K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 3 2018

- Cần biết phê phán và tránh xa những biểu hiện chưa tốt trong học tập.

- Thực hiện tốt các quy định về nghĩa vụ và học tập.

1 tháng 3 2018

bạn đọc hết bài đi

Bác k ngủ dc vì bác thương đoàn dân công cả đêm phải ngủ ngoài rừng. Vì nóng ruột nên k ngủ dc

4 tháng 4 2021

 + Nghệ thuật: ngôi kể thứ nhất, cảm nhận bằng nhiều giác quan, sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật…

1 tháng 3 2018

Kí hiệu: Số bị chia (SBC) ; Số chia (SC) ; Thương (T)

ta có : SBC : SC = T (dư 49 993)

SBC = T x SC + 49 993 

Vì SBC là số có 5 chữ số nên SBC < 100 000  => T x SC + 49 993 < 100 000 => T x SC < 100 000 - 49 993 
=> T x SC < 50 007

Mà SC > 49 993 (Vì SC luôn lớn hơn số dư) Nên T chỉ có thể bằng 1 

=> SC > 49 993 và < 50 007

Ta có SBC = T x SC + 49 993 = 1 x SC + 49 993 = SC+ 49 993

Mà SC > 49 993 và < 50 007

Nên SBC > 99 986 và < 50 007 + 49 993 = 100 000 

Theo bài cho Số bị chia chia hết cho 8 , thử các giá trị từ 99 986 đến 99 999 ta có số 99 992 chia hết cho 8 

Vậy SBC = 99 992

SC = 99 992 - 49 993 = 49 999

ĐS: 99 992

1 tháng 3 2018

Đêm đã về khuya rồi. Ngoài trời gió lồng lộng thổi. Không còn tiếng chim kêu lích chích trong tán cây. Cảnh rừng Việt Bắc âm u, tĩnh mịch quá!

Chẳng biết vì sao, tôi không ngủ được. Tôi suy nghĩ cho trận chiến nay mai, chiến dịch Điện Biên Phủ. Đang nghĩ ngợi mông lung thì tôi nghe có tiếng sột soạt rất khẽ. Tôi nhổm dậy. Là Bác ư? Khuya rồi, sao Người chưa ngủ nhỉ?

Bác ngồi yên lặng bên cạnh bếp lửa hồng, vẻ mặt của Bác trầm ngâm như đang suy nghĩ việc gì đó. Ngoài mái lều tranh cũ nát, mưa rơi lâm thâm, dai dẳng. Tôi ngước mắt nhìn Bác, càng nhìn, tôi càng thấy thương Bác hơn. Bác như một người cha vậy. Người cha ấy đang nhóm lửa cho tôi và đồng đội nằm ấm.

Sau đó, Bác đi dém chăn cho chúng tôi: Từng người một. Như sợ các anh em giật mình, Bác nhón chân nhẹ nhàng, thật nhẹ. Bóng Bác ánh lên trước ngọn lửa, cao lồng lộng, bao trùm cả cán lều. Tôi có cảm giác mơ màng cái bóng của Bác như làm chúng tôi ấm áp hơn cả ngọn lửa hồng đang cháy hừng hực kia.

Thổn thức nỗi lòng, tôi thầm thì hỏi:

- Bác ơi, Bác chưa ngủ ạ? Bác có thấy lạnh không?

Bác nhìn tôi, mỉm cười rồi trả lời bằng một giọng ấm áp:

- Ừ, Bác chưa ngủ đâu. Chú cứ ngủ cho đẫy giấc, để mai còn đi đánh giặc nữa chứ!

Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt, nhưng vẫn bồn chồn. Tôi nằm mà vẫn lo Bác ốm, lòng tôi cứ bộn bề. Chiến dịch còn dài lắm! Rừng Việt Bắc lắm dốc, lắm ụ. Nếu Bác cứ không ngủ suốt thế này, thì Bác lấy sức đâu để mà đi? Thế rồi tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.

Lần thứ ba tôi thức giấc thì đã canh tư. Nhìn thấy Bác vẫn đang ngồi, tôi hoảng hốt, giật thót mình. Bác vẫn chưa ngủ ư? Trời sắp sáng rồi!!! Tôi vội vã:

- Bác ơi, trời sắp sáng rồi, Bác hãy ngủ để sáng mai có sức mà đi!

Vẫn bằng giọng dịu dàng, Bác nói với tôi:

- Chú cứ ngủ đi, còn Bác thức thì cứ mặc Bác. Bác không ngủ được đâu! Bác đang nghĩ về đoàn dân công, trời mưa như thế này, chắc họ lạnh lắm. Bác chỉ mong trời sáng cho nhanh thôi. Không biết các cô chú ấy có sao không?

