K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc văn bản sau:MỘT CHÚT HỒN QUÊ     (1) Dọc triền đê ven sông Thái Bình quê tôi mùa này xanh tốt bời bời, đủ các loại cây cỏ. Có loại cây do con người gieo trồng như ngô, khoai, đỗ, lạc. Có loại cây lại do tự nhiên mà mọc lên như cỏ dại, dền gai, rau sam. Nhưng có một loại cây ít người chú ý đến, đó là cây rau khúc.     Rau khúc có hai loại: Nếp và tẻ....
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau:

MỘT CHÚT HỒN QUÊ

     (1) Dọc triền đê ven sông Thái Bình quê tôi mùa này xanh tốt bời bời, đủ các loại cây cỏ. Có loại cây do con người gieo trồng như ngô, khoai, đỗ, lạc. Có loại cây lại do tự nhiên mà mọc lên như cỏ dại, dền gai, rau sam. Nhưng có một loại cây ít người chú ý đến, đó là cây rau khúc.

     Rau khúc có hai loại: Nếp và tẻ. Cây khúc tẻ có dáng thân cao, lá to và dầy. Hái một lúc đã đầy rổ. Tuy vậy, loại khúc tẻ này ít người ưa chuộng, vì nó không thơm, không ngậy bằng rau khúc nếp. Khúc nếp thân cây thấp, nhỏ nằm sát mặt đất, lá phiến mỏng. Mặt trên của lá có phủ một lớp phấn trắng nhỏ li ti.

     (2) Mẹ tôi bảo: “Khúc nếp thường mọc lẫn với cỏ. Cỏ thì cao hơn, nên khi hái phải vạch cỏ mới tìm thấy. Những người ngại khó, ngại khổ thì chỉ hái được khúc tẻ thôi”. Công đoạn nấu xôi khúc là cả một nghệ thuật tinh tế. Lá khúc được hái về, rửa sạch, để ráo nước, rồi đưa vào cối giã nhuyễn. Sau đó hòa với nước sạch, lọc hết lá, chỉ còn nước trong. Gạo nếp phải chọn kĩ, không sạn, không sót một hạt thóc và được giã lại cho hết cám. Những hạt gạo màu trắng đục, mẩy đều, thơm tho mùi đồng bãi, mùi lúa vào đòng.

     Người ta thường ví các cô gái xinh đẹp bằng câu “Mỏng mày hay hạt” chắc từ hạt gạo này chăng? Nhìn rá gạo đến thích mắt. Sục bàn tay vào mát rười rượi. Vốc nắm gạo lên, từng hạt gạo trơn bóng đùa nhau chảy qua kẽ tay. Xòe bàn tay vẫn sạch. Gạo được vo kĩ, để ráo rồi ngâm vào nước lá khúc vài giờ. Khi vớt ra để ráo nước rồi đổ vào chõ đồ thành xôi. Xôi chín, mở vung ra. Chao ôi, một mùi thơm ngậy nồng nàn tỏa lan nức mũi ai bất chợt qua ngõ. Chưa hết. Xôi được dỡ ra cái sàng cho nguội hẳn, lại đổ vào chõ đồ thêm lần nữa. Hạt gạo nếp lúc này mới căng mọng như trái chín. Nhìn đã thèm. Mẹ tôi bảo: “Loại xôi khúc này thường mang ra đền, ra chùa dâng lên lễ Phật, lễ Thánh. Nhất là những ngày hội làng”.

     (3) Hội làng tôi ba năm mở một lần. Mâm lễ của gia chủ dù to, dù sang trọng đến đâu, nếu không có đĩa xôi nấu bằng lá rau khúc thì cũng coi như chưa dâng lễ. Bởi đó là hồn cốt, là phong tục của quê tôi dâng lên các đấng thần linh chứng giám cho tấm lòng thành của người dân lành nơi thôn dã.

(Nguồn: https://tanvanhay.vn/mot-chut-hon-que)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 6 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Văn bản được diễn đạt bởi sự kết hợp của những yếu tố nào?

Câu 2. Chủ đề của đoạn trích là gì?

Câu 3.

a. Chỉ ra tính mạch lạc về nội dung trong văn bản.

b. Xác định 01 phép liên kết trong đoạn văn sau:

     Lá khúc được hái về, rửa sạch, để ráo nước, rồi đưa vào cối giã nhuyễn. Sau đó hòa với nước sạch, lọc hết lá, chỉ còn nước trong.

Câu 4. Tìm một số từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trong đoạn (2). Em cảm nhận được điều gì về cái “tôi” của tác giả thể hiện trong đoạn văn này?

Câu 5. Chất trữ tình được thể hiện như thế nào trong văn bản?

Câu 6. “Mâm lễ của gia chủ dù to, dù sang trọng đến đâu, nếu không có đĩa xôi nấu bằng lá rau khúc thì cũng coi như chưa dâng lễ. Bởi đó là hồn cốt, là phong tục của quê tôi dâng lên các đấng thần linh chứng giám cho tấm lòng thành của người dân lành nơi thôn dã.”. Viết đoạn văn khoảng 5 – 7 câu trình bày cách hiểu của em về thông điệp, ý nghĩa của đoạn văn trên.

0
Đọc văn bản sau:AI VÀ CÁC CÔNG NGHỆ MỚI NỔI ĐƯỢC SỬ DỤNG HỖ TRỢ CỨU HỘ CỨU NẠN NHƯ THẾ NÀO?     Công nghệ đang đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ thúc đẩy nhanh các nỗ lực cứu hộ, cứu trợ nhân đạo, và về lâu dài sẽ giúp các cộng đồng trở nên bền vững hơn.     (1) Các công nghệ mới nổi đã trở thành một trong những yếu tố chính trong các nỗ lực cứu trợ...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau:

AI VÀ CÁC CÔNG NGHỆ MỚI NỔI ĐƯỢC SỬ DỤNG HỖ TRỢ CỨU HỘ CỨU NẠN NHƯ THẾ NÀO?

     Công nghệ đang đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ thúc đẩy nhanh các nỗ lực cứu hộ, cứu trợ nhân đạo, và về lâu dài sẽ giúp các cộng đồng trở nên bền vững hơn.

     (1) Các công nghệ mới nổi đã trở thành một trong những yếu tố chính trong các nỗ lực cứu trợ thiên tai và đã được sử dụng từ đầu những năm 2000. Đặc biệt, trận động đất kép có sức tàn phá khủng khiếp xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria mới đây đã cho thấy vai trò quan trọng của công nghệ trong việc hỗ trợ các nỗ lực cứu trợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn ở các khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

     Khó có thể hình dung được quy mô tàn phá mà hai trận động đất mạnh 7,8 và 7,5 độ Richter đã gây ra cho khu vực này. Vào ngày 15/2, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố đây là thảm họa tồi tệ nhất ảnh hưởng đến khu vực 53 quốc gia châu Âu trong một thế kỷ qua. Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres đã mô tả đây là một "thảm họa thiên nhiên khủng khiếp" khi đưa ra lời kêu gọi hỗ trợ gọi khẩn cấp dành cho những người bị ảnh hưởng.

