K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:  Vợ người anh hùng      (Lược một đoạn: Anh và chị chia tay khi anh nhập ngũ và kỷ niệm tình yêu bị cuốn trôi sau trận lụt lớn. Chị làm vợ chỉ mươi ngày rồi góa bụa khi chồng hy sinh và được truy tặng danh hiệu Anh hùng. Chị gánh chịu nỗi đau mất chồng, sự xét nét từ dân làng và áp lực giữ danh dự vợ Anh...
Đọc tiếp

(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: 

Vợ người anh hùng

     (Lược một đoạn: Anh và chị chia tay khi anh nhập ngũ và kỷ niệm tình yêu bị cuốn trôi sau trận lụt lớn. Chị làm vợ chỉ mươi ngày rồi góa bụa khi chồng hy sinh và được truy tặng danh hiệu Anh hùng. Chị gánh chịu nỗi đau mất chồng, sự xét nét từ dân làng và áp lực giữ danh dự vợ Anh hùng. Chị sống lặng lẽ, cô đơn như thế suốt một thời gian dài. Mãi sau này, khi anh Long, bạn của chồng cũ, đến thắp nhang, chị mới cảm thấy chút rung động. Từ đó, chị bắt đầu đối diện với những khao khát hạnh phúc và suy nghĩ về cuộc đời mình.)

     Năm sau thì anh Long hỏi cưới chị...

     Ngay sau đám cưới, anh chị về ở với nhau trên ngôi nhà của chị vì đất này là của mẹ đẻ chị cho chị khi xưa chị đi lấy chồng. Cũng năm ấy chị thôi công tác. Vợ chồng chị lại làm ruộng và hưởng trợ cấp Thượng úy của anh Long. Bao nhiêu nỗi lòng của chị trong căn nhà ngai ngái mùi đàn bà ngày mưa nay biến mất. Chị hạnh phúc ngay trong căn nhà bất hạnh của mình khi tuổi đã ba lăm. Chiến tranh vừa mới qua được vài năm, những hân hoan đợi chờ vỡ òa. Cũng vài năm sau chiến tranh người ta báo tử đông lắm. Sự vui mừng đoàn tụ nói cười, tiếng nhạc lẫn trong tiếng kèn trống hết đám báo tử này đến báo tử khác. Chị thấy mình vừa đau đớn mà cũng vừa hạnh phúc. Hạnh phúc hơn khối người...

     Lấy anh Long, lần đầu tiên chị được chồng tặng hoa vào ngày mồng 8 tháng 3. Chị òa khóc. Thế là cũng có lúc chị được hạnh phúc như người đời. Suốt những năm chị làm Xã đoàn, làm Chấp hành Phụ nữ chỉ lo tổ chức tặng hoa ngày lễ, ngày mít tinh mùng 2 tháng 9, mồng 8 tháng 3 rồi 20 tháng 11, 30 tháng 4... cho người khác. Cứ như thể việc ấy đương nhiên họ được hưởng và chị đương nhiên phải đi tặng họ. Còn với chị đàn ông họ cũng ngại. Cũng hôm ấy chị ôm lấy chồng mà khóc mà nói rằng:

     - Anh ơi, mồng 8 tháng 3 sao em không thấy họ mang hoa vào nghĩa trang tặng những nấm mồ mang tên con gái hả anh?

     Anh Long đớ người ra. Anh nhìn chị, ngượng ngùng trước một người đàn bà hiền lành là vợ mình. Tự dưng anh Long nhớ anh là đảng viên và thấy mình như là người có lỗi với những người phụ nữ đã hiến tuổi xanh của mình ở ngoài mặt trận. Một năm hai năm rồi ba bốn năm năm. Chị mơ hồ nhận ra nỗi buồn của chồng mình. Những nỗi niềm khe khắt dòm ngó của người đời ở một vùng nông thôn đối với chị khi trước thế nào thì nay lại chuyển sang chồng chị. Họ để ý xem anh ăn ở với vợ một người anh hùng ra sao. Họ cứ nghĩ rằng anh luôn núp dưới cái bóng tiếng tăm của vợ. Rằng cái Thượng úy của anh chả là gì với danh xưng một liệt sĩ anh hùng. Quá lắm thì là anh Thượng úy về một cục vì sức khỏe yếu mà thôi.