Tôi chợt hiểu ra, Bác thức vì chuyện ấy. Bác không chỉ chăm lo cho chúng tôi mà còn lo lắng cho cả những người ở xa chưa hề được gặp Bác. Tấm lòng của Bác thật cao cả. Lòng tôi vui sướng tràn trề và tôi quyết định thức luôn cùng với Bác.

Đêm nay, Bác không ngủ vì Bác là người luôn lo cho mọi người hơn bản thân. Bác là người Cha già của nhân dân Việt Nam - Vì Bác là Hồ Chí Minh.

1 tháng 3 2018

Minh Huệ với bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là hiện tượng thi sĩ bất tử với một giai phẩm văn chương. Độc đáo bởi vì một nhà thơ xứ Nghệ, sử dụng làn điệu dân ca hát dặm Nghệ Tĩnh đã ca ngợi tình thương người mênh mông của một người con vĩ đại của xứ Nghệ - Bác Hồ kính yêu.

Bài thơ gần như một truyện cổ tích vừa thực vừa mộng dẫn hồn ta vào một không khí lung linh huyền thoại: một ông tiên với chòm râu im phăng phắc, bỗng cao lung linh trước ngọn lửa hồng chập chờn giữa rừng khuya. Một đêm đông lạnh lẽo mưa lâm thâm thời chiến tranh, loạn lạc. Xung quanh đống lửa là những chiến binh trẻ (tiên đồng) đang nằm ngủ. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật ấy đá góp phần đặc sắc tạo nên sắc điệu ngữ trữ tình thẩm mĩ của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.

Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ kể, ngôn ngữ tả, ngôn ngữ nhân vật, và bình luận trữ tình hoà quyện trong những vần thơ năm chữ dung dị, lắng đọng, liền mạch, mến thương.

Hình ảnh Bác Hồ được khắc hoạ rất đậm nét qua tâm hồn anh đội viên. Mối quan hệ giữa lãnh tụ với chiến sĩ trở thành tình bác - cháu, cha - con. Tố Hữu từng viết: Người là Cha, là Bác, là Anh - Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ (Sáng tháng Năm), ở đây Minh Huệ đã cảm nhận được:

             Người Cha mái tóc bạc

             Đốt lửa cho anh nằm

             Rồi Bác đi dém chăn

             Từng người từng người một

             Sợ cháu mình giật thột.

             Bác nhón chân nhẹ nhàng...

Việc làm đốt lửa, hành động đi đém chăn, cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng - đã thể hiện sự chăm chút yêu thương của Người Cha mái tóc bạc đối với từng người lính như tình cha - con, tình ông - cháu.

Chú đội viên mơ màng trong khoảnh khắc hạnh phúc thần tiên. Chất thơ vừa thực vừa mơ đầy ấn tượng:

             Anh đội viên mơ màng

             Như nằm trong giấc mộng.

Ngoài trời thì mưa lâm thâm lạnh lẽo. Trong mái lều xơ xác, suốt đêm "lặng yên bên bếp lửa" với vẻ mặt Bác "trầm ngâm". Bác vẫn ngồi... Bác vẫn không ngủ, Chí lo muôn mối như lòng mẹ... (Tố Hữu). Bác vĩ đại và ấm áp biết bao! Một so sánh rất đẹp, rất thơ đã ca ngợi tình nhân ái của vị lãnh tụ kính yêu Hồ Chí Minh:

             Bóng Bác cao lồng lộng

             Ấm hơn ngọn lửa hồng.

Tình huống thơ được đẩy tới cao trào. Chế Lan Viên trong Người đi tìm hình của nước từng viết: Hiểu sao hết tấm lòng lãnh tụ. Anh đội viên cũng vậy, anh chưa hiểu vì sao đêm nay Bác trầm ngâm thao thức. Nghe Bác nói, anh đội viên vui sướng mênh mông. Tình nhân ái của lãnh tụ đã soi sáng tâm hồn người lính trẻ:

            Bác thương đoàn dân công

            Đêm nay ngủ ngoài rừng

            Rải lá cây làm chiếu

            Manh áo phủ làm chăn

            Trời thì mưa lâm thâm

            Làm sao cho khỏi ướt!

            Càng thương càng nóng ruột

            Mong trời sáng mau mau....

Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, Minh Huệ đã sáng tạo nên một số chi tiết nghệ thuật rất cụ thể và điển hình về mái tóc, chòm râu, ngọn lửa, bóng Bác, vẻ mặt trầm ngâm, về hành động, cử chỉ (đốt lửa, dém chăn, nhón chân...) nhằm tô đậm và ca ngợi tình thương bao la của Bác Hồ kính yêu. Chòm râu là một nét vẽ thân tình bức chân dung lãnh tụ gợi lên sự gần gũi, thân thiết mà cao cả, thiêng liêng:

            Bác vẫn ngồi đinh ninh

            Chòm râu im phăng phắc.

