K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 8 2022

Qua quá trình lao động của nhân dân ta và trong hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã chống lại ngoại xâm và thiên tai khắc nghiệt đã lập nên bao chiến công hiển hách, những trang sử vẻ vang. Chính đặc điểm lịch sử đó đã tạo nên một truyền thống tốt đẹp và quý báu của dân tộc ta, đó là đạo lý "uống nước nhớ nguồn" và trong cuộc sống ngày hôm nay lời dạy đó càng trở nên sâu sắc.

Trước hết, chúng ta phải hiểu thế nào là “uống nước nhớ nguồn”. “Uống nước” là sự thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh cách mạng của các thế hệ trước. “Nguồn” chỉ nguồn gốc, nguồn cội hay có thể hiểu rộng ra là nguyên nhân dẫn đến con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó. “Nhớ nguồn” là hành động mang tính đạo đức cao, hưởng thụ những thành quả không tự nhiên mà có. Câu tục ngữ như một lời khuyên lời nhắc nhủ cảu ông cha ta đối với lớp người đi sau, đối với tất cả những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng những thành quả công lao của những người đi trước đã để lại cho ta.

Trong cuộc sống không gì gọi là tự nhiên có sẵn. không gì là không có nguồn gốc. Và chúng ta đuợc sống trong một xã hội hòa bình và hạnh phúc như ngày hôm nay thì đã có biết bao nhiêu mồ hôi và xương máu ông cha ta phải đổ xuống .. Chúng ta đã cố gắng làm được nhiều việc để đền đáp công ơn thương binh, liệt sĩ, các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, người có công với nước. Vào dịp 27-7 hằng năm, ngày thương binh liệt sĩ, toàn Ðảng, toàn dân ta có dịp nhìn lại những việc đã làm để đền ơn đáp nghĩa thương binh, liệt sĩ. Cùng với đó là hàng loạt hoạt động tri ân khác cũng đồng loạt diễn ra với sự thành kính, biết ơn những người đã ngã xuống. Chắc khó có nơi nào trên thế giới, hoạt động đền ơn đáp nghĩa lại có sức lan tỏa rộng khắp như ở Việt Nam, “Uống nước, nhớ nguồn”… Dân tộc Việt Nam là vậy, con người Việt Nam là vậy – chung thủy, nghĩa tình. Gần gũi với chúng ta hơn đó là cha mẹ.. Ai ai cũng lớn lên qua những câu hát chứa chan tình thương của mẹ. Rồi chính bố là người dẫn dắt ta đi khắp nẻo đường đời.Tình thương của cha mẹ luôn là trời bể. Các thầy cô giáo là những người dạy dỗ chúng ta nên người. Thầy cô trang bị cho chúng ta những hành trang vững chắc nhất để vào đời, đó là kiến thức. Do đó, ai cũng rất yêu mến cha mẹ, kính trọng thầy cô, không quên công lao to lớn của họ đã giúp chúng ta khôn lớn. Một lần nữa, đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” được thể hiện cụ thể nhất. Vì thế, ‘nhớ nguồn’ là bổn phận tất yếu, là đạo lý làm người, là một tình cảm đẹp đẹp xuất phát từ trong chính mỗi con người chúng ta, xuất phát từ ý thức ghi nhớ công lao người đã tạo nên những điều tốt đẹp đến với ta.Một đất nước, gia đình, xã hội mà giữ được đạo lí “uống nước nhớ nguồn” thì đất nước, gia đình, xã hội ấy tốt đẹp, thân ái biết bao. Song trong cuộc sống không phải ai cũng hiền lành, trung thực, đạo đức tốt, cũng có lắm kẻ giả dối, vong ân bội nghĩa những người làm ra thành quả. Câu tục ngữ thể hiện thật chính xác và sâu sắc ý nghĩa “Uống nước nhớ nguồn” nhằm khuyên răn những kẻ “có mới nới cũ”, “qua cầu rút ván”, “ăn cháo đá bát”,…

Mỗi khi được hưởng một thành quả nào, chúng ta phải có nghĩa vụ giữ gìn, trân trọng và phát huy những gì mà ông cha ta đã cố gắng gây dựng và bảo vệ như các bản sắc văn hóa quê hương, văn hóa dân tộc. Không chỉ có thế, chúng ta còn phải biết tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa của nhân loại để làm cho truyền thống văn hóa ta ngày càng phong phú. Bản thân là một trong những thanh niên của xã hội mới, ta phải cố gắng học tập thật nghiêm túc, cần cù lao động, tạo ra những thành quả không chỉ cho riêng chúng ta mà còn cho xã hội. Đó chính là biểu hiện cụ thể của tấm lòng “uống nước nhớ nguồn”.