     Cả hai quốc gia chịu thiệt hại nặng nề của trận động đất đều đã nhanh chóng nhận được sự hỗ trợ, đóng góp tài chính và các giải pháp từ cứu hộ từ các quốc gia trên toàn thế giới. Đặc biệt trong đó là sự hỗ trợ bởi các ứng dụng công nghệ hiện đại.

Hình ảnh động đất

     (2) Các công nghệ được sử dụng trong công tác cứu hộ cứu nạn sau trận động đất như thế nào?

     Mạng xã hội (MXH) giúp chia sẻ thông tin quan trọng và tổ chức hỗ trợ một cách nhanh chóng

     Việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội giúp chia sẻ thông tin quan trọng và tổ chức hỗ trợ một cách nhanh chóng. Theo đó, các MXH như Facebook, Instagram, WhatsApp và Twitter đã được sử dụng để chia sẻ thông tin quan trọng và kêu gọi hỗ trợ.[…]

     Sử dụng phần mềm mã nguồn mở tạo bản đồ nhiệt cho các dịch vụ cứu hộ

     Các nhà phát triển trên toàn thế giới đã sử dụng các trang web được tạo ra để hỗ trợ khủng hoảng – làm cho tất cả các dự án trở thành nguồn mở và dễ sử dụng ở một quốc gia đang gặp khó khăn trong việc truy cập Internet.[…]

     Hệ thống AI mới giúp cứu sống hàng ngàn nạn nhân

     Bộ Quốc phòng Mỹ đang sử dụng hệ thống AI thị giác máy tính để hỗ trợ nỗ lực cứu hộ thiên tai sau trận động đất kinh hoàng.[…]

     (3) Tầm quan trọng của công nghệ trong dài hạn

     Công nghệ sẽ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý thảm họa, cũng như cứu hộ cứu nạn trong tương lai. Các ứng dụng khác có thể sẽ được phát triển khi có nhu cầu cụ thể, chẳng hạn như kết nối những người cần hỗ trợ với cơ quan viện trợ hoặc nhóm hỗ trợ phù hợp nhất.

(Theo Tâm An, Tạp chí Thông tin & Truyền thông, ngày 01/02/2013)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 6 (trình bày ngắn gọn)

Câu 1. Thông tin cơ bản của văn bản là gì?

Câu 2. Chỉ ra một vài đặc điểm về hình thức để xác định kiểu văn bản.

Câu 3.

a. Xác định 01 phép liên kết được dùng trong đoạn văn sau.

    Việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội giúp chia sẻ thông tin quan trọng và tổ chức hỗ trợ một cách nhanh chóng. Theo đó, các MXH như Facebook, Instagram, WhatsApp và Twitter đã được sử dụng để chia sẻ thông tin quan trọng và kêu gọi hỗ trợ.

b. Tìm 01 thuật ngữ trong văn bản và cho biết khái niệm của thuật ngữ ấy.

Câu 4. Trình bày tác dụng của 01 phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng ở phần (1).

Câu 5. Trình bày hiệu quả của cách triển khai thông tin trong phần (2).

Câu 6. Hiện nay, trí tuệ nhân tạo (AI) phát triển vượt bậc hỗ trợ con người trong công việc, học tập và đời sống. Từ góc nhìn của một người trẻ, theo em, chúng ta nên sử dụng AI như thế nào là hiệu quả và hợp lí?

0
Đọc văn bản sau:     (1) Kiên trì là một phẩm chất quan trọng trong cuộc sống mà chúng ta cần phải trau dồi và phát triển. Lòng kiên trì đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được thành công và vượt qua khó khăn. Kiên trì giúp chúng ta tiếp tục nỗ lực mặc dù gặp phải trở ngại, thất bại và khó khăn.     (2) Kiên trì là cầu nối để thực hiện lí tưởng, là bến phà và là nấc thang...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau:

     (1) Kiên trì là một phẩm chất quan trọng trong cuộc sống mà chúng ta cần phải trau dồi và phát triển. Lòng kiên trì đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được thành công và vượt qua khó khăn. Kiên trì giúp chúng ta tiếp tục nỗ lực mặc dù gặp phải trở ngại, thất bại và khó khăn.

     (2) Kiên trì là cầu nối để thực hiện lí tưởng, là bến phà và là nấc thang dẫn đến thành công. Như một hạt giống được gieo phải mất một thời gian để nảy mầm và phát triển thành cây rồi cho trái. Kiên trì yêu cầu sự kiên nhẫn và sự lâu dài. Đôi khi chúng ta có thể gặp phải một thách thức lớn và cảm thấy muốn từ bỏ. Tuy nhiên, nếu chúng ta giữ vững lòng kiên trì, chúng ta có thể vượt qua mọi trở ngại và đạt được mục tiêu của mình.

     Một điển hình về lòng kiên trì là Thomas Edison, nhà phát minh người Mỹ. Ông đã thử nghiệm hơn 1.000 vật liệu khác nhau trước khi tìm ra vật liệu thích hợp để làm ra chiếc bóng đèn điện đầu tiên. Thay vì coi những thất bại là thất bại, ông coi chúng là những bước tiến trong việc tìm đến thành công. Bằng lòng kiên trì, ông đã trở thành một trong những nhà phát minh lỗi lạc nhất trong lịch sử.

     (3) Trong quá trình đạt đến mục tiêu, có thể xuất hiện những thời điểm mất động lực và tự tin. Hãy tự an ủi bản thân và đặt một hệ thống động viên để tiếp tục điều đã bắt đầu. Ghi nhận những thành tựu nhỏ và tiến bộ đã đạt được để duy trì động lực và niềm tin cho bản thân.

     Kiên trì không chỉ đòi hỏi chúng ta kiên nhẫn và nhẫn nại, mà còn yêu cầu sự chăm chỉ và có tinh thần cống hiến. Hãy không ngừng nỗ lực để đạt đến mục tiêu của mình.

 (Nguyễn Lân Dũng, Lòng kiên trì, dẫn theo daidoanket.vn, ngày 10/7/2023)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 6 (trình bày ngắn gọn)

Câu 1. Văn bản tập trung bàn về vấn đề gì?

Câu 2. Xác định câu văn nêu luận điểm ở đoạn (2).

