Huỳnh Thị Thắm

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Huỳnh Thị Thắm
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 1

Bài thơ "Tự miễn" là lời tự nhủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh khó khăn nơi lao tù. Trong bốn câu thơ, Bác dùng hình ảnh thiên nhiên (cánh đồng tàn, ngày xuân huy hoàng) để thể hiện một quy luật cuộc sống: nếu không có gian khổ, sẽ không có vinh quang. Bác tự nhủ phải giữ vững tinh thần, lấy tai ương làm cơ hội rèn luyện bản thân. Từ đó, người đọc thấy được tầm vóc tinh thần lớn lao của một con người biết vượt lên nghịch cảnh, dùng ý chí và nghị lực để vững vàng trên con đường cách mạng. Bài thơ không chỉ phản ánh thái độ sống tích cực của Bác mà còn truyền cảm hứng cho thế hệ mai sau: hãy kiên cường trong gian khổ, vì đó là bước đệm để vươn tới thành công.

Câu 2

Cuộc sống không bao giờ là con đường bằng phẳng. Mỗi con người, dù là ai, ở bất kỳ nơi đâu, cũng đều phải đối mặt với những thử thách, khó khăn trong hành trình trưởng thành. Tuy nhiên, chính những thử thách ấy lại mang đến những giá trị quý báu, góp phần làm nên thành công và hình thành bản lĩnh sống cho mỗi người. Thử thách là những trở ngại, những tình huống khó khăn buộc con người phải nỗ lực để vượt qua. Đó có thể là thất bại trong học tập, áp lực trong công việc, hay những biến cố trong cuộc sống. Nhưng thay vì lùi bước, người mạnh mẽ sẽ xem thử thách là cơ hội để rèn luyện ý chí, trưởng thành hơn từng ngày. Giống như mùa đông giá rét là tiền đề cho mùa xuân nở rộ, những gian truân hôm nay có thể là nền tảng cho sự huy hoàng ngày mai. Thử thách giúp con người nhận ra giới hạn của bản thân để từ đó nỗ lực vươn lên. Khi đối mặt với khó khăn, ta học được cách kiên trì, nhẫn nại, học được cách giải quyết vấn đề và rút ra bài học quý báu cho mình. Chính trong gian khổ, ta mới hiểu được giá trị của thành công, trân trọng những gì mình đạt được và biết yêu thương, cảm thông với người khác hơn, lịch sử và thực tế cuộc sống có rất nhiều tấm gương vượt khó vươn lên. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng trải qua bao năm tháng tù đày, thiếu thốn, nhưng Người vẫn giữ vững tinh thần lạc quan, biến gian khổ thành động lực cách mạng. Là minh chứng cho việc: Thử thách không thể ngăn cản con người nếu ta có ý chí và lòng quyết tâm. Tuy nhiên không phải ai cũng dễ dàng vượt qua thử thách. Có người gục ngã, bỏ cuộc khi đối mặt với khó khăn. Nhưng chính thất bại đó cũng là một phần của thử thách, giúp ta học cách đứng dậy sau vấp ngã. Điều quan trọng là không bao giờ đánh mất niềm tin vào chính mình. Cuối cùng thì thử thách không phải là kẻ thù, mà là người thầy nghiêm khắc giúp ta trưởng thành. Chỉ khi vượt qua được thử thách, con người mới cảm nhận trọn vẹn ý nghĩa của cuộc sống. Vậy nên, thay vì sợ hãi, hãy dũng cảm đón nhận và bước tiếp với niềm tin vào ngày mai tươi sáng hơn.

Câu 1

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ trên là : biểu cảm

Câu 2

Bài thơ được viết theo thể thơ: Thất ngôn bát cú đường luật.

Câu 3

- Biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên là : ẩn dụ

- Tác giả dùng hình ảnh đông tàn - xuân đến như ẩn dụ cho sự gian khổ - thành công, thể hiện quy luật tự nhiên và quy luật cuộc sống: có gian nan mới tôi luyện nên thành công.

Câu 4

Tai ương trong bài thơ không mang nghĩa tiêu cực như thường thấy, mà là thử thách giúp tôi luyện tinh thần. Đối với nhân vật trữ tình, tai ương là cơ hội để rèn luyện bản lĩnh, ý chí kiên cường, nhờ đó mà vững vàng hơn trong cuộc sống.

Câu 5

Bài học ý nghĩa mà em rút ra : Trong cuộc sống, ai cũng sẽ gặp những khó khăn, thử thách. Nhưng nếu biết vượt qua và kiên cường đối mặt, con người sẽ trưởng thành hơn, mạnh mẽ hơn và có thể vươn tới những thành công rực rỡ trên con đường phía trước.