“Uống nước nhớ nguồn” là lời nhắn nhủ hết sức ngắn gọn và giản dị, là bài học sâu sắc, có giá trị từ ngàn xưa và cho đến mai sau. “Uống nuớc nhớ nguồn” – Sống cho trọn nghĩa trọn tình: nhớ ơn sinh thành,dưỡng dục của cha mẹ, công ơn dạy dỗ của thầy cô, công ơn của những thế hệ đi trước … Từ đó phải biết học tập và làm việc sao cho xứng đáng với đạo lý làm người và truyền thống dân tộc ta

15 tháng 8 2022

Gợi ý nhá:

Điệp ngữ “Buồn trông” lặp lại bốn lần ở đầu mỗi cặp lục bát kết hợp với bút pháp tả cảnh ngụ tình, mượn cảnh vật để ngụ ý thẻ hiện tâm trạng tê tái, đau thương của nàng Kiều. Tác giả thật khéo dùng hai chữ “Buồn trông”, vì càng buồn thì càng trông, mà càng trông lại càng buồn. Cảnh đầu tiên mà Kiều trông thấy:

“Buồn trông cửa bễ chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?”
Từ láy “thấp thoáng”, “xa xa” gợi không gian mênh mông, đang dần tối càng làm nỗi bật một chiếc thuyền lẻ loi xa vắng, cánh buồm ẩn hiện mơ hồ lúc chiều tà đã gợi trong lòng, “Kiều nỗi nhớ quê nhà và khao khát được sum họp. Rồi nàng lại trông về phía ngọn nước:

«Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu"

Hình ảnh bông hoa mỏng manh rụng xuống dòng nước, bập bẻnh trôi đi lặng lẽ khiến Kiều liên tưởng đến thân phận lưu lạc của mình. Từ láy “man mác” gợi cảm xúc buồn của Kiều khi nghĩ đến số phận “bèo dạt mây trôi” của mình dường như vô định.
Đây là ảnh thật hay chỉ là hình ảnh tưởng tượng tron tâm hồn cô gái đáng thương?
Sau một cửa biển, một cánh hoa giữa dòng nước, Kiều lại trông thấy cảnh vật úa tàn
«Buồn trông nội cô rầu rầu"
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”.

Từ láy “rầu rầu”, “xanh xanh” gợi không gian đồng cỏ mênh mông xanh nhợt nhạt xa xôi kéo đài vỏ tận như tương lai mờ mịt của Kiều, nó khác với cỏ xanh tươi trong ngày tiết thanh minh, sắc cỏ lúc này chỉ là một màu xanh ảm đạm, “rầu râu”, héo úa khiến Kiều vô cùng buồn chán cuộc sống vô vị, tẻ nhạt, không biết bao giờ mới kết thúc.
Đan xen giữa ảo giác về tương lai mờ mịt của mình thì hình ảnh cuối cùng mà Kiều nhìn
thấy là cảnh con sóng nỗi lên ằm ầm sau cơn gió, dự cảm tai họa sắp đến:

“Buồm trông gió cuốn mặt duềnh
Âm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
Từ láy “ầm ầm” gợi không gian dữ dội của sóng, gió như đang vây quanh đe dọa sự sống của Kiều. Đó là cảnh thực hay chỉ là hư ảo? Hay chỉ là nỗi ám ảnh lo sợ trước những tai biến sắp ập đến cho số kiếp mong manh của Kiều? Phải chăng tiếng sóng ấy như báo hiệu trước sóng gió dữ dội của cuộc đời hay đó là tiếng lòng, tiếng kêu đau đớn của Kiều đồng vọng với thiên nhiên?

\(Dzit-Hoc24.vn\)

31 tháng 7 2022

Gới ý

- Trong ba năm chồng đi chiến trận, một mình nàng vừa làm con vừa làm cha vừa làm mẹ để chăm sóc phụng dưỡng mẹ chồng, nuôi dạy con thơ.

 

- Với mẹ chồng, nàng là một cô con dâu hiếu thảo. Chồng xa nhà, nàng đã thay chồng phụng dưỡng mẹ chu đáo. Khi bà ốm nàng đã thuốc thang lễ bái thần phật và lấy những lời khôn khéo để khuyên răn để bà vơi bớt nỗi nhớ thương con. Đến khi bà mất, nàng đã hết lời thương xót, ma chay tế lễ cẩn trọng hệt như với cha mẹ đẻ của mình. Cái tình ấy quả có thể cảm thấu cả trời đất cho nên trước lúc chết người mẹ già ấy đã trăng trối những lời yêu thương, động viên, trân trọng con dâu “Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ lòng con như con đã chẳng phụ mẹ".

 

- Với con thơ nàng hết sức yêu thương, chăm chút. Sau khi xa chồng đầy tuần, nàng sinh bé Đản, một mình gánh vác cả giang sơn nhà chồng nhưng chưa khi nào nàng chểnh mảng việc con cái. Chi tiết nàng chỉ bóng mình trên vách và bảo đó là cha Đản cũng xuất phát từ tấm lòng của người mẹ : để con trai mình bớt đi cảm giác thiếu vắng tình cảm của người cha.

 

=> Nguyễn Dữ đã dành cho nhân vật một thái độ yêu mến, trân trọng qua từng trang truyện, từ đó khắc họa thành công hình tượng người phụ nữ với đầy đủ phẩm chất tốt đẹp.

1 tháng 8 2022

cảm ơn b

 

31 tháng 7 2022

Đoạn trích thuộc văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương 

Tác giả: Nguyễn Dữ