Câu 3.

a. Xác định 01 phép liên kết trong đoạn văn sau:

     Đôi khi chúng ta có thể gặp phải một thách thức lớn và cảm thấy muốn từ bỏ. Tuy nhiên, nếu chúng ta giữ vững lòng kiên trì, chúng ta có thể vượt qua mọi trở ngại và đạt được mục tiêu của mình.

b. Xác định 01 phép liên kết trong đoạn sau:

     Kiên trì không chỉ đòi hỏi chúng ta kiên nhẫn và nhẫn nại, mà còn yêu cầu sự chăm chỉ và có tinh thần cống hiến. Hãy không ngừng nỗ lực để đạt đến mục tiêu của mình.

Câu 4. Trình bày tác dụng của cách mở đầu văn bản.

Câu 5. Nhận xét về bằng chứng được tác giả dùng trong đoạn (2).

Câu 6. Bằng một trải nghiệm của bản thân, em hãy làm sáng tỏ ý kiến của tác giả: … nếu chúng ta giữ vững lòng kiên trì, chúng ta có thể vượt qua mọi trở ngại và đạt được mục tiêu của mình. Hãy trả lời bằng đoạn văn khoảng 5 – 7 câu.

0
Đọc văn bản sau:BÃO VÀ MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ BÃO      Bão, một thiên tai gắn liền với Việt Nam vào hằng năm. Các cơn bão thường gây ra những tổn thất cực kỳ lớn đối với đời sống về vật chất cũng như tinh thần của người dân.     Khái niệm bão là gì?   Bão là một trạng thái nhiễu động của khí quyển mang tính biến chuyển của các tầng khí quyển và xếp vào loại hình...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau:

BÃO VÀ MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ BÃO

      Bão, một thiên tai gắn liền với Việt Nam vào hằng năm. Các cơn bão thường gây ra những tổn thất cực kỳ lớn đối với đời sống về vật chất cũng như tinh thần của người dân.

     Khái niệm bão là gì?

   Bão là một trạng thái nhiễu động của khí quyển mang tính biến chuyển của các tầng khí quyển và xếp vào loại hình thời tiết cực đoan. Bão là một loại hình tình trạng thời tiết xấu của thiên nhiên gây ra cho con người. Cơ bản, bão là thuật ngữ để chỉ không khí bị nhiễu động mạnh. Có rất nhiều loại bão như: Bão tuyết, bão cát, giông,.. Tuy vậy, bão ở Việt Nam thường được các nhà đài hay mọi người dùng để chỉ bão nhiệt đới (tình trạng thời tiết gió rít mạnh kèm theo mưa nặng hạt và chỉ sinh ra ở những nước gần vùng biển nhiệt đới gió mùa). […]

    Mắt bão là gì?

    Là một phần của bão, mắt bão nằm ở chính giữa trung tâm của bão. Tuy bão có sức phá huỷ lớn, nhưng trái ngược với nó, mắt bão là một vùng có thời tiết đa phần là bình yên, điều này làm cho mắt bão là nơi có gió không lớn, trời quang mây tạnh. Bao quanh mắt bão là những xoáy thuận nhiệt đới hay còn gọi là bão, tại đây những xoáy thuận chuyển động với tốc độ cao, bao bọc mắt bão và không cho không khí lọt vào.

    Mắt bão thường có bán kính từ 15 – 35 km (10 – 20 dặm) tuỳ theo độ lớn của bão. Các cơn bão phát triển nhanh chóng tạo thành những mắt bão siêu nhỏ (mắt bão lỗ kim) hay những cơn bão có mắt bị mây che đi mất, thì cần phải có những phương thức như quan sát bằng thuyền hoặc máy bay săn bão dưới sự đánh giá vận tốc gió sụt giảm ở đâu để chỉ ra mắt bão nằm ở đâu. Từ đó giảm thiểu những khó khăn khi các nhà khí tượng phán đoán thời tiết.

Mắt bão

    Nguyên nhân hình thành bão

    Nguyên nhân chủ quan từ con người

    Bên cạnh những nguyên nhân khách quan từ các thành tố tự nhiên thì không thể không kể đến một số nguyên nhân chủ quan từ con người. Hiện tượng biến đổi khí hậu là một phần nguyên nhân gây ra tình trạng bão ngày một nhiều. Do lượng khí CO2 từ khí thải nhà kính và khí CH4 từ các hoạt động công nghiệp. Điều đó, khiến cho bầu khí quyển trở nên nóng hơn và tăng mức độ hấp thụ nhiệt, thúc đẩy quá trình bay hơi diễn ra nhanh hơn, làm tăng độ ẩm của bầu khí quyển, tạo nên sức mạnh lớn cho những cơn bão khắc nghiệt hơn và sức tàn cũng phá nặng nề không kém.

   Nguyên nhân khách quan từ tự nhiên

   Một số nguyên nhân chủ yếu có thể kể đến các thành tố như: ánh sáng mặt trời, biển và sự hình thành của hơi nước.

    Nguyên nhân chủ yếu hình thành bão được phân tích là khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống biển làm cho nước bay hơi. Tạo ra một luồng khí ẩm phía trên mặt biển, khi gặp điều kiện thuận lợi ở nơi có áp suất thấp, nước biển sẽ bay hơi nhiều hơn, với vị trí cao hơn để tạo thành cột khí ẩm.

   Và khi lên cao, cột khí ẩm này sẽ trở nên lạnh hơn. Khi đã đạt đến thời điểm nhất định nó sẽ ngưng tụ thành nước và bị không khí xung quanh làm nóng. Có một tỷ lệ thuận giữa 3 yếu tố là không khí, hơi nước và khí ẩm. Khi hút lại với nhau tạo nên tác động lực quán tính với hoàn lưu quay.

    Trả lời cho câu hỏi nguyên nhân hình thành bão như thế nào? Điều đó còn phụ thuộc vào tốc độ xoáy phải lớn hơn 17m/s. Tiếp đó không khí bay lên và định hình trên tầng cao, từ đó hình thành nên những vùng áp cao trên đám mây và đẩy không khí thành mắt bão.

    Tác hại và hậu quả của bão là gì?

    Nhắc tới bão là nhắc tới những kí ức đau buồn mà chúng ta phải gánh chịu, những hậu quả đáng tiếc do bão đã gây ra cho chúng ta là cực kì lớn. Mưa lớn, ngập lụt, gió thổi mạnh, sấm chớp, lốc xoáy làm hư hỏng nhà cửa, thiệt hại cơ sở vật chất, mùa màng và ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của con người. […]

(Theo báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, https://dangcongsan.vn/, thứ Sáu, 21/04/2023)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 6 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Thông tin chính mà tác giả muốn chuyển tải qua văn bản này là gì?

Câu 2. Theo tác giả, sự khác nhau của bão và mắt bão là gì?