     Gần bốn mươi mà chị vẫn không thấy có chửa… Anh cho chị biết anh đi khám và biết mình vô sinh vì chất độc da cam từ chiến trường Tây Nguyên mang về. Đêm ấy anh bảo chị:

     - Em còn khả năng có thai thì nên đi lấy chồng hoặc thích ai thì cứ ăn nằm với người ta kiếm đứa con.

     Chị khóc nức nở.

     - Chả gì em cũng đã là vợ một sĩ quan, vợ một anh hùng em sao có thể làm như thế. Em có trách nhiệm với anh cũng như trách nhiệm vợ một người anh hùng chứ anh ơi. Dù em biết nỗi niềm tụng ca có gì đó như giấu trong áo mình một vật nhọn khổ lắm.

     Cả hai người cùng khóc. Hồi lâu anh bảo:

     - Em khổ quá em ạ. Khổ với anh đã đành, em khổ vì cái Anh hùng của chồng em nữa. Nỗi khổ ấy đeo nhũng nhẵng nhẹ nhàng mà quá nặng một đời em. Anh thương em lắm.

     Sau lần ấy chị chủ động cùng anh đến từng nhà các cựu chiến binh trong làng tổ chức hội đồng ngũ, hội chăn trâu, hội cùng đơn vị và lấy nhà mình làm trụ sở sinh hoạt. Anh và chị lại đi tới nhiều xã trong huyện thăm hỏi các bạn bè của chồng cũ chồng mới. Vợ người anh hùng lại sống như một hồi chị làm Bí thư Xã đoàn. Cuộc sống cứ phải vươn về phía trước, đừng ngoái lại sau và chí ít là không dừng bước. Anh chị thấy vui và bè bạn anh chị ngày càng năng đến nhà.

(Nguyễn Trọng Luân, Báo Văn nghệ, số 14/2023)

* Chú thích: Nguyễn Trọng Luân sinh năm 1952 tại Phú Thọ, từng là lính trinh sát trong chiến tranh và sau này là kỹ sư cơ khí. Các sáng tác của ông tập trung vào đề tài chiến tranh và người lính với văn phong chân thực, giàu cảm xúc. Một số tác phầm của ông đã nhận được giải thưởng văn học và được dịch ra tiếng nước ngoài.

Câu 1. Chỉ ra những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.

Câu 2. Người kể chuyện trong văn bản có đặc điểm gì?

Câu 3. Trong đoạn trích: “Chị òa khóc. Thế là cũng có lúc chị được hạnh phúc như người đời. Suốt những năm chị làm Xã đoàn, làm Chấp hành Phụ nữ chỉ lo tổ chức tặng hoa ngày lễ, ngày mít tinh mùng 2 tháng 9, mồng 8 tháng 3 rồi 20 tháng 11, 30 tháng 4... cho người khác. Cứ như thể việc ấy đương nhiên họ được hưởng và chị đương nhiên phải đi tặng họ. Còn với chị đàn ông họ cũng ngại.”, tác giả đã sử dụng điểm nhìn của nhân vật nào? Việc sử dụng điểm nhìn ấy có tác dụng gì trong việc khắc họa nhân vật?

Câu 4. Phát biểu đề tài, chủ đề của văn bản.

Câu 5. Nội dung của văn bản này là gì?  

0
Đọc ngữ liệu sau đây và trả lời câu hỏi:"ngày xưa, có một cô bé vô cùng hiếu thảo sống cùng với mẹ trong một túp lều tranh dột nát. Thật không may ko may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên ko có tiền mua thuốc chữa , và cô bé vô cùng buồn bã một lần đang ngồi khóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn đừng lại hỏi khi biết sự tình ông già...
Đọc tiếp

Đọc ngữ liệu sau đây và trả lời câu hỏi:


"ngày xưa, có một cô bé vô cùng hiếu thảo sống cùng với mẹ trong một túp lều tranh dột nát. Thật không may ko may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên ko có tiền mua thuốc chữa , và cô bé vô cùng buồn bã một lần đang ngồi khóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn đừng lại hỏi khi biết sự tình ông già nói với cô bé :     


   - Cháu hãy vào rừng và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng hái lây một bông hoa duy nhất trên đo. bông hoa ấy có bao nhiêu cánh thì tức là mẹ cháu sống được bằng đấy

Cô bé liền vào rừng va rất lâu sau mới tìm thấy bông hoa trắng đó , phải khó khăn lắm cô mới trèo lên được để lấy bông hoa nhưng khi đếm chỉ có một cánh hai cánh ba cánh bốn canh. chỉ có bốn cánh hoa là sao chứ? chẳng nhẽ mẹ cô chỉ sống được bàng đấy ngày thôi sao?


