K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 4 2018

Oa-sinh-tơn (Mỹ), Béc-lin (Đức), Mát-xcơ-va (Nga), Pa-ri (Pháp), Luân Đôn (Anh) ... còn nữa : Bra-xi-li-a (Brazil), Can-be-ra (Úc), Bu-ê-nốt Ai-rết (Argentina), Mê-hi-cô Xi-ty (Mexico)...

1 tháng 4 2018

Mehico xity

Viêng chăn

Seoul

Băng cốc

Jakarta

Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đến nay vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thuỷ chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truyền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

Văn mẫu lớp 7

Đây là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc. Khi ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào ta phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng nên cây ấy. Từ hình ảnh ấy, người xưa luôn nhắc nhở chúng ta một vấn đề đạo đức sâu xa hơn: Người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó. Hay nói cách khác: Ta phải biết ơn những người mang lại cho ta cuộc sống ấm no hạnh phúc như hôm nay.

Tại sao như vậy? Bởi vì tất cả những thành quả lao động từ của cải vật chất đến của cải tinh thần mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của biết bao lớp người đã đổ xuống để tạo nên. Bát cơm ta ăn là do công lao khó nhọc vất vả "một nắng hai sương" của người nông dân trên đồng ruộng. Tấm áo ta mặc, ngôi nhà ta ở, cả những vật dụng hàng ngày ta tiêu dùng là do sức lao động cần cù, miệt mài của những người thợ, những chú công nhân. Cũng như những thành tựu văn hoá nghệ thuật, những di sản của dân tộc còn để lại cho đời sau hôm nay là do công sức, bàn tay, khối óc của những nghệ nhân lao động sáng tạo không ngừng... Còn rất nhiều, nhiều nữa những công trình vĩ đại... mà ông cha ta làm nên nhằm phục vụ cho con người. Chúng ta là lớp người đi sau, thừa hưởng những thành quả ấy, lẽ nào chúng ta lại lãng quên, vô tâm không cần biết đến người đã tạo ra chúng ư? Một thời gian đằng đẵng sống trong những đêm dài nô lệ, chúng ta phải hiểu rằng đã có biết bao lớp người ngã xuống quyết tâm đánh đuổi kẻ thù... để cho ta có được cuộc sống độc lập, tự do như hôm nay. Chính vì vậy, ta không thể nào được quên những hi sinh to lớn và cao cả ấy.

Có lòng biết ơn, sống ân nghĩ thuỷ chung là đạo lí làm người, đó cũng là bổn phận, nhiệm vụ của chúng ta đối với đời. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phải thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nước ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa, xây dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Việc đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành phong trào, là chính sách lan rộng trên cả nước. Đây không chỉ là sự đền đáp công ơn đơn thuần mà nó trở thành bài học giáo dục thiết thực về đạo lí làm người của chúng ta. Cho nên mỗi người ai ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy những thành quả đạt được ấy ngày càng tốt đẹp hơn, có nghĩa là ta vừa là "người ăn quả" của hôm nay, vừa là "người trồng cây" cho ngày mai. Cũng từ đó ta càng thấm thía hiểu được rằng: Cha mẹ, thầy cô cũng chính là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Vì vậy ta cần phải thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò trong nhà trường. Làm được như vậy tức là ta đã thể hiện được lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với những người đã hi sinh, thương yêu, lo lắng cho ta. Đây là một việc làm không thể thiếu được ở thế hệ trẻ hôm nay.

Tóm lại, câu tục ngữ trên giúp ta hiểu rõ về đạo lí làm người. Lòng biết ơn là tình cảm cao quý và cần phải có trong mỗi con người. Vì vậy, chúng ta cần phải luôn trau dồi phẩm chất cao quý đó, nhất là đối với cha mẹ, thầy cô... với những ai đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. Lòng biết ơn mãi mãi là bài học quí báu và câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" có giá trị và tác dụng vô cùng to lớn trong cuộc sống của chúng ta.