Câu 3. 

a. Xác định thành phần biệt lập trong câu: Các cơn bão phát triển nhanh chóng tạo thành những mắt bão siêu nhỏ (mắt bão lỗ kim) hay những cơn bão có mắt bị mây che đi mất, thì cần phải có những phương thức như quan sát bằng thuyền hoặc máy bay săn bão dưới sự đánh giá vận tốc gió sụt giảm ở đâu để chỉ ra mắt bão nằm ở đâu.

b. Xét theo mục đích nói, “Nhắc tới bão là nhắc tới những kí ức đau buồn mà chúng ta phải gánh chịu, những hậu quả đáng tiếc do bão đã gây ra cho chúng ta là cực kì lớn.” thuộc kiểu câu nào?

Câu 4. Trong phần Nguyên nhân hình thành bão, tác giả đã triển khai thông tin bằng cách nào? Nhận xét về hiệu quả của cách trình bày thông tin đó.

Câu 5. Trình bày tác dụng của phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản trên.

Câu 6. Theo tác giả những hậu quả đáng tiếc do bão đã gây ra cho chúng ta là cực kì lớn. Với góc nhìn của một người trẻ, theo em, chúng ta cần làm gì để hạn chế những ảnh hưởng nghiêm trọng của hiện tượng tự nhiên tàn khốc này? Viết một đoạn văn khoảng 5 – 7 câu trả lời cho câu hỏi trên.

0
Đọc đoạn trích sau:[…]Nhớ năm Giôn-xơn đánh phá liên miênCháu sơ tán tận trên Hà Bắc,Ba mươi Tết, đạp về quê cập rập,Đêm không trăng, bà đi nấu xoong chèBếp nhỏ lui cui che chắn bốn bềIn hệt túp lều năm xưa kháng chiến(Có con chim xa kêu mùa vải chínĐom đóm bay xanh đặc cả cây vườn!)Cái năm cuối cùng bom đạn Ních-xơnBà sơ tán tận trên Triều KhúcLàng xa tắp, nằm kề bên Bến...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau:

[…]

Nhớ năm Giôn-xơn đánh phá liên miên
Cháu sơ tán tận trên Hà Bắc,
Ba mươi Tết, đạp về quê cập rập,
Đêm không trăng, bà đi nấu xoong chè
Bếp nhỏ lui cui che chắn bốn bề
In hệt túp lều năm xưa kháng chiến
(Có con chim xa kêu mùa vải chín
Đom đóm bay xanh đặc cả cây vườn!)

Cái năm cuối cùng bom đạn Ních-xơn
Bà sơ tán tận trên Triều Khúc
Làng xa tắp, nằm kề bên Bến Đục,
Giếng thơi xa, đi kéo nước một mình!
Cháu lên thăm, thắc thỏm mãi không đành,
Sắp đặt vội, để còn vào Quảng Trị,
Bà an ủi: “Dào ôi! Mày cứ vẽ,
Vào trong kia còn bom đạn bao nhiêu!”

Bãi cỏ lau già, bà đứng, dáng xiêu xiêu,
Cành xoan mảnh trên tay làm gậy chống.
Gió xa tắp, đồng tháng Năm lồng lộng,
Tóc phơ phơ, hắt đỏ ráng chiều...

Và cháu đi, không kịp nghĩ chi nhiều
Đến những ngày bà bắt đầu đau yếu...
Tháng Tám nước to, chỗ bà khuất nẻo,
Tháng Mười hai, dồn dập B.52!

Mười năm rồi, bà ạ!
Cháu chẳng có gì hơn trong phút tiễn đưa bà!

Giờ bà đã nằm trên đất đồng làng
Con đường cũ cháu về. Gắt gao màu nắng đỏ.
Cuộc đời bà đã qua tất cả
Lẳng lặng, khiêm nhường, không dấu tích gì!

Mười năm
Cháu dần lớn, nên người.
Rất nhiều điều phải đi đến tận cùng,
Chỉ có lòng bà thương
Đi bao giờ hết được?

              (Bằng Việt, Tuyển tập thơ Bằng Việt)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:

Câu 1. Xác định nhân vật trữ tình trong đoạn trích.

Câu 2. Chủ đề của đoạn trích là gì?

Câu 3. Xác định nghĩa của từ ngữ in đậm trong các trường hợp sau

a. Bà an ủi: “Dào ôi! Mày cứ vẽ,
Vào trong kia còn bom đạn bao nhiêu!”

b. Trong bức tranh, nét vẽ của con bé còn non.

Câu 4. Hình ảnh người bà được thể hiện thế nào thông qua các từ ngữ, hình ảnh trong đoạn thơ sau?

Cái năm cuối cùng bom đạn Ních-xơn
Bà sơ tán tận trên Triều Khúc
Làng xa tắp, nằm kề bên Bến Đục,
Giếng thơi xa, đi kéo nước một mình!
Cháu lên thăm, thắc thỏm mãi không đành,
Sắp đặt vội, để còn vào Quảng Trị,
Bà an ủi: “Dào ôi! Mày cứ vẽ,
Vào trong kia còn bom đạn bao nhiêu!”

Bãi cỏ lau già, bà đứng, dáng xiêu xiêu,
Cành xoan mảnh trên tay làm gậy chống.
Gió xa tắp, đồng tháng Năm lồng lộng,
Tóc phơ phơ, hắt đỏ ráng chiều...

Câu 5. Từ nội dung của bài thơ, anh/chị có suy nghĩ gì về giá trị của tình cảm gia đình đối với mỗi người?

0
(4,0 điểm) Đọc văn bản sau:     Tóm lược: Nhà soạn kịch Lưu Quang Vũ lấy cảm hứng từ cốt truyện dân gian dựng nên vở kịch nói nổi tiếng cùng tên “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”. Vở kịch kể về bi kịch của Trương Ba – một người làm vườn hiền lành, đức độ nhưng vì một sự cố, linh hồn ông phải sống nhờ trong thân xác anh hàng thịt phàm tục. Sự khác biệt giữa linh hồn...
Đọc tiếp

(4,0 điểm) Đọc văn bản sau:

     Tóm lược: Nhà soạn kịch Lưu Quang Vũ lấy cảm hứng từ cốt truyện dân gian dựng nên vở kịch nói nổi tiếng cùng tên “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”. Vở kịch kể về bi kịch của Trương Ba – một người làm vườn hiền lành, đức độ nhưng vì một sự cố, linh hồn ông phải sống nhờ trong thân xác anh hàng thịt phàm tục. Sự khác biệt giữa linh hồn thanh cao và thân xác đầy bản năng tạo ra mâu thuẫn lớn, khiến Trương Ba ngày càng đau khổ. Ông phải đối mặt với sự thay đổi từ chính mình khi bắt đầu bị ảnh hưởng bởi những đòi hỏi bản năng của thân xác. Đồng thời, gia đình và những người thân yêu cũng dần xa lánh ông vì không còn nhận ra người Trương Ba trước kia. Trong tâm trạng giằng xé, ông có một cuộc đối thoại đầy căng thẳng với chính thân xác hàng thịt – nơi cả hai bên vạch trần những xung đột sâu sắc giữa linh hồn và thể xác. Đoạn trích sau là phần đầu chương 7 của vở kịch, tái hiện “Cuộc đối thoại giữa Hồn và Xác”.