Câu 1

                       Bài làm

Yêu thương vạn vật là một trong những giá trị cốt lõi giúp cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Con người không chỉ cần yêu thương đồng loại mà còn cần trân trọng thiên nhiên, động vật và những gì xung quanh mình. Khi biết yêu thương, chúng ta sẽ có trách nhiệm hơn với môi trường, không phá hoại cây xanh, không săn bắn động vật hoang dã một cách bừa bãi. Bên cạnh đó, lòng yêu thương giúp con người biết trân quý những điều nhỏ bé trong cuộc sống, từ một bông hoa nở rộ đến một chú chim hót vang trên cành. Ngược lại, nếu con người vô tâm, tàn phá thiên nhiên, hậu quả sẽ rất nghiêm trọng: thiên tai, biến đổi khí hậu, mất cân bằng sinh thái. Yêu thương vạn vật không chỉ là một đức tính tốt mà còn là trách nhiệm để bảo vệ môi trường sống cho thế hệ mai sau. Vì thế, mỗi người hãy sống chan hòa, yêu thương, và bảo vệ thế giới xung quanh để cuộc sống thêm ý nghĩa và bền vững.

Câu 2

Đoạn thơ trong bài Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm đã khắc họa rõ nét sự thay đổi đau thương của quê hương khi chiến tranh ập đến.

Trước chiến tranh, quê hương hiện lên thật bình yên, trù phú với “lúa nếp thơm nồng”, với những bức tranh Đông Hồ rực rỡ sắc màu. Những hình ảnh này gợi lên vẻ đẹp truyền thống, giàu bản sắc của một miền quê Bắc Bộ, nơi con người gắn bó với thiên nhiên, với đồng ruộng, với những giá trị văn hóa lâu đời. Cuộc sống yên bình ấy không chỉ là niềm tự hào mà còn là hạnh phúc giản dị của biết bao thế hệ. Thế nhưng, từ khi chiến tranh xảy ra, quê hương đã trở thành một bức tranh đau thương, tang tóc. Hình ảnh “giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn” cho thấy sự tàn phá dữ dội của chiến tranh. Những cánh đồng trù phú nay chỉ còn “ruộng ta khô”, những ngôi nhà từng ấm áp nay chỉ còn “nhà ta cháy”. Không chỉ con người đau khổ mà ngay cả những con vật cũng hoảng loạn: “Chó ngộ một đàn”. Những câu thơ ngắn, nhịp nhanh, hình ảnh chân thực đã lột tả được sự mất mát, đau thương của quê hương khi bị giặc tàn phá.

Qua đó tác giả đã khắc hoạ những hình ảnh , sự vật , sự việc một cách chân thực đoạn thơ  đã làm nổi bật sự thay đổi của quê hương trước và sau chiến tranh. Nếu như trước đây quê hương tươi đẹp, thanh bình thì chiến tranh đã khiến nơi ấy chìm trong đau thương, mất mác,  vì vậy tác giả không chỉ thể hiện lòng xót xa trước cảnh quê hương bị tàn phá mà còn khơi dậy tình yêu nước, lòng căm thù giặc và ý chí đấu tranh giành lại hòa bình.

Câu 1 

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên là:  biểu cảm 

Câu 2 

Nội dung của văn bản thể hiện như sau :  Cuộc sống vốn có những tổn thương, đau khổ, nhưng con người cần bao dung, yêu thương và mạnh mẽ vượt qua những thử thách.

Câu 3

- Biện pháp tu từ trong đoạn trích trên là: liệt kê

- Tác dụng: Nhấn mạnh sự bao dung, rộng lượng của thiên nhiên, từ đó khơi gợi ý nghĩa con người cũng nên học cách sống bao dung, vị tha.

Câu 4 

Tác giả viết "Thỉnh thoảng bàn chân nên bị gai đâm" để nhấn mạnh rằng trong cuộc đời, con người không thể tránh khỏi những tổn thương, khó khăn. Chính những đau đớn đó giúp ta nhận ra giá trị của cuộc sống, trưởng thành hơn , biết trân trọng những điều tốt đẹp và biết cách vượt qua nó.

Câu 5

Bài học ý nghĩa nhất mà em rút ra từ văn bản là :  Cuộc sống không chỉ toàn điều êm đẹp mà còn có khó khăn, tổn thương. Quan trọng là con người phải biết chấp nhận, vượt qua và học cách sống bao dung, yêu thương để không bị những đau khổ chi phối.

