Nguyễn Ngọc Cát Tiên

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Nguyễn Ngọc Cát Tiên
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

9. Biện pháp tu từ: So sánh, tiếng ho của ông so sánh với lời kêu cứu.
Tác dụng: Sự so sánh này giúp người đọc hình dung rõ hơn về tình trạng sức khoẻ suy yếu của ông ngoại. Nó cũng thể hiện sự quan tâm, lo lắng của Dung đối với ông ngoại. Sự so sánh làm cho câu văn thêm sinh động, gợi hình ảnh và giàu cảm xúc.

10.      Câu văn ”Thế nghĩa là có hai thế giới ở trong ngôi nhà" đã phần nào cho thấy khoảng cách thế hệ trong gia đình hiện nay. Sự khác biệt về quan điểm, lối sống, sở thích.. giữa các thế hệ khiến cho việc giao tiếp, thấu hiểu lẫn nhau trở nên khó khăn. Điều này có thể dẫn đến những mâu thuẫn, xung đột, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Để xóa nhòa khoảng cách đó, em sẽ chủ động tạo ra những cuộc trò chuyện cởi mở, lắng nghe ông bà chia sẻ về những câu chuyện thời xưa, những kinh nghiệm quý báu mà họ tích lũy được. Em cũng sẽ dành thời gian tham gia vào những hoạt động thường ngày cùng ông bà, từ việc nấu ăn, làm vườn đến việc cùng nhau xem một bộ phim hay nghe một bản nhạc. Sự tôn trọng những khác biệt trong quan điểm và sở thích cũng là điều vô cùng quan trọng. Em sẽ cố gắng hiểu và chấp nhận những điều đó, đồng thời chia sẻ những suy nghĩ của mình một cách chân thành. Việc sử dụng công nghệ một cách tích cực cũng có thể giúp kết nối các thế hệ, ví dụ như hướng dẫn ông bà sử dụng điện thoại thông minh để gọi điện cho người thân hoặc tìm hiểu thông tin trên internet. Những buổi sinh hoạt gia đình ấm cúng, nơi mọi người cùng nhau nấu nướng, ăn uống và vui chơi, sẽ tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ. Và trên hết, việc thể hiện tình yêu thương thông qua những hành động nhỏ bé như một cái ôm, một lời hỏi thăm, sẽ giúp gắn kết các thành viên trong gia đình lại gần nhau hơn.

9. Biện pháp tu từ: So sánh, người so sánh với tàu lá.
Tác dụng: Làm cho câu thơ hay hơn, tăng sức miêu tả. Cách so sánh này làm nổi bật tình trạng mệt mỏi, căng thẳng, kiệt sức của người học sinh. Khi nói "người xanh như tàu lá" tác giả muốn nhấn mạnh sự thiếu sức sống của người học sinh vì học quá nhiều.

10. Qua nhân vật tôi trong "Hạ đỏ", em nhận thấy những phẩm chất cần có của con người trong cuộc sống hiện nay là sự hiếu thảo, tinh thần lạc quan, ý chí kiên cường và sự quan tâm lẫn nhau trong gia đình. Nhân vật tôi thể hiện sự hiếu thảo khi cố gắng ăn hết bát canh bí đỏ để mẹ vui lòng, dù bản thân không thích. Em cũng cảm thấy khâm phục tinh thần lạc quan của nhân vật, dù gặp nhiều khó khăn trong học tập nhưng vẫn luôn tin tưởng vào bản thân và tương lai. Ý chí kiên cường cũng là một phẩm chất đáng quý của nhân vật, khi không nản lòng trước những thử thách và luôn cố gắng hết mình để đạt được mục tiêu. Đoạn trích cũng cho em thấy tầm quan trọng của việc biết lắng nghe và quan tâm đến nhau trong gia đình.

9. Biện pháp tu từ: So sánh, người so sánh với tàu lá.
Tác dụng: Làm cho câu thơ hay hơn, tăng sức miêu tả. Cách so sánh này làm nổi bật tình trạng mệt mỏi, căng thẳng, kiệt sức của người học sinh. Khi nói "người xanh như tàu lá" tác giả muốn nhấn mạnh sự thiếu sức sống của người học sinh vì học quá nhiều.