     (Trên sân khấu, hồn Trương Ba tách ra khỏi xác anh hàng thịt và hiện hình lờ mờ trong dáng nhân vật Trương Ba thật. Thân xác bằng thịt vẫn ngồi nguyên trên chõng và lúc này chỉ còn là thân xác.)

Xác hàng thịt: (bắt đầu) Vô ích, cái linh hồn mờ nhạt của ông Trương Ba khốn khổ kia ơi, ông không tách ra khỏi tôi được đâu, dù tôi chỉ là thân xác...

Hồn Trương Ba: A, mày cũng biết nói kia à? Vô lý, mày không thể biết nói! Mày không có tiếng nói, mà chỉ là xác thịt âm u đui mù...

Xác hàng thịt: Có đấy! Xác thịt có tiếng nói đấy! Ông đã biết tiếng nói của tôi rồi, đã luôn luôn bị tiếng nói ấy sai khiến. Chính vì âm u, đui mù mà tôi có sức mạnh ghê gớm, lắm khi át cả cái linh hồn cao khiết của ông đấy!

Hồn Trương Ba: Nói láo! Mày chỉ là cái vỏ bên ngoài, không có ý nghĩa gì hết, không có tư tưởng, không có cảm xúc!

Xác hàng thịt: Có thật thế không?

Hồn Trương Ba: Hoặc nếu có, thì chỉ là những thứ thấp kém, mà bất cứ con thú nào cũng có được: thèm ăn ngon, thèm rượu thịt…

Xác hàng thịt: Tất nhiên, tất nhiên. Sao ông không kể tiếp: Khi ông ở bên nhà tôi... Khi ông đứng bên cạnh vợ tôi, tay chân run rẩy, hơi thở nóng rực, cổ nghẹn lại... Đêm hôm đó, suýt nữa thì...

Hồn Trương Ba: Im đi! Đấy là mày chứ, chân tay mày, hơi thở của mày...

Xác hàng thịt: Thì tôi có ghen đâu! Ai lại ghen với chính thân thể mình nhỉ! Tôi chỉ trách là sao đêm ấy ông lại tự dưng bỏ chạy, hoài của!... Này, nhưng ta nên thành thật với nhau một chút: Chẳng lẽ ông không xao xuyến chút gì? Hà hà, cái món tiết canh, cổ hũ, khấu đuôi, và đủ các thứ thú vị khác không làm hồn ông lâng lâng cảm xúc sao? Để thoả mãn tôi, chẳng lẽ ông không tham dự vào chút đỉnh gì? Nào, hãy thành thật trả lời!

Hồn Trương Ba: Ta... ta... đã bảo mày im đi!

Xác hàng thịt: Rõ là ông không dám trả lời. Giấu ai chứ không thể giấu tôi được! Hai ta đã hoà với nhau làm một rồi!

Hồn Trương Ba: Không! Ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn...

Xác hàng thịt: Nực cười thật! Khi ông phải tồn tại nhờ tôi, chiều theo những đòi hỏi của tôi, mà còn nhận là nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn!

Hồn Trương Ba: (bịt tai lại) Ta không muốn nghe mày nữa!

Xác hàng thịt: (lắc đầu) Ông cứ việc bịt tai lại! Chẳng có cách nào chối bỏ tôi được đâu! Mà đáng lẽ ông phải cảm ơn tôi. Tôi đã cho ông sức mạnh. Ông có nhớ hôm ông tát thằng con ông toé máu mồm máu mũi không? Cơn giận của ông lại có thêm sức mạnh của tôi... Ha ha!

Hồn Trương Ba: Ta cần gì đến cái sức mạnh làm ta trở thành tàn bạo.

Xác hàng thịt: Nhưng tôi là cái hoàn cảnh mà ông buộc phải quy phục! Đâu phải lỗi tại tôi... (buồn rầu) Sao ông có vẻ khinh thường tôi thế nhỉ? Tôi cũng đáng được quý trọng chứ! Tôi là cái bình để chứa đựng linh hồn. Nhờ tôi mà ông có thể làm lụng, cuốc xới. Ông nhìn ngắm trời đất, cây cối, những người thân... Nhờ có đôi mắt của tôi, ông cảm nhận thế giới này qua những giác quan của tôi... Khi muốn hành hạ tâm hồn con người, người ta xúc phạm thể xác… Những vị lắm chữ nhiều sách như các ông là hay vin vào cớ tâm hồn là quý, khuyên con người ta sống vì phần hồn, để rồi bỏ bê cho thân xác họ mãi khổ sở, nhếch nhác... Mỗi bữa tôi đòi ăn tám, chín bát cơm, tôi thèm ăn thịt, hỏi có gì là tội lỗi nào? Lỗi là ở chỗ không có đủ tám, chín bát cơm cho tôi ăn chứ!

Hồn Trương Ba: Nhưng... Nhưng...

Xác hàng thịt: Hãy công bằng hơn, ông Trương Ba ạ! Từ nãy tới giờ chỉ có ông nặng lời với tôi, chứ tôi thì vẫn nhã nhặn với ông đấy chứ (thì thầm). Tôi rất biết cách chiều chuộng linh hồn...

Hồn Trương Ba: Chiều chuộng?

Xác hàng thịt: Chứ sao? Tôi thông cảm với những “trò chơi tâm hồn của ông”. Nghĩa là: Những lúc một mình một bóng, ông cứ việc nghĩ rằng ông có một tâm hồn bên trong cao khiết, chẳng qua vì hoàn cảnh, vì để sống mà ông phải nhân nhượng tôi. Làm xong điều xấu gì ông cứ việc đổ tội cho tôi, để ông được thanh thản. Tôi biết: Cần phải để cho tính tự ái của ông được ve vuốt. Tâm hồn là thứ lắm sĩ diện! Hà hà, miễn là... ông vẫn làm đủ mọi việc để thoả mãn những thèm khát của tôi!

Hồn Trương Ba: Lí lẽ của anh thật ti tiện!

Xác hàng thịt: Ấy đấy, ông bắt đầu gọi tôi là anh rồi đấy! Có phải lí lẽ của tôi đâu, tôi chỉ nhắc lại những điều ông vẫn tự nói với mình và với người khác đấy chứ! Đã bảo chúng ta tuy hai mà một!

Hồn Trương Ba: (như tuyệt vọng) Trời!