1 tháng 4 2018

“ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là đạo lý biết ơn tốt đẹp từ xưa đến nay của nhân dân Việt Nam được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày. Vậy "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là gì? Khi ăn quả, ta là người hưởng thụ còn kẻ trồng cây là người tạo ra thành quả, nghĩa là khi thừa hưởng một thành quả nào ta phải biết ơn đến người tạo ra thành quả đó.

Nhà nhà đều thờ tổ tiên, vào ngày giỗ tổ tiên, các thành viên trong gia đình sum họp lại để thắp nén nhang tưởng nhớ ông bà, cụ kị. Dân tộc ta còn có ngày mồng 10 - 3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ tổ Hùng Vương. Cứ vào ngày này mọi người từ khắp nơi không quản đường xá xa xôi cùng nhau tụ về để dâng hương tưởng nhớ người đã có công dựng nước và giữ nước. Trên khắp đất nước thường có các chùa, đền thờ các bậc tiền bối, các anh hùng dân tộc của mọi thời đại. Để rồi ngày 27-7 được chọn làm ngày thương binh liệt sĩ Việt Nam để tưởng nhớ những thương binh chiến sĩ, những gia đình có công với cách mạng, những bà mẹ Việt Nam anh hùng đã hi sinh hạnh phúc, hi sinh bản thân mình để bảo vệ tổ quốc. Để nhớ ơn các thầy cô giáo, những người đã có công gieo trồng mầm non đất nước. Ngày 20 - 11 được chọn làm ngày nhà giáo Việt Nam. Còn để nhớ ơn những người đã giúp đỡ và cứu sống và chữa bệnh cho mọi người thì ngày 27-2 được chọn làm ngày thầy thuốc Việt Nam … Còn rất nhiều rất nhiều những hành động ân nghĩa của nhân dân ta đối với thế hệ đi trước.

Là học sinh, để thể hiện đạo lí “ ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đối với cha mẹ, chúng ta cần hết lòng yêu thương, kính trọng. Còn đối với thầy cô chúng ta cần ngoan ngoãn, lễ phép, học chăm, học giỏi. Nếu có điều kiện chúng ta tham gia vào những hoạt động xã hội. Tuy nhỏ nhưng tràn đầy những ý nghĩa.

Câu tục ngữ trên đã giúp ta hiểu rõ hơn về đạo lý làm người: sống trên đời phải nhớ đến ân nhân trước sau, lòng biết ơn là tình cảm cao quý thiên liêng cần có của mỗi người và thể hiện ta là người có văn hóa, lịch sự. Mỗi chúng ta cần trau dồi thêm phẩm chất cao quý đó để lòng biết ơn mãi là bài học quý có giá trị trong cuộc sống chúng ta.


 

31 tháng 3 2018

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

11 tháng 4 2018

bạn ko nên đưa những câu hỏi linh tinh trên oline math, chỉ đưa những câu hỏi cần thiết về các môn mà cậu chưa hiểu thôi, mình mong rằng lần sau cậu sẽ sửa đổi

31 tháng 3 2018

dytt mẹ mày bố m có ních lq rank đồng đây dccsmdsmdmsmd

31 tháng 3 2018

Câu hỏi:  vì sao nói sự trao đổi khí ở phổi chỉ là nguyên nhân bên ngoài của sự trao đổi khí bên trong xảy ra ở tế bào

                TRẢ LỜI

Trong hoạt động sống của tế bào tạo ra sản phẩm phân hủy là cacbonic , khi lượng cacbonic nhiều lên trong máu sẽ kích thích trung khu hô hấp ở hành não gây phản xạ thở ra. Như vậy ở tế bào chính là nơi sử dụng oxi và sản sinh ra cacbonic. Do đó sự trao đổi khí ở tế bào là nguyên nhân bên trong của trao đổi khí ở phổi.

