K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 7

Hai câu cuối bài Ca Huế trên sông Hương đã thể hiện thành công tâm trạng say mê, hân hoan của người nghe trước vẻ đẹp của ca Huế và sông Hương. Bài thơ là một bức tranh ca ngợi văn hóa Huế, khơi gợi tình yêu quê hương và lòng tự hào dân tộc trong mỗi người.

**Đây là ý kiến của mình, bạn tham khảo nhé.

17 tháng 7

1.tk

Mẹ em thường nói: “Thời bao cấp, ăn gạo sổ, gia đình ta khó khăn lắm. Nhưng mấy năm gần đây, mọi thứ đã khá hơn nhiều…”. Nhà cửa được trang trí, nền nhà lát gạch hoa, và giờ đây có đủ đồ dùng. Anh Dũng, em trai của em, còn được điều giáo máy để dạy học. Gia đình không lo thiếu áo quần. Bữa cơm giờ đã phong phú hơn với thịt và cá. Nhưng vẫn có điều gì đó đặc biệt trong những bữa cơm họp gia đình vào tối thứ bảy hàng tuần.

Tối thứ bảy lúc nào cũng hân hoan. Dì Thu và chồng, cùng với bạn gái của anh Dũng, đều đến chơi. Rau từ vườn, gà từ chuồng, và bia hộp từ nhà vợ chồng dì Thu đã làm cho bữa cơm trở nên phong cách. Mọi người quây quần xung quanh mâm cơm, tận hưởng không khí đầy ấm cúng.

Chia sẻ bữa ăn này, mọi người không chỉ cười đùa mà còn kể chuyện về công việc, học tập, và những điều xã hội.

Những chủ đề nhẹ nhàng, thân thiện, khiến bữa cơm không chỉ là thời khắc ăn uống mà còn là dịp để gắn bó, tận hưởng niềm vui đơn giản của gia đình.

2. tk

Mỗi kỉ niệm đẹp đẽ luôn được con người lưu giữ lại. Tôi cũng có rất nhiều kỉ niệm như vậy. Và qua đó, tôi đã học được những bài học quý giá.

Cuối tuần này, trường tôi tổ chức một buổi tham quan cho học sinh khối lớp sáu. Các bạn trong lớp tôi đều tham gia. Chuyến tham quan đến với khu di tích Cổ Loa. Nơi đây gợi cho tôi nhớ đến truyền thuyết về vua An Dương Vương.

Khu di tích Cổ Loa nằm ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Đúng sau giờ ba phút, chúng tôi phải có mặt ở trường, lên xe và điểm danh. Bảy giờ, xe bắt đầu xuất phát. Trên xe, mọi người cùng trò chuyện rất vui vẻ. Xe đi khoảng một tiếng thì đến nơi. Sau khi xuống xe, chúng tôi tập trung theo từng lớp để đi tham quan. Mỗi lớp sẽ có một anh hoặc chị hướng dẫn viên dẫn đi tham quan.

Trước hết, học sinh toàn khối sẽ đến thắp hương ở đền thờ vua An Dương Vương. Sau đó, các lớp sẽ đến thăm lần lượt các địa điểm như đình Cổ Loa (hay còn gọi là Ngự Triều Di Quy), kế tiếp là Am Mị Châu (am Bà Chúa hay đền thờ Mị Châu), chùa Cổ Loa, chùa Mạch Tràng (Quang Linh tự), cuối cùng là đình Mạch Tràng. Ở mỗi địa điểm, chúng tôi lại được nghe các anh chị hướng dẫn viên giới thiệu những kiến thức bổ ích.

Đến trưa, chúng tôi sẽ tập trung lại ăn trưa theo lớp rồi được nghỉ ngơi khoảng một tiếng. Buổi chiều, học sinh toàn khối sẽ tập trung lại để tham gia một số hoạt động tập thể. Đầu tiên, chúng tôi được tham gia cuộc thi “Đố vui có thưởng”. Các câu hỏi có liên quan đến khu di tích Cổ Loa mà chúng tôi vừa được tham quan. Rất nhiều bạn đã trả lời đúng và nhận được phần thưởng. Đến câu hỏi cuối cùng là câu hỏi khó nhất, phần thưởng nhận được cũng có giá trị nhất. Một số bạn giơ tay nhưng không trả lời đúng. Cô tổng phụ trách phải đưa ra các gợi ý nhưng vẫn chưa có ai trả lời đúng. Suy nghĩ một lúc, tôi đã đoán ra được đáp án, xung phong trả lời và giành được phần thưởng. Tôi còn nhận được lời khen của cô tổng phụ trách và một tràng pháo tay và ánh mắt ngưỡng mộ các bạn học sinh trong khối. Điều đó khiến tôi cảm thấy rất khá tự hào.

Sau đó, chúng tôi còn được chơi các trò chơi dân gian như bịt mắt đập niêu, nhảy bao bố… Cuối cùng, chúng tôi còn được xem một tiết mục múa rối nước, và hát quan họ. Chuyến đi tham quan khu di tích lịch sử Cổ Loa đã giúp tôi học hỏi thêm nhiều điều bổ ích.

Một kỉ niệm đẹp đẽ và đáng nhớ. Tôi cũng đã học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích hơn và thêm yêu quê hương, đất nước của mình.

