

Diệp Thanh Thảo
Giới thiệu về bản thân



































Câu 1:phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ: biểu cảm
Câu 2:Bài thơ được viết theo thể thơ :tứ tuyệt đường luật
Câu 3:Đoạn thơ trên sử dụng biện pháp tu từ đối lập giữa hai hình ảnh "đông hàn tiều tụy" và "xuân noãn đích huy hoàng".
Tác dụng:
+ nội dung:Nhấn mạnh sự đối lập giữa khó khăn và thành công, giữa thử thách và vinh quang.Khẳng định quy luật tất yếu của cuộc sống: sau những khó khăn, thử thách sẽ là những thành quả tốt đẹp.
+Nghệ thuật:Giúp cho câu thơ trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.
Câu 4: Tai ương vốn là những điều tiêu cực, song trong bài thơ này, đối với nhân vật trữ tình, tai ương có ý nghĩa:Trong bài thơ, đối với nhân vật trữ tình, tai ương có ý nghĩa là sự rèn luyện. Những khó khăn, thử thách giúp con người trở nên mạnh mẽ, kiên cường và hăng hái hơn.
Câu 5: Bài học ý nghĩa nhất em rút ra từ bài thơ là: không được nản lòng trước những khó khăn, thử thách.Thay vào đó, cần giữ vững niềm tin và nỗ lực để vượt qua nghịch cảnh, thành công thường đến sau những gian khổ do đó, cần biết trân trọng những khó khăn và coi chúng là cơ hội để rèn luyện bản thân.
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản:nghị luận
Câu 2:
Nội dung của văn bản trên là: Văn bản đề cập đến sự vô tâm của con người gây ra những tổn thương cho thiên nhiên và những người xung quanh ,văn bản cũng nhấn mạnh sự bao dung, vị tha của thiên nhiên và những mối quan hệ trong cuộc sống.
Câu 3: Biện pháp tu từ trong đoạn (7) là: điệp cấu trúc "Những dòng sông quen chảy xuôi.","Những hồ đầm quen nín lặng.","Những nẻo đường quen nhẫn nhịn.","Những góc vườn quen che giấu.","Những thảm rêu vốn không biết dỗi hờn.","Những đoá hoa không bao giờ chì chiết.","Những giấc mơ chỉ một mực bao dung.","Những yêu thương không bao giờ trả đũa…"
Phân tích:
+Tác dụng nội dung:tạo nên sự liên kết chặt chẽ giữa các câu văn, góp phần thể hiện chủ đề chung của đoạn văn: sự bao dung, độ lượng và nhẫn nhịn của thiên nhiên và những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
+Tác dụng nghệ thuật:Việc lặp lại cấu trúc này tạo ra một âm hưởng nhịp nhàng, nhấn mạnh vào sự quen thuộc, vốn có của những sự vật, hiện tượng được nhắc đến,làm nổi bật sự vật hiện tượng được nhắc đến, làm tăng tính biểu cảm cho câu văn.
Câu 4: Trong câu văn "Và ta cứ yên chí đi qua thế giới này với bước chân quen xéo lên cỏ hoa. Thỉnh thoảng bàn chân nên bị gai đâm, để ta được giật mình: tổn thương là rỉ máu.", tác giả nói "Thỉnh thoảng bàn chân nên bị gai đâm" vì: tác giả muốn nhắc nhở chúng ta rằng, trong cuộc sống, đôi khi cần phải trải qua những "gai đâm" để nhận ra giá trị của sự yêu thương, đồng cảm và tránh gây tổn thương cho người khác.
Câu 5:Bài học ý nghĩa nhất em rút ra từ văn bản là :sống tử tế, biết yêu thương và quan tâm đến những người xung quanh,sống hòa hợp với thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống của chính mình.Trân trọng và nâng niu những điều nhỏ bé trong cuộc sống.