 

 

Câu 1

 

Nhân vật ông giáo Thứ trong Sống mòn của Nam Cao là một hình tượng tiêu biểu cho tầng lớp trí thức nghèo trong xã hội cũ, mang trong mình những bi kịch cả về vật chất lẫn tinh thần. Qua đoạn trích, diễn biến tâm lý của ông Thứ được miêu tả sâu sắc và chân thực. Khi ăn cơm, Thứ nhớ lại những ngày tháng khó khăn, đầy tủi nhục, cảm thấy miếng cơm như nghẹn lại vì sự bất lực và nỗi đau tinh thần. Tâm trạng của Thứ dao động giữa sự khao khát thay đổi cuộc sống và cảm giác cam chịu trước hoàn cảnh. Những giọt nước mắt của ông chính là biểu hiện cho nỗi đau cùng cực, sự bế tắc trong cuộc đời. Tuy nhiên, qua đó, phẩm chất đáng quý của ông giáo Thứ cũng được thể hiện: sự nhạy cảm, lòng tự trọng và khát khao sống có ý nghĩa. Nam Cao đã thành công trong việc khắc họa một nhân vật vừa chân thực vừa giàu tính nhân văn, từ đó gửi gắm thông điệp sâu sắc về giá trị con người và sự đồng cảm với những số phận nhỏ bé trong xã hội.

Câu 2

Thông điệp mà Dove gửi gắm qua chiến dịch “Turn your back” không chỉ là lời khẳng định về vẻ đẹp chân thực, mà còn là tiếng nói mạnh mẽ về giá trị bản thân, bất kể những tiêu chuẩn xã hội áp đặt. Chiến dịch này nhấn mạnh rằng vẻ đẹp không cần phải hoàn hảo theo những khuôn mẫu, mà nằm ở sự tự tin, tự nhiên và độc đáo của mỗi cá nhân. Thông điệp này thực sự có ý nghĩa trong xã hội hiện đại, khi mà các nền tảng mạng xã hội và công nghệ chỉnh sửa hình ảnh đang ngày càng làm gia tăng áp lực về ngoại hình , bản thân em cảm thấy thông điệp của Dove vô cùng nhân văn và đáng được ủng hộ. Nó không chỉ khuyến khích con người chấp nhận và yêu thương chính mình mà còn giúp xóa bỏ những định kiến, tiêu chuẩn vô lý về cái đẹp. Trong thực tế, vẻ đẹp chân thực là vẻ đẹp mang lại cảm giác gần gũi, ấm áp, chứ không phải là những hình ảnh chỉnh sửa không thực tế. Hơn thế nữa, Dove còn góp phần nâng cao nhận thức của mọi người, đặc biệt là phụ nữ, về việc tôn trọng giá trị bản thân và không bị cuốn vào những tiêu chuẩn ngoại hình không lành mạnh. Chiến dịch này còn gợi lên trách nhiệm xã hội của các thương hiệu lớn trong việc thúc đẩy những giá trị tích cực. Trong một thế giới đầy áp lực về ngoại hình, việc khuyến khích mọi người quay trở về với vẻ đẹp tự nhiên không chỉ giúp họ tự tin hơn mà còn mang lại sự cân bằng trong cách chúng ta nhìn nhận giá trị bản thân. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng lòng tự trọng và tinh thần tích cực cho thế hệ trẻ.

Qua đó thông điệp của Dove không chỉ truyền cảm hứng cho em mà còn khuyến khích em trân trọng bản thân và vẻ đẹp tự nhiên của mình. Nó nhắc nhở rằng mỗi người đều có giá trị riêng, và chính những khuyết điểm đôi khi lại là điều khiến chúng ta trở nên đặc biệt.

Câu 1 

Văn bản trên thuộc ngôi kể thứ 3

Cău 2

Điểm nhìn: Đoạn trích sử dụng điểm nhìn từ  nhân vật Thứ. Người kể chuyện tuy không trực tiếp tham gia vào câu chuyện nhưng thông qua cách miêu tả, cảm nhận và suy nghĩ, giúp người đọc cảm nhận sâu sắc hơn nội tâm của Thứ.

Tác dụng:Giúp khắc họa rõ nét tâm trạng đau khổ, tủi nhục của Thứ khi phải chịu cảnh khốn khó, nghèo đói, tạo sự đồng cảm cho người đọc với nhân vật, khi cảm xúc và suy nghĩ của Thứ được tái hiện một cách chân thực và góp phần làm nổi bật hiện thực xã hội đầy bất công và khắc nghiệt mà nhân vật phải đối mặt.