10. Qua nhân vật tôi trong "Hạ đỏ", em nhận thấy những phẩm chất cần có của con người trong cuộc sống hiện nay là sự hiếu thảo, tinh thần lạc quan, ý chí kiên cường và sự quan tâm lẫn nhau trong gia đình. Nhân vật tôi thể hiện sự hiếu thảo khi cố gắng ăn hết bát canh bí đỏ để mẹ vui lòng, dù bản thân không thích. Em cũng cảm thấy khâm phục tinh thần lạc quan của nhân vật, dù gặp nhiều khó khăn trong học tập nhưng vẫn luôn tin tưởng vào bản thân và tương lai. Ý chí kiên cường cũng là một phẩm chất đáng quý của nhân vật, khi không nản lòng trước những thử thách và luôn cố gắng hết mình để đạt được mục tiêu. Đoạn trích cũng cho em thấy tầm quan trọng của việc biết lắng nghe và quan tâm đến nhau trong gia đình.

Năm học lớp sáu là một cột mốc quan trọng trong cuộc đời học sinh của em. Dù vẫn học tại ngôi trường VFIS và có nhiều bạn bè quen thuộc, nhưng mọi thứ dường như mới mẻ và khác biệt. Đây là lần đầu tiên em cảm nhận rõ sự thay đổi khi bước vào cấp hai.

Những ngày đầu tiên, em vừa háo hức vừa lo lắng. Khác với cấp một, em không còn học với một số ít thầy cô mà phải học nhiều môn với nhiều thầy cô khác nhau. Mỗi thầy cô đều có cách giảng dạy riêng, có người nghiêm khắc, có người vui tính. Em vừa thích thú vừa cảm thấy hơi bỡ ngỡ vì phải nhớ tên và phong cách giảng bài của từng thầy cô. 

Hồi cấp một, em đã quen học và làm bài thi môn Khoa học Tự nhiên hoàn toàn bằng tiếng Anh. Thế nhưng, khi bước vào cấp hai, môn học này lại được giảng dạy chủ yếu bằng tiếng Việt. Những khái niệm mà em từng biết, giờ đây xuất hiện với những từ ngữ hoàn toàn mới. Em cảm thấy rối rắm và lúng túng khi không thể kết nối ngay giữa tiếng Việt và tiếng Anh. Những buổi học đầu tiên, khi cô giáo đặt câu hỏi, em biết câu trả lời nhưng lại ngập ngừng vì sợ dùng từ sai. Trong bài kiểm tra, em mất điểm vì đề không ra những kiến thức em đã ôn tập. Em cảm thấy buồn và thất vọng, thậm chí có chút tự ti khi thấy các bạn khác làm bài trôi chảy hơn.

Tuy nhiên, em không để nỗi buồn kéo dài. Em quyết tâm khắc phục bằng cách cố gắng hết sức ôn tập nội dung cô cho, tập trung, lắng nghe kỹ khi cô giảng bài, trong đó em ghi lại bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt, kèm theo hình ảnh minh họa. Cuối cùng, em đã bắt kịp nội dung cô dạy. Em phát hiện ra rằng việc hiểu bằng cả hai ngôn ngữ giúp em ghi nhớ sâu hơn.

Trải nghiệm này giúp em nhận ra rằng khi gặp khó khăn, điều quan trọng là không bỏ cuộc mà cần tìm ra cách học phù hợp. Cấp hai có thể mang đến nhiều thử thách, nhưng nếu luôn cố gắng, em tin mình sẽ ngày càng tiến bộ và trưởng thành hơn. Đây là bài học quý giá mà em sẽ mang theo suốt những năm tháng học tập sau này.

Câu 9: Biện pháp tu từ: so sánh. Bức tranh được so sánh với thiên đường.

Tác dụng: Nhấn mạnh vẻ đẹp, sự cuốn hút của bức tranh quê hương. Giúp câu thơ giàu sức gợi hình, gợi cảm tạo nhiều liên tưởng thú vị, hấp dẫn về hình ảnh và vẻ đẹp của quê hương

Câu 10: Sau khi đọc bài thơ "Bức tranh quê" của tác giả Hà Thu, em cảm thấy quê hương hiện lên thật đẹp qua từng hình ảnh giản dị, gần gũi. Dòng sông quê hương uốn lượn như một dải lụa, mang theo vẻ thanh bình của cuộc sống. Cánh cò bay lượn trên bầu trời xanh thẳm, tạo nên không gian sống động và tươi mới. Có những chú bò say sưa gặm cỏ trên đồng xanh, đó chính là biểu tượng của sự no đủ và bình yên. Âm thanh sáo diều bay bổng trong gió khiến em liên tưởng đến những kỷ niệm ngọt ngào của tuổi thơ. Tất cả những hình ảnh ấy hòa quyện, tạo nên một bức tranh đẹp đẽ và bình yên đến lạ. Quê hương như một thiên đường, nơi em được sinh ra, được nuôi dưỡng và lớn lên trong vòng tay của những người thân yêu. Nhờ bài thơ mà em cảm nhận được tình yêu quê hương sâu sắc và tự hào về nơi đây.