Câu 1:
Trong bài thơ "Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa" của Lưu Quang Vũ, hình tượng mưa mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc, thể hiện nỗi lo âu, sự bất an, nhưng đồng thời cũng chất chứa tình yêu thương và sự gắn bó của con người với cuộc sống và những người thân yêu. Mưa trong bài thơ không chỉ là hiện tượng tự nhiên mà còn là hình ảnh ẩn dụ cho những khó khăn, trắc trở của cuộc đời. Câu thơ "Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa" bộc lộ nỗi sợ hãi rất con người: sợ những điều không lường trước được, những thử thách có thể làm tổn thương đến những người mà nhà thơ yêu thương. Hình ảnh mưa cũng gợi lên sự mỏng manh, yếu đuối của con người trước những biến cố cuộc đời, nhưng đồng thời khơi dậy sự che chở, mong mỏi giữ gìn hạnh phúc bình dị. Qua đó, Lưu Quang Vũ không chỉ thể hiện tình yêu sâu sắc của một người đàn ông dành cho gia đình, mà còn nhắn gửi triết lý sống: hãy biết trân trọng hiện tại, giữ gìn những điều quý giá, bởi cuộc đời luôn có thể thay đổi bất ngờ như cơn mưa bất chợt. Hình tượng mưa vì thế trở thành điểm nhấn giàu cảm xúc, tạo chiều sâu cho bài thơ.
Câu 2:
Trong cuộc sống, đôi khi con người mải mê chạy theo những mục tiêu, những ước mơ xa vời mà quên đi ý nghĩa thật sự của cuộc đời. Howard Thurman từng nói: Howard Thurman từng nói: “Hãy tự hỏi xem điều gì sẽ khiến bạn tỉnh thức, và thực hiện điều đó. Bởi cái thế giới cần là những con người đã thức tỉnh.” Lời khuyên ấy không chỉ là một sự nhắc nhở mà còn là lời kêu gọi con người hãy sống ý nghĩa hơn.
Tỉnh thức, trước hết, là trạng thái mà con người nhận ra giá trị của cuộc sống và ý thức được điều gì thực sự quan trọng với mình. Đó không chỉ là nhận thức về những việc cần làm mà còn là sự tỉnh táo để thoát khỏi những mê muội, ảo tưởng và những điều phù phiếm. Tuy nhiên, sự tỉnh thức thường không đến một cách tự nhiên. Nó đòi hỏi những khoảnh khắc sâu sắc, những biến cố hoặc trải nghiệm đặc biệt. Đôi khi, một nụ cười của cha mẹ, một lời động viên, hay thậm chí một lần đối mặt với thất bại cũng có thể là tiếng chuông đánh thức tâm hồn.Những điều làm con người tỉnh thức có thể xuất phát từ chính những khó khăn trong cuộc sống. Ví dụ, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, dù bị liệt cả hai tay từ nhỏ, đã không gục ngã trước nghịch cảnh. Thầy tập viết bằng chân, học hành xuất sắc và sau này trở thành một nhà giáo ưu tú. Câu chuyện của thầy là minh chứng rõ ràng rằng sự tỉnh thức giúp con người vượt qua giới hạn của bản thân, sống với nghị lực và ý chí phi thường.Tỉnh thức còn đến từ lòng trắc ẩn và sự cảm thông. Trần Đặng Đăng Khoa, chàng trai thực hiện hành trình vòng quanh thế giới bằng xe máy, đã kể lại nhiều câu chuyện cảm động về sự tử tế mà anh gặp trên đường. Những trải nghiệm đó không chỉ làm anh tỉnh thức về lòng nhân ái mà còn truyền cảm hứng cho nhiều người sống với niềm tin vào điều tốt đẹp. Một ví dụ khác là bác sĩ Đặng Thùy Trâm, người đã viết cuốn nhật ký giữa chiến tranh đầy hiểm nguy. Sự tỉnh thức trước đau thương và mất mát đã thôi thúc bác sĩ sống trọn vẹn từng khoảnh khắc, làm hết sức mình để cống hiến cho Tổ quốc.Hoặc trong đại dịch COVID-19 trong những ngày tháng khó khăn vì đại dịch, nhiều người nhận ra giá trị của sức khỏe, tình yêu thương và sự sẻ chia. Những hành động như hỗ trợ lương thực, y tế hay sự hy sinh của đội ngũ y bác sĩ là minh chứng rõ ràng cho sự tỉnh thức về trách nhiệm với cộng đồng.Tuy nhiên, tỉnh thức không phải là trạng thái dễ dàng đạt được . Trong xã hội đầy cám dỗ của vật chất và danh vọng, con người dễ bị cuốn vào những điều phù phiếm, quên đi giá trị thật sự của cuộc sống. Chính vì vậy, việc sống tỉnh thức đòi hỏi mỗi người phải học cách lắng nghe bản thân, dừng lại để suy ngẫm, trân trọng những điều bình dị nhưng ý nghĩa. Đó có thể là khoảnh khắc quây quần bên gia đình, cảm nhận hơi thở của thiên nhiên, hay đơn giản là nhận ra rằng mỗi ngày ta được sống đã là một món quà.