p/s: tham khảo

Nguyễn Ái Quốc là một vị lãnh tụ vĩ đại, một con người tiêu biểu cho lòng yêu nước, như chính cái tên của Người. Tác phẩm “bản án chế độ thực dân Pháp” được Người viết trong thời gian hoạt động cách mạng tại Pháp là một đòn chí mạng giáng vào chủ nghĩa thực dân. Trong đó, phần I, “chiến tranh và người bản xứ” ở chương “thuế máu”, đã vạch rõ bộ mặt thật sự của quan cai trị Pháp với người bản xứ 
“Thuế Máu” là chương đầu tiên của tác phẩm. Trong chương này, tác giả chủ yếu là nói lên sự tàn bạo bất nhân của các quan cai trị cầm quyền Pháp. Từ khi đặt ách cai trị lên đất nước ta, thực dân Pháp đã đưa ra hàng trăm thứ thuế ngặt nghèo để bóc lột dân Việt Nam. Nhưng thứ thuế mà độc ác nhất, bất cứ quốc gia bị đô hộ nào cũng lên án đó là “Thuế Máu”, là phải trả thuế bằng máu, hay có nghĩa là bắt buộc dân bản xứ phải đi lính, làm tiên phong trong các trận đánh của nước Mẹ, chịu chết thay cho các cấp chỉ huy, cho người Pháp. Vì thế, dùng từ “Thuế Máu” để đặt tên cho nhan đề của chương I, Nguyễn Ái Quốc đã nêu bật lên sự dã man của thực dân Pháp đối với đồng bào ta. 
Trong phần “chiến tranh và người bàn xứ”, tác giả đã khái quát lên được bản chất đểu giả của bọn thực dân Pháp. Trước chiến tranh, chúng chỉ xem người bản xứ chúng ta là những tên An-nam-mít bẩn thỉu, chỉ biết làm cu li, kéo xe tay và giỏi ăn đòn của các quan cầm quyền. Ấy vậy mà khi chiến tranh xảy ra, những người bản xứ lại được yêu quí, được xem như những đứa “con yêu”, “bạn hiền”, những người bình thường bỗng dưng trở thành “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”. Nhưng thực chất thì chúng có yêu qu‎í gì dân ta đâu, chúng chỉ tìm mọi thủ đoạn lừa bịp, xảo quyệt để bắt buộc dân ta đi lính. Và chắc hẳn các bạn đã biết số phận của họ ra sao rồi! Để trả giá cho những “vinh dự” ấy họ phải rời bỏ quê hương của mình, đi làm bia đỡ đạn cho lính của nước mẹ, được vào cung cấm của vua Thổ, “lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngày thống chế”. Không những thế, họ còn được xuống bảo vệ các loại thủy quái sau khi được chứng kiến trò bắn ngư lôi. Chịu những cái chết vô nghĩa, tàn khốc, bi thảm. Đó là cái giá của người bản xứ phải trả cho cuộc sống nô lệ, cho những người tự xưng là “khai phá văn minh” đất nước họ. Nguyễn Ái Quốc đã dùng những con số biết nói rất cụ thể, cho ta thấy có rất nhiều người một đi không trở về: “tổng cộng có bảy mươi vạn người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp, và trong số ấy, tám vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa.” 
Khi viết tác phẩm, Người đã những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc, hàng loạt mĩ từ, có tác dụng mỉa mai, châm biếm được sử dụng như: “con yêu”, “bạn hiền”, “chiến tranh vui tươi”, “lập tức”..., nhằm vạch trần bộ mặt xảo trá, lật lọng của bọn thực dân Pháp. Chỉ ra rõ ràng thái độ của bọn cai trị đã thay đổi mau chóng như thế nào khi chiến tranh xảy ra với “Mẫu quốc” và mục đích của chúng chỉ là muốn lợi dụng xương máu của đồng bào ta mà thôi! Không chỉ vậy, Người còn rất linh hoạt trong việc kết hợp các phép đối lập, miêu tả, những giọng văn chua cay, thêm phần bình luận giúp người người đọc thấy rõ sự nham hiểm của chế độ thực dân Pháp đối với người bản xứ. 
Đoạn trích trên là lời tố cáo đanh thép nhất đối với chính quyền Pháp thuộc, là đòn tiến công quyết liệt vào chủ nghĩa thực dân. Tác phẩm là một bức tranh ---- cùng, tủi nhục của người dân nô lệ, không chỉ riêng ở nước ta mà còn ở các thuộc địa trên toàn thế giới. Tố cáo chế độ cai trị cũng có nghĩa là vạch ra con đường đấu tranh để giải phóng đất nước, giành quyền độc lập. Nguyễn Ái Quốc đã giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, chỉ ra cho các dân tộc bị nô lệ trên khắp thế giới một chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do.” 
Theo em, tác phẩm trên vẫn có giá trị cho đến ngày nay, bởi vì nhiều nơi trên thế giới vẫn còn xảy ra chiến tranh. Nhân dân nhiều nước vẫn đang đổ máu để giành lại độc lập cho tổ quốc mình chứ nhất định không cúi đầu làm nô lệ, không chịu mất nước! Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh! 