Câu 3 

Tại vì khi ăn cơm, Thứ nhớ lại những khó khăn, khổ cực và những lần phải chịu đựng xa quê, xa gia đình. Tâm trạng của Thứ đầy nỗi buồn, sự tủi thân và cảm giác bất lực, những miếng cơm như trở thành biểu tượng cho nỗi khổ nhục mà Thứ đang trải qua. Thứ phải gắng nuốt, nhưng nỗi đau tinh thần quá lớn khiến nước mắt không kìm được mà tuôn rơi, sự dằn vặt và tủi hổ trước tình cảnh của bản thân cùng với tình thương nhớ gia đình đã làm dâng lên cảm xúc mãnh liệt. Nước mắt của Thứ thể hiện bi kịch của con người trong xã hội bấy giờ: sự nghèo khổ, bất lực và cô đơn. Qua đó, nhà văn Nam Cao lên án hiện thực xã hội tàn nhẫn đã đẩy con người vào những hoàn cảnh đau khổ đến cùng cực.

Câu 4

Nhà văn Nam cao đã  phản ánh  về hiện thực xã hội, nhà văn Nam Cao miêu tả số phận khốn khó, nghèo đói của những trí thức nghèo như ông giáo Thứ trong xã hội cũ. Họ sống trong sự bất lực, bế tắc, bị chèn ép bởi hoàn cảnh và xã hội bất công. Những giá trị nhân văn của con người dần bị vùi lấp bởi gánh nặng cơm áo gạo tiền, khiến họ không thể thực hiện được lý tưởng, ước mơ của mình. Và tư tưởng nhân đạo , Nam Cao bày tỏ sự cảm thông sâu sắc với những con người bất hạnh, đặc biệt là tầng lớp trí thức nghèo luôn khao khát được sống có ý nghĩa nhưng lại bị thực tại bóp nghẹt. Và cũng đồng thời, ông lên án mạnh mẽ xã hội thực dân phong kiến đã đẩy con người vào hoàn cảnh khốn cùng, không lối thoát . Và giá trị của nhân cách , nhân vật ông giáo Thứ . Nam Cao nhấn mạnh giá trị của sự trăn trở, ý thức giữ gìn phẩm chất và lý tưởng sống, dù trong hoàn cảnh nghèo khổ.

Câu 1

Trong bài thơ "Anh sợ rồi trời sẽ mưa" của Lưu Quang Vũ, hình tượng mưa không chỉ đơn thuần là một hiện tượng thiên nhiên mà còn mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc, phản ánh tâm trạng lo âu và sự mong manh trong tình yêu và cuộc sống.

Hình ảnh mưa tượng trưng cho những khó khăn, trở ngại trong cuộc đời, thể hiện sự mất mát, mờ mịt mà những thử thách và biến cố mang lại. Cơn mưa làm lu mờ ánh sáng – biểu tượng của niềm tin và hy vọng, khiến con người đối diện với sự bất ổn và cảm giác bấp bênh. Mưa còn là biểu tượng cho sự mong manh của hạnh phúc. Câu thơ “Hạnh phúc con người mong manh mưa sa” nhấn mạnh tính tạm bợ và dễ tan biến của tình yêu, của những điều đẹp đẽ mà con người luôn khao khát giữ gìn, mưa cũng gợi lên ý thức trân trọng hiện tại. Chính sự lo sợ trước những điều không chắc chắn đã thúc đẩy con người sống chân thành, yêu thương và quý giá từng phút giây.

Qua hình tượng mưa, Lưu Quang Vũ không chỉ diễn tả nỗi lo lắng, băn khoăn trước sự bất định mà còn gửi gắm thông điệp sâu sắc về giá trị của tình yêu, niềm tin và khát vọng sống.

 

Câu 2

Trong dòng chảy cuộc đời, có những khoảnh khắc khiến con người dừng lại, suy nghĩ và thay đổi. Đó là những lúc tâm hồn được đánh thức bởi một sự kiện, một cảm xúc hoặc một ý nghĩ sâu sắc. Những điều làm con người thức tỉnh không chỉ là bài học đắt giá mà còn là cơ hội để ta trưởng thành, sống có ý nghĩa và trọn vẹn hơn.

