

Nguyễn Ngọc Dương
Giới thiệu về bản thân



































Câu 1
Bài thơ "Tự miễn" của Hồ Chí Minh thể hiện tinh thần tự nhắc nhở, răn dạy bản thân trước những khó khăn, thử thách. Ngay từ nhan đề “Tự miễn” (tự răn mình), tác giả đã khẳng định thái độ sống chủ động, không bị hoàn cảnh khuất phục. Nội dung bài thơ thể hiện ý chí kiên cường, phong thái ung dung của một chiến sĩ cách mạng khi đối diện với gian khổ. Bác nhấn mạnh tinh thần lạc quan, coi thường gian lao, giữ vững phẩm chất kiên trung. Thơ Hồ Chí Minh thường mang phong vị Đường thi, cô đọng nhưng hàm súc, và "Tự miễn" cũng không ngoại lệ. Với ngôn ngữ giản dị nhưng sâu sắc, bài thơ không chỉ là lời tự nhắc nhở mà còn là bài học về bản lĩnh, tinh thần thép dành cho thế hệ sau. Qua đó, người đọc cảm nhận được một Hồ Chí Minh không chỉ vĩ đại trong sự nghiệp cách mạng mà còn lớn lao ở tinh thần tự rèn luyện, luôn giữ vững niềm tin và ý chí trong mọi hoàn cảnh.
Câu 2:
Cuộc sống không bao giờ là một con đường bằng phẳng. Mỗi người đều phải đối mặt với những thử thách, dù lớn hay nhỏ. Có những lúc chúng ta cảm thấy mệt mỏi, chán nản, thậm chí muốn bỏ cuộc. Nhưng nếu nhìn lại, chính những thử thách đó đã giúp ta trưởng thành, mạnh mẽ hơn và biết trân trọng những gì mình đạt được.
Trước hết, thử thách giúp ta rèn luyện ý chí và bản lĩnh. Nếu mọi thứ trong cuộc sống đều dễ dàng, con người sẽ trở nên yếu đuối và thụ động. Chỉ khi vượt qua khó khăn, ta mới biết mình thực sự có khả năng đến đâu. Những người thành công không phải vì họ không gặp khó khăn, mà vì họ không bỏ cuộc. Nhìn vào những doanh nhân, nhà khoa học hay nghệ sĩ vĩ đại, ta thấy họ đều từng thất bại, nhưng chính những thất bại đó lại là động lực giúp họ tiến lên.
Bên cạnh đó, thử thách còn giúp ta biết trân trọng thành công. Khi đã từng trải qua gian khổ, ta sẽ hiểu giá trị của những điều mình đạt được. Một học sinh sau nhiều tháng ôn tập vất vả sẽ cảm thấy vui sướng khi nhận được kết quả tốt. Một người lao động sau nhiều năm cố gắng sẽ càng tự hào khi gặt hái được thành quả. Nếu cuộc sống chỉ toàn điều dễ dàng, có lẽ con người sẽ không cảm thấy hạnh phúc thực sự.
Không chỉ vậy, thử thách còn là cơ hội để ta khám phá khả năng của bản thân. Nhiều khi, ta nghĩ mình không thể làm được điều gì đó, nhưng khi bị đẩy vào tình huống bắt buộc, ta lại tìm ra cách để vượt qua. Những vận động viên không biết giới hạn của mình ở đâu cho đến khi họ thử sức với những thử thách khó khăn hơn. Những người thành công cũng từng có lúc nghi ngờ chính mình, nhưng nhờ dám đối mặt với thử thách, họ đã khám phá ra những khả năng mà trước đó chưa từng nghĩ đến.
Chủ tịch Hồ Chí Minh – Trong hành trình tìm đường cứu nước, Người đã phải trải qua muôn vàn gian khổ, từ những ngày bôn ba khắp thế giới đến những lần bị bắt giam. Nhưng chính những thử thách ấy càng hun đúc ý chí kiên cường, giúp Người tìm ra con đường giải phóng dân tộc.
Trước hết, cần ca ngợi những người luôn sẵn sàng đối diện với thử thách. Họ là những con người bản lĩnh, không ngại gian khó, dám dấn thân để chinh phục mục tiêu.Trái lại, những người sợ hãi thử thách, không dám bước ra khỏi vùng an toàn lại tự làm chậm bước tiến của mình. Họ có thể có tài năng, có cơ hội, nhưng vì thiếu ý chí nên không thể đạt được thành công. Những người này thường tìm cách đổ lỗi cho hoàn cảnh, than vãn về số phận thay vì nỗ lực thay đổi bản thân. Sự lười biếng, chấp nhận an phận khiến họ mãi dậm chân tại chỗ. Thậm chí, có những người khi gặp khó khăn liền buông xuôi, chọn cách bỏ cuộc thay vì đối diện với thử thách. Họ không chỉ đánh mất cơ hội của chính mình mà còn trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Cuộc sống không dành cho những người yếu đuối và ngại khó. Thành công không đến một cách dễ dàng, mà là kết quả của sự kiên trì, nỗ lực và ý chí mạnh mẽ. Vì vậy, thay vì sợ hãi, chúng ta cần học cách chấp nhận thử thách, xem đó là cơ hội để hoàn thiện bản thân. Bởi lẽ, một con diều chỉ có thể bay cao khi đối mặt với gió ngược, và con người chỉ có thể vươn xa khi dám bước qua khó khăn.
Câu 1 Phương thức biểu đạt. chính: Tự sự.
Câu 2 Viết theo thể thơ 7 chữ.
Dấu hiệu nhận biết 1 câu 7 chữ.
Câu 3
-Biện pháp tu từ : đối "hữu đông";"vô xuân"
-Tác dụng:
+Nhấn mạnh sự đối lập nhau của hai mùa đông lạnh lẽo, mùa xuân ấm áp.
+Làm cho câu thơ thêm sức gợi hình, gợi cảm, sinh động và hấp dẫn.
+Qua đó có thể thấy được cảnh sắc của mùa đông và mùa xuân trái ngược nhau. Cho ta thấy được chất nghệ thuật của Người và sự hòa hợp độc đáo.
Câu 4:
Tai ương trong bài thơ trên đối với Bác là thử thách. Để rèn luyện tinh thấn vượt qua khó khăn mà vẫn háo hức, hăng hái.
Câu 5:
Qua bài thơ trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh em rút bài học về việc rèn luyện tinh thần, ý chí để đối mặt với khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Phải Đối mặt với khó khăn thì mới có thể dẫn đến được thời huy hoàng của cuộc sống.