  Nguyễn Ái Quốc là một vị lãnh tụ vĩ đại, một con người tiêu biểu cho lòng yêu nước, như chính cái tên của Người. Tác phẩm “bản án chế độ thực dân Pháp” được Người viết trong thời gian hoạt động cách mạng tại Pháp là một đòn chí mạng giáng vào chủ nghĩa thực dân. Trong đó, phần I, “chiến tranh và người bản xứ” ở chương “thuế máu”, đã vạch rõ bộ mặt thật sự của quan cai trị Pháp với người bản xứ 
“Thuế Máu” là chương đầu tiên của tác phẩm. Trong chương này, tác giả chủ yếu là nói lên sự tàn bạo bất nhân của các quan cai trị cầm quyền Pháp. Từ khi đặt ách cai trị lên đất nước ta, thực dân Pháp đã đưa ra hàng trăm thứ thuế ngặt nghèo để bóc lột dân Việt Nam. Nhưng thứ thuế mà độc ác nhất, bất cứ quốc gia bị đô hộ nào cũng lên án đó là “Thuế Máu”, là phải trả thuế bằng máu, hay có nghĩa là bắt buộc dân bản xứ phải đi lính, làm tiên phong trong các trận đánh của nước Mẹ, chịu chết thay cho các cấp chỉ huy, cho người Pháp. Vì thế, dùng từ “Thuế Máu” để đặt tên cho nhan đề của chương I, Nguyễn Ái Quốc đã nêu bật lên sự dã man của thực dân Pháp đối với đồng bào ta. 
Trong phần “chiến tranh và người bàn xứ”, tác giả đã khái quát lên được bản chất đểu giả của bọn thực dân Pháp. Trước chiến tranh, chúng chỉ xem người bản xứ chúng ta là những tên An-nam-mít bẩn thỉu, chỉ biết làm cu li, kéo xe tay và giỏi ăn đòn của các quan cầm quyền. Ấy vậy mà khi chiến tranh xảy ra, những người bản xứ lại được yêu quí, được xem như những đứa “con yêu”, “bạn hiền”, những người bình thường bỗng dưng trở thành “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”. Nhưng thực chất thì chúng có yêu qu‎í gì dân ta đâu, chúng chỉ tìm mọi thủ đoạn lừa bịp, xảo quyệt để bắt buộc dân ta đi lính. Và chắc hẳn các bạn đã biết số phận của họ ra sao rồi! Để trả giá cho những “vinh dự” ấy họ phải rời bỏ quê hương của mình, đi làm bia đỡ đạn cho lính của nước mẹ, được vào cung cấm của vua Thổ, “lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngày thống chế”. Không những thế, họ còn được xuống bảo vệ các loại thủy quái sau khi được chứng kiến trò bắn ngư lôi. Chịu những cái chết vô nghĩa, tàn khốc, bi thảm. Đó là cái giá của người bản xứ phải trả cho cuộc sống nô lệ, cho những người tự xưng là “khai phá văn minh” đất nước họ. Nguyễn Ái Quốc đã dùng những con số biết nói rất cụ thể, cho ta thấy có rất nhiều người một đi không trở về: “tổng cộng có bảy mươi vạn người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp, và trong số ấy, tám vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa.” 
Khi viết tác phẩm, Người đã những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc, hàng loạt mĩ từ, có tác dụng mỉa mai, châm biếm được sử dụng như: “con yêu”, “bạn hiền”, “chiến tranh vui tươi”, “lập tức”..., nhằm vạch trần bộ mặt xảo trá, lật lọng của bọn thực dân Pháp. Chỉ ra rõ ràng thái độ của bọn cai trị đã thay đổi mau chóng như thế nào khi chiến tranh xảy ra với “Mẫu quốc” và mục đích của chúng chỉ là muốn lợi dụng xương máu của đồng bào ta mà thôi! Không chỉ vậy, Người còn rất linh hoạt trong việc kết hợp các phép đối lập, miêu tả, những giọng văn chua cay, thêm phần bình luận giúp người người đọc thấy rõ sự nham hiểm của chế độ thực dân Pháp đối với người bản xứ. 
Đoạn trích trên là lời tố cáo đanh thép nhất đối với chính quyền Pháp thuộc, là đòn tiến công quyết liệt vào chủ nghĩa thực dân. Tác phẩm là một bức tranh ---- cùng, tủi nhục của người dân nô lệ, không chỉ riêng ở nước ta mà còn ở các thuộc địa trên toàn thế giới. Tố cáo chế độ cai trị cũng có nghĩa là vạch ra con đường đấu tranh để giải phóng đất nước, giành quyền độc lập. Nguyễn Ái Quốc đã giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, chỉ ra cho các dân tộc bị nô lệ trên khắp thế giới một chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do.” 
Theo em, tác phẩm trên vẫn có giá trị cho đến ngày nay, bởi vì nhiều nơi trên thế giới vẫn còn xảy ra chiến tranh. Nhân dân nhiều nước vẫn đang đổ máu để giành lại độc lập cho tổ quốc mình chứ nhất định không cúi đầu làm nô lệ, không chịu mất nước! Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh! 