Xác hàng thịt: (an ủi) Ông đừng nên tự dằn vặt làm gì! Tôi đâu muốn làm khổ ông, bởi tôi cũng rất cần đến ông. Thôi, đừng cãi cọ nhau nữa! Chẳng còn cách nào khác đâu! Phải sống hoà thuận với nhau thôi! Cái hồn vía ương bướng của tôi ơi, hãy về với tôi này!

      (Hồn Trương Ba bần thần nhập lại vào xác hàng thịt. Trên sân khấu, nhân vật Trương Ba biến đi. Chỉ còn lại xác hàng thịt mang hồn Trương Ba ngồi lặng lẽ bên chõng... Vợ Trương Ba vào.)

(Trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Tôi và chúng ta, NXB Kim Đồng, 2021)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Xác định mâu thuẫn chính trong đoạn trích trên.

Câu 2. Chủ đề của đoạn trích trên là gì?

Câu 3. Xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt “thuận” trong những câu sau:

a. Phải sống hoà thuận với nhau thôi!

b. Thuyền thuận gió lao đi vun vút.

Câu 4. Phân tích một số lời thoại mà anh/chị cho rằng có tác dụng trong việc thể hiện tính cách của nhân vật Trương Ba.

Câu 5. Anh/ chị đồng tình hay phản đối với những lập luận của phần xác anh hàng thịt trong đoạn trích trên. Hãy lí giải quan điểm của bản thân bằng đoạn văn ngắn khoảng 5 – 7 dòng.

0
(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: Hãy nghe nó thúc báo oan trả cừu(1)    Có tiếng kèn đồng vang lên.    Các đào kép ra diễn một màn tuồng câm. Một ông vua và một bà hoàng hậu ra, vẻ âu yếm. Hậu ôm lấy vua, vua ôm lấy hậu. Hậu quỳ xuống làm bộ điệu thề thốt. Vua đỡ hậu dậy, ngả đầu vào cổ hậu, rồi nằm xuống trên một luỗng hoa. Thấy...
Đọc tiếp

(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: 

Hãy nghe nó thúc báo oan trả cừu(1)

    Có tiếng kèn đồng vang lên.

    Các đào kép ra diễn một màn tuồng câm. Một ông vua và một bà hoàng hậu ra, vẻ âu yếm. Hậu ôm lấy vua, vua ôm lấy hậu. Hậu quỳ xuống làm bộ điệu thề thốt. Vua đỡ hậu dậy, ngả đầu vào cổ hậu, rồi nằm xuống trên một luỗng hoa. Thấy vua ngủ say, hậu lén ra ngoài. Lập tức có một gã đàn ông bước vào, lột lấy vương miện mà hôn hít; đổ thuốc độc vào tai vua rồi đi ra. Hậu quay vào, thấy vua đã chết, làm bộ điệu than khóc thảm thiết. Tên sát nhân cùng với hai ba người nữa vào làm ra vẻ cũng khóc than với hậu và khuân xác chết ra ngoài. Tên sát nhân đưa những tặng phẩm ra và tán tỉnh hậu. Thoạt đầu hậu tỏ vẻ kháng cự từ chối, nhưng sau thì cũng ưng thuận.

    Cả bọn vào.

    Ô-PHÊ-LI-A: Thưa điện hạ, lớp tuồng câm kia ý nghĩa thế nào?

    HĂM-LÉT: Chà, chắc là âm mưu ám muội, chuyện chẳng lành đâu.

    Ô-PHÊ-LI-A: Chắc họ định giới thiệu nội dung của vở tuồng.

    Một người giáo đầu ra.

    HĂM-LÉT: Nghe anh chàng này nói, ta sẽ rõ. Các đào kép không giữ được gì bí mật đâu. Họ sẽ tiết lộ hết cả.

    Ô-PHÊ-LI-A: Điện hạ kì quá, thật kì quá. Để thiếp xem vở tuồng ra sao. [...]

    HĂM-LÉT: Tâu Lệnh bà, Lệnh bà thấy vở tuồng thế nào?

    HẬU: Mẹ nghĩ rằng vai nữ thề thốt quá nhiều.

    HĂM-LÉT: Ồ, nhưng bà ấy giữ được lời nguyền.

    VUA: Con có hiểu được ý nghĩa của vở không? Có điều gì ác ý bên trong không?

    HĂM-LÉT: Không, không, tâu Bệ hạ, họ đùa cợt đấy thôi, bỏ thuốc độc đùa đấy thôi, làm chi có điều gì ác ý trên đời này.

    VUA: Tên vở tuồng là gì nhỉ?

    HĂM-LÉT: Cái bẫy chuột. Lạy chúa, sao lại gọi thế? Đây là theo nghĩa bóng. Vở tuổng diễn lại một cảnh ám sát ở kinh thành Viên. Gông-da-gô là tên quận công, quận chúa là Báp-ti-xta. Lát nữa Bệ hạ sẽ rõ. Câu chuyện khốn nạn quá. Nhưng mà có sao đâu? Bệ hạ, cũng như chúng ta ở đây, lương tâm trong trắng, có chi mà phải động lòng. Kệ cho những kể lòng lang dạ thú run sợ, còn chúng ta thì cứ thản nhiên.

    Vai Lu-xi-a-nút ra. Đây là vai Lu-xi-a-nút, cháu vua đây.

    HĂM-LÉT: [...]. Bắt đầu đi, hỡi kẻ sát nhân, đồ khốn khiếp, hãy trút bỏ bộ mặt quỷ mà bắt đầu đi. Nào, quạ đen đang đứng kêu than, hãy nghe nó thúc báo oan trả cừu.

    LU-XI-A-NÚT: Ý nghĩ hắc ám, bàn tay rắn chắc, độc dược hiệu nghiệm và thời cơ thuận lợi, thì giờ đồng loã, vì không một ai hay ai biết! Mi, một chất hỗn hợp kì lạ lấy từ tinh cỏ dại, trong đêm khuya thanh vắng, ba lần nhiễm độc, ba lần nữa thần Hi-cát phù phép, hãy đem ma lực tự nhiên, sức mạnh tàn bạo của mi ra mà kết liễu tức thì cuộc đời cường tráng.

    Đổ thuốc độc vào tai vua đang ngủ.

    HĂM-LÉT: Nó giết vua ở trong vườn để đoạt ngôi báu đấy! Vua này tên là Gông-da-gô. Chuyện hoàn toàn có thật và đã được viết lại bằng ngôn ngữ Ý rất tinh vi. Lát nữa cô sẽ thấy tên sát nhân làm thế nào mà chiếm đoạt được tình yêu của vợ Gông-da-gô.

    Ô-PHÊ-LI-A: Chúa thượng đứng dậy kìa.

    HĂM-LÉT: Sao! Mới bắn đạn giả mà đã sợ à?

