K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc văn bản sau:        Khoe lười Anh em chớ bảo ta lười, Làm việc cho hay phải thức thời. Xuân hãy còn chơi cho phỉ chí, Hạ mà cất nhắc tất nhoài hơi. Thu sang cảm nguyệt còn ngâm vịnh, Đông lại hầm chăn tạm nghỉ ngơi. Chờ đến xuân sang ta sẽ liệu, Anh em chớ bảo ta lười.                                (Tú Mỡ) Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 6 (trình bày...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau:

       Khoe lười

Anh em chớ bảo ta lười,

Làm việc cho hay phải thức thời.

Xuân hãy còn chơi cho phỉ chí,

Hạ mà cất nhắc tất nhoài hơi.

Thu sang cảm nguyệt còn ngâm vịnh,

Đông lại hầm chăn tạm nghỉ ngơi.

Chờ đến xuân sang ta sẽ liệu,

Anh em chớ bảo ta lười.

                               (Tú Mỡ)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 6 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Đối tượng trào phúng trong bài thơ là ai?

Câu 3. Nhận xét về sắc thái nghĩa của từ “khoe” trong nhan đề “Khoe lười” của bài thơ.

Câu 4. Chủ đề của bài thơ là gì? Nêu một số căn cứ để giúp em xác định chủ đề đó.

Câu 5. Phân tích tác dụng của việc kết hợp từ ngữ chỉ thời gian và từ ngữ miêu tả công việc nên làm trong đoạn thơ sau.

     Xuân hãy còn chơi cho phỉ chí,

     Hạ mà cất nhắc tất nhoài hơi.

     Thu sang cảm nguyệt còn ngâm vịnh,

     Đông lại hầm chăn tạm nghỉ ngơi.

Câu 6. Một trong những thông điệp mà bài thơ muốn nhắn nhủ đến bạn đọc đó là không nên có thói xấu trì hoãn công việc trong cuộc sống. Với góc nhìn của một người trẻ, hãy viết đoạn văn khoảng 5 – 7 câu đưa ra giải pháp để loại bỏ thói quen trì hoãn.

0
21 tháng 3

Cảm nghĩ của em về hình ảnh cây tre

Cây tre chính là biểu tượng của làng quê Việt Nam. Cây tre chính là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của người dân. Từ lâu, bóng tre xanh đã bao trùm lên âu yếm bản làng, xóm, thôn. Dưới bóng tre đã giữ gìn một nền văn hóa lâu đời, con người dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre là cánh tay của người nông dân. Không chỉ trong đời sống vật chất hay tinh thần, tre còn trở thành đồng chí của với con người trong chiến tranh. Nhân dân ta đã dùng tre làm vũ khí đánh giặc. Trong quá khứ, chúng ta không thể quên được hình ảnh Thánh Gióng đã nhổ bụi tre để đánh đuổi giặc Ân. Ở hiện tại, tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre đã giúp nhân dân ta giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh.Tre mang những vẻ đẹp phẩm chất mà con người Việt Nam có được. Dù ở trong quá khứ hay hiện tại, cây tre cũng gắn bó vô cùng với con người Việt Nam. Qua văn bản “Cây tre Việt Nam”, người đọc thêm yêu mến hình ảnh cây tre.

Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi? Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi! Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ Sông của miền Nam nước Việt thân yêu c1 bài thơ trên đc viết...
Đọc tiếp

Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi? Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi! Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ Sông của miền Nam nước Việt thân yêu c1 bài thơ trên đc viết theo thể thơ nào c2 chỉ rõ dấu hiệu đê nhận biết về thể thơ trog đoạn thơ trên c3 tìm các từ láy có trog đoạn thơ và giải thích nghĩa của từ lấy vừa tìm đc c4 nêu nội dung chính của đoạn thơ trên và qua đó ta hiểu được tình cảm gì của tác giả với quê hương c5 xác định thán từ trog câu thơ sau và cho biết chức năng của thán từ đó ( hỡi con sông đã tắm cả đời tôi 0 c6 chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nhân hóa trog 2 câu thơ sau : Quê hương tôi có có con sông xanh biếc Nước gương trog soi tóc những hàng tre c7 đoạn thơ trên đã khơi gợi trog em tình cảm j vs quê hương ( 4-5 câu văn )

0
18 tháng 3

Bài thơ Kiếp Lá của Hoàng Đăng Khoa mang đến cho người đọc những cảm xúc sâu lắng về vòng đời của một chiếc lá, từ khi còn non xanh đến lúc úa tàn. Qua hình ảnh chiếc lá, tác giả gợi lên quy luật vô thường của cuộc sống, nơi con người cũng trải qua những giai đoạn giống như lá: sinh ra, lớn lên, cống hiến và rồi rơi rụng theo thời gian. Giọng thơ nhẹ nhàng nhưng chất chứa nhiều triết lý, khiến ta suy ngẫm về sự vô thường và giá trị của từng khoảnh khắc trong đời. Dù biết lá sẽ rụng, nhưng nó vẫn sống trọn vẹn từng ngày, như một lời nhắc nhở con người hãy sống hết mình, yêu thương và trân trọng cuộc sống. Kiếp Lá không chỉ là bài thơ về thiên nhiên mà còn là một thông điệp sâu sắc về nhân sinh.