29 tháng 3 2018

Thứ năm - 29/3/2018 

  Trong cuộc đời mỗi con người chúng ta, chắc hẳn ai cũng đã từng trải qua những khoảnh khắc làm thay đổi cuộc sống của chính mình. Với bạn đó có thể là khoảnh khắc vui mừng khi nhận được học bổng du học hay khoảnh khắc hạnh phúc ngập tràn khi cầm trên tay bản hợp đồng lao động với một công ty danh giá.           
Còn đối với chúng tôi, những sinh viên năm thứ ba của trường Đại học Sư phạm thì cái khoảnh khắc tạo nên dấu ấn trong cuộc sống của chúng tôi đó chính là ngày mà chúng tôi đến trường THPT kiến tập sư phạm. Bước vào năm thứ ba của Đại học, trong chúng tôi, ai ai cũng đã sẵn sàng cho mình tâm lí để chuẩn bị bước vào quãng thời gian kiến tập đầu tiên trong cuộc đời sinh viên. Vui có, mong chờ có và lo sợ cũng có. Tất cả những dòng suy nghĩ, những cảm xúc trong đám sinh viên non nớt chúng tôi cứ ngày một tăng lên khi thời gian đã hối thúc bên cửa. Và cái khoảnh khắc ấy đã đến ! Mặt trời vừa hé lên những tia nắng đầu tiên của ngày mới thì chúng tôi, những sinh viên chọn cho mình con đường nhà giáo đã có mặt tại trường, ngôi trường THPT mà chúng tôi chọn để rèn luyện nghiệp vụ sư phạm. Bước vào trường, cảm giác của chúng tôi là sự choáng ngợp trước một không gian vô cùng rộng lớn của ngôi trường mang tên nhà giáo Võ Trường Toản. Có lẽ đã ngần ấy năm chúng tôi rời xa chiếc ghế nhà trường THPT để đến với chiếc ghế của giảng đường đại học nên khi quay trở lại với không gian này, chúng tôi dường như có chút gì đó bỡ ngỡ. Cảm giác bỡ ngỡ, choáng ngợp trước không gian của trường chưa hết thì một cảm xúc khác lại chợt ùa về. Gặp gỡ Ban giám hiệu và các thầy cô giáo hướng dẫn, chúng tôi phần nào cảm thấy tự hào vì ngành giáo nghề dạy đã cho chúng tôi có cơ hội được tiếp xúc và học hỏi kinh nghiệm từ những thầy cô nơi đây, những bậc “tiền bối” vô cùng tâm huyết với sự nghiệp trồng người. Bỡ ngỡ, tự hào, tưởng chừng cảm xúc chỉ dừng chân lại nơi đây nhưng không, tất cả cảm xúc đã thay đổi khi chúng tôi tiếp xúc với học sinh, những thiên thần áo trắng mà chúng tôi sẽ gắn bó trong khoảng thời gian kiến tập này. Ngại ngùng, bối rối, đó chính là cảm xúc chung của đám sinh viên chúng tôi khi gặp gỡ các em. Ánh mắt hồn nhiên của các em khi nhìn chúng tôi làm chúng tôi trở nên lúng túng, bối rối.     
Chúng tôi, những cô cậu sinh viên non nớt mặc dù đã chuẩn bị tâm lý nhưng có lẽ cảm xúc của chúng tôi lúc này chỉ có thể ngại ngùng. Được nhìn thấy các em học tập, được các em gọi tiếng thầy cô, tất cả những điều đó đã viết nên một cảm xúc khó tả. Chút bỡ ngở, chút hồi hộp, chút tự hào và cả chút bối rối ấy có lẽ đã tạo nên một cột mốc đáng nhớ trên con đường phía trước còn đầy chông gai của chúng tôi.        
 Không những thế, đó còn là kỉ niệm, một kỉ niệm khó mà phai mờ được trong kí ức của chúng tôi. Giờ đây, thời gian kiến tập đã gần kết thúc, chúng tôi sắp hoàn thành công việc của mình ở ngôi trường này và chuẩn bị chia tay nơi đây. Có lẽ, ngày ấy sẽ lại là một ngày khó quên nhưng đời mà, có cuộc vui nào mà không tàn thôi thì chúng tôi, những giáo sinh thực tập sẽ giữ mãi kỉ niệm đẹp này cho riêng bản thân mình để rồi khi chia xa, chúng tôi sẽ mãi nhớ về những ngày tháng ấy và lấy chúng làm động lực để bước tiếp con đường phía trước.