    HẬU: Kìa, Bệ hạ làm sao vậy?

    PÔ-LÔ-NI-ÚT: Thôi! Ngừng diễn!

    VUA: Đuốc đâu, đem đây ngay, đi thôi!

    TẤT CẢ: Đuốc đâu! Đuốc đâu! Đuốc đâu!

    Tất cả vào trừ Hăm-lét và Hô-ra-xi-ô.

    HĂM-LÉT (hát): Hừ, cứ để hươu con tử nạn

    Tiếng đau thương phải rống kêu lên;

    Để cho cái chú nai vàng

    Ngây thơ đồng cỏ thênh thang giỡn đùa.

    Kẻ đang thức, kẻ thì mê ngủ,

    Ấy sự đời cứ thế mà trôi.

    Này bạn ơi, hát như thế mà lại thêm cái mũ lông sù sụ trên đầu, giày hài có đính thêm hai bông hồng xứ Prô-văng-xơ thì, nếu chẳng may số mệnh trở trêu, ta lầm vận bĩ(2), liệu có thể theo nghề đào kép được không nhỉ? [...] Ồ, Hô-ra-xi-ô thân mên. Lời nói của hồn ma thật đáng ngàn vàng nhé. Bạn có thấy không?

    HÔ-RA-XI-Ô: Thật rõ quá, thưa Điện hạ.

    HĂM-LÉT: Đúng vào lúc bỏ thuốc độc.

    HÔ-RA-XI-Ô: Tôi nhận thấy rõ ràng lúc đó mặt y biến sắc.

    HĂM-LÉT: A ha! Nào, cử nhạc nào! Nào! Các bạn nhạc công! Vì nếu đức vua ngài không thích tuồng hài thì chỉ vì tuồng hài không làm ngài thích đấy thôi. Nào! Cử nhạc nào!

    [...] Pô-lô-ni-út ra.

    PÔ-LÔ-LI-ÚT: Thưa Điện hạ, Hoàng hậu muốn nói chuyện với người ngay bây giờ. [...]

    HĂM-LÉT: "Ngay bây giờ", nói thì dễ quá. Các bạn ơi, xin lui ra đi cho.

    Tất cả vào trừ Hăm-lét.

    Giờ đây đúng là lúc đêm khuya thanh vắng, giờ của ma thiêng, quỷ dữ, những nấm mồ hé mở và địa ngục tỏa tà khí ra khắp thế gian này. Giờ đây ta có thể uống máu nóng và làm những việc khủng khiếp, những việc mà ánh sáng ban ngày phải run lên, kinh sợ khi nhìn thấy. Hãy bình tĩnh lại! Bây giờ ta phải đến gặp mẹ ta. Ôi tim ta hỡi! Đừng để bản chất nhân ái của mi, đừng để linh hồn của Nê-rông(3) thâm nhập vào lồng ngực cứng rắn này. Ác thì được, nhưng quyết không được bất nghĩa bất nhân. Ta sẽ nói với mẹ ta những lời như kim châm dao cắt, nhưng dao thật ta nhất định không dùng. Trong cuộc gặp gỡ này, miệng lưỡi và tâm hồn ta phải hư ngụy(4). Những lời nói của ta sẽ làm cho mẹ ta phải tủi hổ, đau đớn, nhưng ra tay hành động thì nhất định tâm hồn ta không bao giờ cho phép.

(Trích Hăm-lét, William Shakespeare tuyển tập tác phẩm)

* Chú thích: 

(1) Cừu: Mối thù. 

(2) Vận bĩ: Hoàn cảnh rủi ro.

(3) Nê-rông: Vua La Mã, nổi tiếng là độc ác, tàn bạo đã giết mẹ là A-gri-pi-na.

(4) Hư ngụy: Giả tạo. 

* Tác giả, tác phẩm: 

    Hăm-lét là vở bi kịch năm hồi của Sếch-xpia, được viết vào khoảng năm 1601, cốt truyện phỏng theo một truyện dân gian Đan Mạch. Nội dung vở kịch như sau: Được tin vua cha đột ngột băng hà, thái tử Hăm-lét đang học ở Đức vội về Đan Mạch chịu tang. Chú ruột của chàng là Clô-đi-út đã lên ngôi vua và lấy mẹ chàng. Hồn ma của vua cha hiện về báo cho chàng biết tội ác của Clô-đi-út và hoàng hậu. Chàng giả điên để tìm kiếm sự thật và đánh lạc hướng kẻ thù. Chàng cũng trả lại kỉ vật cho Ô-phê-li-a. Nhân việc gánh hát được vời vào cung điện biểu diễn cho Hăm-lét nguôi ngoai, chàng đã yêu cầu họ diễn một vở kịch có cảnh mưu sát giống như tình tiết Clô-đi-út và hoàng hậu đã làm với cha mình, nhờ đó, Hăm-lét đã phát hiện được sự thật. Chàng định hạ sát Clô-đi-út nhưng lúc đó hắn đang cầu nguyện. Hăm-lét vào phòng hoàng hậu để nói "những lời như kim châm dao cắt", thấy có người nấp sau rèm, tưởng là Clô-đi-út, chàng rút gươm đâm. Không ngờ đó là Pô-lô-ni-út, cha của Ô-phê-li-a. Hăm-lét bị Clô-đi-út cho sang nước Anh với mật thư nhờ vua Anh giết chàng. Giữa đường, chàng phát hiện ra nội dung bức thư và lén thay bằng nội dung nhờ nhà vua trừng phạt hai kẻ đưa thư, còn mình thì trở về Đan Mạch. Ô-phê-li-a đau khổ đến phát điên và bị chết đuối. Clô-đi-út lợi dụng kích động hận thù của La-ớc-tơ, con trai Pô-lô-ni-út, khiến La-ớc-tơ thách Hăm-lét đấu kiếm. Trong cuộc đấu, La-ớc-tơ đâm Hăm-lét bị thương, liền sau đó, họ hăng máu xông lên, cướp đổi lưỡi gươm của nhau, Hăm-lét cũng đâm La-ớc-tơ bị thương bằng mũi gươm của La-ớc-tơ vốn được tẩm thuốc độc từ trước, còn hoàng hậu thì uống nhầm li rượu độc mà Clô-đi-út định dành cho Hăm-lét. Trước khi chết, La-ớc-tơ đã vạch tội Clô-đi-út. Mọi âm mưu tội ác bị phơi bày. Clô-đi-út đã phải nhận lưỡi gươm từ Hăm-lét cho tội ác của y.

    Đoạn trích trên là một phần của cảnh II, hồi 3 của vở kịch. 

Câu 1. Sự việc trong văn bản trên là gì?

Câu 2. Chỉ ra một chỉ dẫn sân khấu trong văn bản.