Như lời Howard Thurman đã nói, điều thế giới cần là những con người tỉnh thức. Khi tỉnh thức, ta không chỉ sống ý nghĩa hơn mà còn lan tỏa giá trị tích cực đến những người xung quanh. Đừng đợi đến khi thời gian không còn hoặc cơ hội trôi qua mới nhận ra điều gì là quan trọng. Hãy tìm ra điều khiến bạn thức tỉnh và sống hết mình vì nó. Sự tỉnh thức chính là chìa khóa để mỗi người tạo dựng một cuộc đời đáng sống và góp phần làm cho thế giới tốt đẹp hơn.
Câu1:Thể thơ của bài thơ trên là: thể thơ tự do.
Câu2:Cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện trong bài thơ trên là: thể hiện nỗi lo lắng, sợ hãi trước sự thay đổi, trước những điều không chắc chắn trong tương lai. Cảm xúc ấy được biểu hiện qua nỗi sợ hãi trước cơn mưa, qua hình ảnh vườn cây tàn tạ, áo em ướt, và câu hỏi đầy lo âu về ngày mai.
Câu3:Phân tích ý nghĩa của biện pháp tu từ được sử dụng trong các đoạn thơ trên:Biện pháp nhân hóa "mưa cướp đi ánh sáng của ngày" đã làm cho hình ảnh cơn mưa trở nên sinh động, có hồn. Cơn mưa không chỉ là một hiện tượng tự nhiên mà còn như một kẻ thù, một thế lực mạnh mẽ cướp đi điềm tĩnh, niềm vui và hy vọng của con người. Qua đó, nhà thơ muốn nhấn mạnh sự tàn phá của thời gian, của những biến cố cuộc sống đối với hạnh phúc con người.
Câu 4:Khi đối diện với một tương lai tràn ngập những điều chưa biết,con người cần có cách cư xử:
Chuẩn bị tinh thần: Luôn chuẩn bị tinh thần để đối mặt với những tình huống bất ngờ.
Chấp nhận sự thay đổi: Thay vì cố gắng chống lại sự thay đổi, hãy học cách chấp nhận nó như một phần tất yếu của cuộc sống. Sự thay đổi có thể mang đến những cơ hội mới và những trải nghiệm thú vị.
Câu 1: Ngôi kể trong văn bản trên là : ngôi thứ 3
Câu 2: Điểm nhìn trong đoạn trích là: điểm nhìn bên trong. Tác dụng của điểm nhìn là: Làm sáng tỏ những suy nghĩ, bộc lộ thế giới nội tâm của nhân vật trong đoạn trích.
Câu 3:Nước mắt của Thứ ứa ra khi ăn cơm là: Vì nghĩ tới cảnh cả nhà khổ cực, không đủ ăn từng bữa ăn , thiếu ăn thiếu mặc nên khi nhớ hình ảnh đó Thứ cảm thấy rất thương gia đình mình .
Câu4:Thông qua nhân vật ông giáo Thứ Nam Cao muốn phản ánh:phản ánh sự đói khổ và khó khăn cơ cực của con người trong xã hội phong kiến qua đó cho chúng ta thấy được cuộc sống cơ cực của con người lúc bấy giời