Bên cạnh hình ảnh Bác Hồ là hình ảnh anh đội viên, được nhà thơ thể hiện khá đẹp. Anh chợt thức giữa đêm khuya, và vô cùng nhạc nhiên suy nghĩ:

            Mà sao Bác vẫn ngồi

            Đêm nay Bác không ngủ.

Thương Bác, anh khẽ nói: Bác ơi! Bác chưa ngủ? - Bác có lạnh lắm không?. Anh bồn chồn lo lắng:

            Anh nằm lo Bác ốm....

Cảm xúc của anh đội viên phát triển theo chiều dài của thời gian đêm khuya:

           Anh đội viên thức dậy 

           Thấy trời khuya lắm rồi...

           Lần thứ ba thức dậy...

Người lính trẻ nằng nặc, thiết tha:

           Mời Bác ngủ Bác ơi!

           Trời sắp sáng mất rồi

           Bác ơi! Mời Bác ngủ!

Nghe Bác nói về tình thương và nỗi lo, ... anh đội viên vô cùng hạnh phúc vì đã thấm hiểu tấm lòng và sự vĩ đại của lãnh tụ:

            Lòng vui sướng mênh mông

            Anh thức luôn cùng Bác.

Qua hình ảnh anh đội viên, Minh Huệ đã thể hiện một cách chân thành cảm động lòng kính yêu của đồng bào và chiến sĩ đối với Hồ Chủ tịch vĩ đại.

Đêm nay Bác không ngủ mãi mãi là một bài ca làm rung động trái tim muôn triệu con người. Hai nhân vật, hai tâm hồn chung đúc, chan hoà trong một tình yêu lớn: "yêu nước, thương người". Màu sắc dân ca kết hợp với không khí cổ tích thần kỳ làm nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Cảnh rừng đêm mưa lâm thâm, ngọn lửa hồng, mái tóc bạc, chòm râu im phăng phắc là bốn nét vẽ đầy ấn tượng về Bác Hồ và tấm lòng yêu nước, thương dân của Bác.

1 tháng 3 2018

xem trên mạng

1 tháng 3 2018

https://h.vn/hoi-dap/question/195532.html

bn vào đây tham khảo

hok tốt nha

1 tháng 3 2018

câu 1; Các cây sống trong môi trường nước thường có một số đặc điểm hình thái như sau : những cây sống ngập trong nước thì lá có hình dài (rong đuôi chó), cây có lá nằm sát mặt nước thì lá to (sen, súng), cây nổi trên mặt nước thì cuống lá phình to. xốp tựa như phao giúp cây nổi trên mặt nước

câu 2;

Một số ví dụ về sự thích nghi của các cây ở cạn với môi trường : Ở nơi đất khô. thiếu nước thường có những cây mọng nước như xương rồng (lá thường tiêu giảm hoặc biến thành gai hạn chế sự thoát hơi nước). Những cây ưa ẩm như cây lá dong, vạn niên thanh... thường mọc trong rừng già (ít ánh sáng).

Những cây cần ít nước (kê. hương lau) lại sống được ở những nơi đất khô. Các loại rau cần nhiều nước thường sống ở những nơi đất ẩm và cần được tưới luôn.

câu 3 ;

Đặc điểm của những cây sống trong điều kiện đặc biệt (sa mạc, đầm lầy...) như sau:

-    Cây sống trong sa mạc rất khô và nóng:

+ Các loại xương rồng đều có thân mọng nước, lá biến thành gai để hạn chế sự thoát hơi nước.

+ Các loại cỏ thấp nhưng lại có rễ rất dài.

+ Các cây bụi gai có lá rất nhỏ hoặc biến thành gai.

+ Cây sống trên đầm lầy (như cây đước) có rễ chống giúp cây đứng vững trên các bãi lầy ngập thủy triều ở vùng ven biển.

k mk nha

1 tháng 3 2018

xem trên mạng

1 tháng 3 2018

Bài văn mẫu lớp 6: Tả cây đào ngày Tết

Đăng ngày 09/03/2017 bởi dieuhongit

bai-van-mau-lop-6-ta-cay-dao-ngay-tet

09
Th3

Cứ mỗi độ xuân về, các loài hoa đua nhau khoe sắc thắm. Riêng đặc trưng ở đất Bắc đó là cây đào. Cây đào ngày Tết ngập tràn trong nhà, ngoài vườn hay trên đường phố chúng ta cũng bắt gặp sắc thắm hoa đào.

Với chủ đề miêu tả cây đào ngày Tết của các em học sinh lớp 6 cũng được rất nhiều bạn đọc quan tâm. Sau đây là một bài viết để lại khá nhiều ấn tượng với các bậc phụ huynh và các em học sinh.