 

 

3 giờ trước (5:47)

Tình huống đối lập xoay quanh nhân vật thành 

Bài thơ Bếp lửa là một bài thơ xuất sắc về tình cảm bà cháu. Khổ thơ chỉ vỏn vẹn ba câu mà đã hai lần lặp lại điệp từ “một bếp lửa”. “Bếp lửa” ấy là hình ảnh vô cùng gần gũi và thân quen với mỗi gia đình Việt Nam từ bao giờ. Từ láy “chờn vờn” vừa tả ánh sáng lập lòe và từng làn khói vương vấn của bếp lửa mới nhen buổi sớm, vừa gợi lại hình ảnh bóng bà chập chờn trên in trên vách. Kết hợp với sự mờ ảo của “sương sớm”, những mảnh ký ức ấy như ẩn hiện trong làn sương vương vấn mùi khói, không hề thiếu đi sự nồng ấm. “Ấp iu” tuy là một từ ghép nhưng lại mang âm hưởng của từ láy, vừa là sự kết hợp của ấp ủ và yêu thương, vừa gợi tả bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng đong đầy yêu thương của người nhóm lửa. Sự “nồng đượm” kia không chỉ tả bếp lửa cháy đượm mà còn ẩn chứa tình cảm trân trọng của tác giả đối với người đã cần mẫn, chăm chút thắp lên ngọn lửa ấy. Hai hình ảnh sóng đôi đối nhau “chờn vờn sương sớm” – “ấp iu nồng đượm” đã tạo nên sự hòa phối âm thanh làm cho câu thơ vừa nhẹ nhàng như khói bếp vừa trĩu nặng về thời gian. Để rồi không cầm được cảm xúc, người cháu đã thốt lên : “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”, thật giản dị mà vẫn trào dâng một tình yêu thương bà vô hạn. Từ đó, sức ấm và ánh sáng của hình ảnh bếp lửa đã lan tỏa khắp bài thơ, trở thành điểm tựa để mở ra một chân trời đầy ắp kỉ niệm tuổi thơ về tình bà cháu.

Phép lặp: bà

18 tháng 7

@Nguyễn Quốc Bảo ghi tk vào đi ạ 

Xây dựng thân bài phân tích tác phẩm "Gọi cho mẹ, tuần một lần cũng được" theo trình tự phân tích chủ đề (bằng chứng, lí lẽ cụ thể) đến hình thức nghệ thuật.    Gọi cho mẹ, tuần một lần cũng được Gọi chơi thôi, hỏi thăm mẹ thế nào... Ở nhà mẹ, ngoài cửa, đông giá buốt Cửa nhà con, đang nhộn nhịp, xuân trào... Về thăm nhé, mẹ luôn luôn mừng đón Mẹ biết con đang bận rộn bao điều... Mẹ...
Đọc tiếp

Xây dựng thân bài phân tích tác phẩm "Gọi cho mẹ, tuần một lần cũng được" theo trình tự phân tích chủ đề (bằng chứng, lí lẽ cụ thể) đến hình thức nghệ thuật. 
 

Gọi cho mẹ, tuần một lần cũng được
Gọi chơi thôi, hỏi thăm mẹ thế nào...
Ở nhà mẹ, ngoài cửa, đông giá buốt
Cửa nhà con, đang nhộn nhịp, xuân trào...

Về thăm nhé, mẹ luôn luôn mừng đón
Mẹ biết con đang bận rộn bao điều...
Mẹ biết lắm, nên chỉ cần chút ít
Mẹ muốn con biết mẹ ngóng con nhiều...

Nếu con về, mẹ pha trà, nướng bánh,
Mẹ nhớ con thuở bé thích ăn chi...
Hiểu giùm mẹ, giờ mẹ hay tủi phận
Lỡ con mình đã quên hẳn mình đi...

Về thăm nhé, mẹ không cần quà cáp,
Mọi thứ đủ dùng... Mẫu tử tình sâu...
Mẹ còn sống thì con còn được bé,
Thấu điều này, phải tới những ngày sau...

Gọi cho mẹ, khi thu còn chưa hết,
Những ngày đời, con ạ, rất mau qua...
Mai từ sớm, lỡ đâu con muốn gọi,
Tuyết ngập trời... mà chả thấy ai thưa...

0
19 tháng 7

Bạn học cô hoa à

bài 1.Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn văn trên: " Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng." bài 2. Xác định và phân tích biện pháp tu...
Đọc tiếp

bài 1.Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn văn trên:

" Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.

Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng."

bài 2. Xác định và phân tích biện pháp tu từ so sánh trong bài thơ sau:

                                 Chú bé loắt choắt
                                    Cái xắc xinh xinh
                                    Cái chân thoăn thoắt
                                     Cái đầu nghênh nghênh
                                     Ca-lô đội lệch
                                      Mồm huýt sáo vang
                                       Như con chim chích
                                       Nhảy trên đường vàng...

1

bài 1 : TK

Tác dụng hình ảnh so sánh:

- Hình ảnh so sánh: những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

- Tác dụng:

+ Diễn tả cảm giác của tác giả về ngày đầu đến trường – kỉ niệm trong sáng của tuổi ấu thơ. Hình ảnh cành hoa tươi biểu trưng cho cái đẹp, cái tinh hoa tinh tuý, đáng nâng niu của tạo hoá ban cho con người. Dùng hình ảnh cành hoa tươi tác giải nhằm diễn tả những cảm giác, những rung động trong buổi đầu tiên thật đẹp đẽ, đáng yêu. Ta cảm nhận được tấm lòng mãi mãi biết ơn, yêu quý thầy cô, mái trường, bè bạn của nhà văn Thanh Tịnh.

+ Làm cho cách diễn đạt trở nên sinh động, giàu sức biểu cảm.

 

15 tháng 7

Trong đoạn thơ trên sử dụng câu hỏi tu từ , câu hỏi tu từ được dùng trong câu : " Những người muôn năm cũ / Hồn ở đâu bây giờ " đây là một câu hỏi tự vấn để thể hiện sự day dứt , tiếc thương cho một thời huy hoàng của Nho học nói chung và ông đồ nói riêng .