29 tháng 3 2018

Cô thực tập rất tốt với mình 

29 tháng 3 2018

trường mk có rùi

tùy từng môn nhé 

lớp mk là tiếng anh với khoa học

cho mk hỏi nha lớp bạn có mấy cô z

28 tháng 3 2018

Tâm trạng của trần quốc tuấn là lòng yêu nước sẵn sàng xả thân vì nước qua đoạn trích "dẫu trăm thân ... căm lòng"

30 tháng 3 2018

Cách biểu hiện tâm trạng của tác giả vẫn nằm trong lối diễn tả bằng ước lệ, khoa trương quen thuộc của văn học cổ, nhưng vẫn tạo được hiệu quả cao, truyền cho người đọc những cảm xúc mạnh mẽ. Sở dĩ có được hiệu quả ấy, vì tác giả đã truyền vào những ước lệ những nỗi niềm trăn trở, những tình cảm mạnh mẽ, tha thiết của mình. Ớ đây, cách nói quá, cực tả đã phát huy tác dụng biểu cảm cao độ. “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối” là thể hiện nỗi trăn trở, day dứt đến thành ám ảnh trong mọi lúc, cả bữa ăn lẫn giấc ngủ, cả đêm lẫn ngày. “Ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa” là hình ảnh diễn tả nỗi đau xót lớn lao từ trong cõi lòng được biểu hiện ra cả bên ngoài thành dòng nước mắt đầm đìa. Nỗi đau trong lòng đã được thể hiện thành nỗi đau rất cụ thể của cơ thể, của thần xác. Còn lòng căm thù và ý chí tiêu diệt giặc thì được thể hiện một cách mạnh mẽ bằng những hình ảnh: “...xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù”. Điển tích “Da ngựa bọc thây” vốn quen thuộc trong văn chương cổ để nói về kẻ làm tướng sẵn sàng nhận cái chết ngoài mặt trận, thì với Trần Quốc Tuấn đã được tăng cấp lên thành”., trăm thân này phơi bày nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng” - Nghĩa là sẵn sàng chết đến trăm lần, nghìn lần miễn là tiêu diệt được quân giặc.