Câu 3. Mâu thuẫn, xung đột kịch trong văn bản này là gì? 

Câu 4. Lời thoại: "Giờ đây ta có thể uống máu nóng và làm những việc khủng khiếp, những việc mà ánh sáng ban ngày phải run lên, kinh sợ khi nhìn thấy." cho thấy nội tâm của Hăm-lét như thế nào?

Câu 5. Nội dung của văn bản này gợi cho em những suy nghĩ gì?

0
Câu 1 (2.0 điểm). Sống xanh ngày nay không chỉ là một lối sống mà dần trở thành yêu cầu của xã hội. Trong tác phẩm “Sống Xanh”, tác giả Jen Chillingsworth đã nhấn mạnh sự liên kết mật thiết giữa con người và môi trường tự nhiên: “Ăn sạch - Uống lành - Sống bền vững”. Anh/ chị hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) về những giải pháp hướng con người đến lựa chọn...
Đọc tiếp

Câu 1 (2.0 điểm). Sống xanh ngày nay không chỉ là một lối sống mà dần trở thành yêu cầu của xã hội. Trong tác phẩm “Sống Xanh”, tác giả Jen Chillingsworth đã nhấn mạnh sự liên kết mật thiết giữa con người và môi trường tự nhiên: “Ăn sạch - Uống lành - Sống bền vững”. Anh/ chị hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) về những giải pháp hướng con người đến lựa chọn lối sống xanh nhằm bảo vệ tương lai của bản thân và hành tinh mà chúng ta đang sống.

Câu 2 (4.0 điểm). Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích truyện ngắn sau:

BÀ LÁI ĐÒ

    Chúng tôi tới một bờ sông và phải qua con sông khá rộng ấy. Chà, chúng tôi thở phào một hơi khoan khoái: Chúng tôi sẽ được nghỉ ngơi trên thuyền. Một người đàn bà ngoại bốn mươi, ngồi cạnh một thằng bé chừng tám chín tuổi, hướng mặt ra sông, đang vót tre bằng con dao nhọn.

    Thấy tiếng động, người ấy quay nhìn chúng tôi và có ý hớt hải, thu xếp các thứ rồi một tay cầm dao, một tay dắt con, nhảy xuống thuyền. Bà ta lay nhổ vội vàng cái sào cắm chặt vào bùn, rồi đẩy mạnh chiếc thuyền nan.

    Con thuyền chổng mũi lên trời, vỗ sóng đành đạch, nhảy chồm ra xa. Nhưng không hiểu sao tự nhiên nó quay lại ghé vào bờ.

    Đồng chí Việt Nam muốn chừng hiểu ý, nói:

    - Bà cho chúng tôi sang sông với chứ. Sáu người chở không nặng lắm đâu.

    - Vâng, cháu ghé vào chỗ khô để các ông khỏi lấm giầy.

    Chúng tôi xuống thuyền, ngồi thăng bằng thì thuyền quay mũi. Chúng tôi duỗi chân cho đỡ mỏi, rồi lấy thuốc lá ra hút. Chúng tôi nói chuyện với nhau về các khúc sông bên châu Âu. Gió hiu hiu lướt trên da chúng tôi mát rượi. Sóng phản ánh vàng, mặt nước chói như gương. Quá nửa bên này, yên lặng, thuyền tới chỗ chảy xiết.

    Chúng tôi phải vịn vào nhau để ngồi cho vững. Bỗng tự nhiên con thuyền chòng chành, đảo lộn đi, hắt thằng bé con xuống nước. Đồng thời chúng tôi nghe tiếng bùng bục: người đàn bà tay cầm con dao nhọn đang xỉa đâm nát cả phía lái.

    Nước ùa vào và trong khoảnh khắc, cả chúng tôi băng ra giữa dòng. Trước thế nguy, chúng tôi giữ bình tĩnh.

    - Anh em! Phải cứu lấy đàn bà và trẻ con!

    Lệnh đưa ra, chúng tôi hết sức.

    Chúng tôi chống nhau với sóng, với xoáy, để đuổi kịp những cái đầu lúc nhô lên, lúc thụt xuống, theo đà nước đỏ ngầu.

    Anh Bảo - tên Việt Nam của đồng chí Đức - đã nhanh tay ôm được thằng bé và cõng nó vào bờ.

    Còn chúng tôi đuổi theo người mẹ. Nhưng hễ nắm được cánh tay, thì người đàn bà quái gở ấy lại giãy giụa, hình như muốn chạy trốn.

    Nhưng không thể. Chúng tôi phải cứu. Và sau hết, bà ta cũng được dìu vào bờ. Chúng tôi đặt hai mẹ con nằm trên cỏ, xúm lại chữa. Cả hai người đã nôn ra được nhiều nước và đã thở được đều.

    Chừng nửa giờ sau, bà lái đò mới mở đôi mắt mệt nhọc nhìn chúng tôi, thở dài, nhắm mắt lại. Biết rằng bà ta đã tỉnh, đồng chí Việt Nam hỏi:

    - Tại làm sao bà nỡ xử với chúng tôi như thế?

    - Họ là người Pháp, chúng tôi không chở cho giặc!

    Chúng tôi kinh ngạc nhìn nhau. Đồng chí Việt Nam mỉm cười:

    - Các đồng chí này không phải là người Pháp mà người châu Âu, giúp Chính phủ ta đánh Pháp đấy bà!

    Bà lái đò uể oải nhìn chúng tôi một lượt, rồi không hiểu bà ta có tin hay không, lại thấy bà ta nhắm mắt như trước.

    - Thế nếu các đồng chí này là người Pháp, sao bà còn để xuống thuyền?

    - Tôi cũng tính chạy, nhưng sau sực nghĩ ra là các ông có súng, không để các ông xuống cũng chết. Đằng nào cũng chết, thà tôi chết mà giết được tất cả có hơn không?

    Chúng tôi kinh ngạc nhìn nhau. Đồng chí Việt Nam lắc đầu hồi hỏi:

    - Nhà bà ở đâu?

    - Tôi không có nhà, chỉ có chiếc thuyền ấy.

    - Thế gia đình bà có những ai? Chúng tôi muốn vào thăm.

    - Tôi goá, chỉ có một thằng bé.

    Bà thở mắt ra nhìn con, rồi quờ tay sờ trán và ngực nó.

(Tuyển tập Nguyễn Công Hoan, Sách điện tử ebook.com)

* Chú thích: Nguyễn Công Hoan (1903 - 1977) sinh ra trong một gia đình quan lại xuất thân Nho học thất thế ở Hưng Yên. Ông là một nhà văn tiêu biểu của văn học hiện thực Việt Nam. Trong sự nghiệp sáng tác, ông đã để lại hơn 200 truyện ngắn, gần 30 truyện dài và nhiều tiểu luận văn học. Năm 1996, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

0