, phim ảnh và trò chơi điện tử

* Hậu quả của bạo lực học đường:

- Bạo lực gia đình gây ra những hậu quả nghiêm trọng về thể xác và tinh thần đối với phụ nữ và tất cả các thành viên khác trong gia đình.

- Bạo lực gia đình chống lại phụ nữ tác động tiêu cực đến lực lượng lao động và do đó cũng tác động đến các hoạt động kinh tế của nạn nhân bạo hành.

- Bạo lực gia đình đã chất thêm gánh nặng cho hệ thống giáo dục.

- Bạo lực gia đình còn chất thêm gánh năng lên vai các cơ quan tư pháp.

* Cách phòng, chống bạo lực gia đình.

- Để phòng tránh bạo lực gia đình cần:

+ Tôn trọng, bình đẳng, chia sẻ, yêu thương các thành viên trong gia đình; kiềm chế cảm xúc tiêu cực.

+ Rời khỏi nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực gia đình, nói với người đáng tin cậy để nhờ can thiệp.

+ Không nên dùng lời nói, thái độ tích cực để tỏ thái độ thách thức, nhờ người khác can thiệp bằng cách thức tiêu cực.

- Khi xảy ra bạo lực gia đình cần:

+ Cần bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc, tìm đường thoát, chủ động nhờ người giúp đỡ.

+ Không nên dùng lời nói, thái độ tiêu cực hoặc sử dụng hành vi bạo lực để đáp trả.

- Để xử lí hậu quả của bạo lực gia đình:

+ Nên thông báo sự việc cho người thân, những người tin cậy.

+ Nhờ sự trợ giúp từ bệnh viện, cơ sở tư vấn tâm lí, tổ hòa giải,...

+ Không nên giấu giếm, bao che cho đối phương, tự tìm cách giải quyết bằng những biện pháp tiêu cực.

- Cần phê phán, đấu tranh chống những hành vi bạo lực trong gia đình và cộng đồng.

TT
tran trong
Giáo viên
14 tháng 3

Hành vi của anh A dùng hoá chất tạo ra nước mắm giả, cùng với việc không có giấy phép kinh doanh là không tuân thủ pháp luật.

Anh Q biết hành vi vi phạm của anh A đã báo với cơ quan chức năng là sử dụng pháp luật.

Đội quản lý thị trường đã lập biên bản xử lí hành chính đối với cơ sở của anh A và tịch thu, tiêu huỷ toàn bộ số hoá chất nước mắm là áp dụng pháp luật.