Đề bài: Tả cây đào ngày Tết

Lập dàn ý:

  1. Mở bài: Giới thiệu về cây đào ngày Tết gắn với mùa Xuân

  2. Thân bài: Tả chi tiết cây đào ngày Tết

– Cây đào ngày Tết được đặt ở vị trí trang trọng ở phòng khách

– Cây đào thuộc loại đào phai

            + Dáng cây tỏa tròn, thân hình rồng bay…

            + Thân cây có màu nâu sần, những cành cây cong vút mềm mại chia ra thành từng nhánh nhỏ

            + Nụ hoa tròn, mập mạp

            + Lá đào mọc tập trung ở đầu cành, màu xanh non…

            + Lâu nay, cành đào màu hồng nhạt, những cánh hoa xếp trồng lên nhau.

            + Nhị hoa màu vàng tươi được nâng niu trên đài hoa xanh biếc

            + Hoa đào mọc từng bông, đơn lẻ

            + Hương hoa thoang thoảng nhưng lại rất thu hút ong bướm

            + Cây đào khiến cả căn phòng bừng sáng

            + Gia đình ngày càng có không khí Tết từ khi có cây đào

            + Ai nấy cùng hào hứng trang trí cho cây đào

– Ý nghĩa của cây đào ngày Tết: tượng trưng cho sự may mắn

3. Kết luận: Nêu ấn tượng khó phai của hình ảnh cây đào ngày Tết

Bài viết:

Tết đến xuân về, em và bố cùng đi chợ hoa sắn Tết. Ở chợ, ai nấy đều nô nức chọn về cho gia đình mình một cây đào, cây quất để trang trí cho ngôi nhà thân yêu của mình. Cây đào ngày Tết mang đến sự may mắn cho cả gia đình trong dịp năm mới. Bởi vậy mà em và bố phải chọn cây thật đẹp.

bai-van-mau-lop-6-ta-cay-dao-ngay-tet-cua-gia-dinh-em

Cây đào ngày Tết tượng trưng cho sự may mắn

Đi cả ngày thì cuối cùng em và bố cũng đã chọn được một cây đào phai trông rất đẹp. Cả gia đình em đều rất thích và thống nhất đặt cây đào ở phòng khách để cả nhà cùng ngắm. Nếu chỉ tả cây đào ngày Tết thì cũng không khó để hình dung ra. Dáng cây đào tỏa thành hình tròn, thân uốn lượn hình rồng bay. Thân cây màu nâu sẫm, những cành cây cong vút nhưng mềm mại, chìa ra thành từng nhánh nhỏ. Lá đào mọc tập trung chủ yếu ở trên ngọn cành, màu xanh non. Nụ hoa hé nở, mập mạp đậu trên cành cây khẳng khiu nhìn mới đẹp mắt làm sao! Một số bông hoa đã nở trước thành những điểm nhấn của cành đào. Cánh đào màu hồng nhạt, những cánh hoa xếp trồng lên nhau. Nhị hoa màu vàng tươi được nâng niu trên đài hoa xanh non. Hương hoa đào mùi thơm thoang thoảng nhưng lại rất quyến rũ đối với các loài ong bướm.

Đã cận kề ngày Tết, gia đình em ai ai cũng bận rộn với các công việc trong nhà. Còn riêng em và các anh chị thì quấn quýt bên cây đào ngày Tết bằng những sợi dây kim tuyến, đèn màu xanh đỏ. Hình ảnh cây đào ngày Tết đã khiến cả căn phòng bừng sáng, rực rỡ và trở nên ấm áp hơn bao giờ hết. Đã có lần em hỏi bà nội rằng tại sao cây đào ngày Tết lại tượng trưng cho sự may mắn trong dịp năm mới. Bà trả lời em rằng chính sắc thắm của hoa là sự may mắn vì thế mà mọi người thường trưng bày ngày tết để mang đến sự may mắn cho cả năm. Vì vậy mà họ đã chọn cây đào là cây tượng trưng cho ngày Tết. Nghe bà giải thích xong, em lại càng cảm thấy quý cây đào ngày Tết hơn.

Em thầm ước sang năm cả gia đình sẽ gặp may mắn cả năm, đúng như ý nghĩa tuyệt vời của cây đào ngày Tết mang lại. Cho tới bây giờ, kì nghỉ Tết cũng sắp hết nhưng ấn tượng về cây đào ngày Tết vẫn in sâu trong tâm trí em. Mong sao hình ảnh cây đào ngày Tết và ý nghĩa của nó sẽ được mọi gia đình lưu truyền cho con cháu, để phong tục ngày Tết này sẽ được giữ mãi đến mai sau.

1 tháng 3 2018

Tui chơi bang bang trao đổi acc không