   Không đành lòng cô liền dùng tay xé nhẹ dần từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều cánh dần lên nhiều đến mức ko còn đếm được nữa. Từ đó người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé đó dành cho mẹ mình"

Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản thuộc thể loại truyện nào? Kể tên 2 văn bản cùng thể loại mà em biết .

Câu 2:Chi tiết"cô liền dùng tay xé nhẹ dần từng cánh hoa lớn thành nhửng cánh hoa nhỏ" theo em có ý nghĩa gì?

câu 3 Nhân vật trong câu chuyện là những ai? ai là người kể lại câu chuyện? Việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụng gì?

Câu 4: tìm và giải thích ý nghĩa của thành ngữ có trong câu văn:"thấy mẹ ngày một yếu ớt đi, cô bé vô cùng buồn bã, lòng đau như cắt nhưng chẳng thể làm gì?

Câu 5: từ đoạn văn trên trong phần đọc-hiểu, nên suy nghĩ của em về ý nghĩa của lòng hiếu thảo trong cuộc sống?

0
Câu 1. (2.0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về việc thấu hiểu chính mình.   Câu 2. (4.0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) phân tích nội dung và nghệ thuật của văn bản sau đây.    CHUYỆN CỦA MẸ                      Nguyễn Ba    mẹ có năm lần chia li    chồng mẹ ra đi    rồi hóa thành ngàn lau    bời bời nơi địa đầu Tây Bắc  ...
Đọc tiếp

Câu 1. (2.0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về việc thấu hiểu chính mình.  

Câu 2. (4.0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) phân tích nội dung và nghệ thuật của văn bản sau đây.

   CHUYỆN CỦA MẸ

                     Nguyễn Ba

   mẹ có năm lần chia li

   chồng mẹ ra đi
   rồi hóa thành ngàn lau
   bời bời nơi địa đầu Tây Bắc

   đứa trai đầu
   đã thành con sóng nát
   trên dòng Thạch Hãn
   hoàng hôn buông lại táp đỏ trời

   đứa trai thứ hai
   đã băng hết Trường Sơn
   chết gần sát Sài Gòn
   thịt xương nuôi mối vườn cao su Xuân Lộc

   chị gái trước tôi
   là dân công hoả tuyến
   dầm suối làm cây mốc sống
   dẫn xe bộ đội lội ngầm
   tuổi thanh xuân nhiều mộng mơ của chị
   xanh vào vời vợi trong xanh

   tôi là mỏi mòn chờ đợi thứ năm
   may mắn được trở về bên mẹ
   tôi đi về bằng đôi mông đít
   chân của tôi
   đồng đội chôn trên đồi đất Vị Xuyên

   đêm nào cũng lén tôi mẹ khóc
   dù về sau đôi mắt bị loà
   mẹ thương tôi không có đàn bà
   mẹ lo mẹ chết đi
   ai người nước nôi, cơm cháo
   căn nhà tình nghĩa này
   có đủ vững vàng mưa bão
   đèn, lửa xóm giềng
   chẳng ấm nỗi gối chăn

   tôi gắng đùa vui
   mong mẹ chút yên lòng
   mẹ yêu của con ơi
   không chỉ là mẹ của con
   mẹ đã là
   mẹ của non sông đất nước
   cháu chắt của mẹ giờ líu lo
   khắp ba miền Trung, Nam, Bắc
   anh em của con tấp nập mọi miền
   dân tộc mình
   tồn tại đến giờ
   nhờ đùm bọc, yêu thương

   móm mém mẹ cười
   khoé mắt loà khẽ sáng mấy giọt sương...

                                   1-2021

0