Đau khổ và mất mát là những chất xúc tác mạnh mẽ khiến con người thức tỉnh. Trong cuộc đời, ai cũng phải đối mặt với những biến cố như mất đi người thân, thất bại trong công việc hay tình yêu tan vỡ. Chính những trải nghiệm đau đớn này khiến ta nhận ra giá trị thực sự của những gì mình đang có. Thay vì gục ngã, con người thường nhìn lại, rút ra bài học và học cách đứng lên mạnh mẽ hơn. Đau khổ không chỉ là nỗi đau, mà còn là nguồn động lực giúp ta thay đổi, sống biết yêu thương và trân trọng hơn và tình yêu và sự tử tế có khả năng đánh thức những góc khuất trong tâm hồn. Một lời nói ấm áp, một hành động giúp đỡ nhỏ bé có thể thay đổi hoàn toàn cách nhìn của một con người về thế giới. Khi cảm nhận được tình yêu thương từ người khác, chúng ta thường tự hỏi liệu mình đã đủ chân thành và bao dung với cuộc đời hay chưa. Sự tử tế không chỉ làm người nhận hạnh phúc mà còn khiến người trao đi tìm thấy ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống và những điều kỳ diệu và vẻ đẹp của thiên nhiên cũng khiến con người thức tỉnh. Đứng trước một bầu trời đầy sao, một ngọn núi hùng vĩ hay một cơn mưa rào trong lành, ta thường cảm thấy mình nhỏ bé nhưng cũng đầy trách nhiệm với thế giới xung quanh. Thiên nhiên không chỉ là nguồn cảm hứng sáng tạo mà còn nhắc nhở con người sống hài hòa, biết bảo vệ và gìn giữ những điều quý giá.

Tri thức và nhận thức sâu sắc cũng là ngọn đèn soi sáng tâm hồn. Đọc một cuốn sách hay, nghe một câu chuyện đầy ý nghĩa hay đơn giản là trải nghiệm cuộc sống mỗi ngày đều có thể giúp ta nhìn nhận lại bản thân. Khi hiểu rõ hơn về thế giới, con người sẽ tìm thấy những giá trị cốt lõi để sống đúng đắn và có trách nhiệm hơn.

Cuối cùng thì cái chết là lời nhắc nhở mạnh mẽ nhất về sự thức tỉnh. Sự hữu hạn của đời người buộc ta phải nhìn lại những gì mình đã và đang làm. Nó thôi thúc con người sống trọn vẹn, yêu thương nhiều hơn và không lãng phí những khoảnh khắc quý báu.

Những điều làm con người thức tỉnh thường bắt nguồn từ những cảm xúc mạnh mẽ, những trải nghiệm sâu sắc và những bài học lớn lao. Sự thức tỉnh không chỉ giúp ta sống tốt hơn mà còn khiến cuộc đời trở nên ý nghĩa. Điều quan trọng là ta phải biết lắng nghe, suy ngẫm và thay đổi để mỗi ngày sống đều là một ngày trọn vẹn.

 

Câu 1 

Bài thơ trên thuộc thể thơ : tự do 

Câu 2 

Cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ : là nói lên  sự đan xen giữa nỗi lo lắng, sợ hãi với tình yêu chân thành và khát vọng sống. Tác phẩm phản ánh sâu sắc sự mong manh, nhạy cảm của con người trước những biến động của cuộc đời và tình yêu.

Câu 3

Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ trên là : nhân hoá (mưa cướp đi ánh sáng của ngày)

Biện pháp nhân hóa trong câu thơ không chỉ làm cho hình ảnh thiên nhiên trở nên sống động, gần gũi mà còn tạo chiều sâu biểu cảm, giúp tác giả truyền tải rõ nét tâm trạng lo âu và ý thức về sự mỏng manh, tạm bợ của hạnh phúc trong cuộc đời.

Câu 4

Khi đối diện với một tương lai tràn ngập những điều chưa biết, con người có nhiều cách cư xử khác nhau tùy thuộc vào nhận thức, kinh nghiệm và tâm lý của từng cá nhân. Chẳng hạn như con người cần hiểu biết thêm về một số bài học để rút ra cho bản thân như: chấp nhận và thích nghi ,lên kế hoạch và dự phòng , tập trung vào hiện tại, tin tưởng và hy vọng ,chấp nhận rủi ro và thử thách. Cũng có thể giúp con người đối mặt đc với những điều chưa biết và có thể sảy ra.

Dù có chọn cách cư xử nào, con người đều phải học cách cân bằng giữa sự chuẩn bị và chấp nhận. Quan trọng nhất là giữ được sự bình tĩnh, kiên nhẫn và niềm tin để vượt qua mọi thử thách trong hành trình đối diện với tương lai.