Đào Huyền Anh

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Đào Huyền Anh
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 1: Mục đích nghị luận của văn bản:

+ Bày tỏ quan điểm : khẳng định giá trị của những chi tiết nhỏ, để làm được việc lớn cần quan tâm từ những việc nhỏ.

+ Thuyết phục người đọc về việc cần thay đổi, học cách làm những việc nhỏ một cách đúng đắn.

Câu 2: - Khả năng sáng tạo đầy kinh ngạc.

- Sự tập trung đến mức ám ảnh các chi tiết nhỏ.

- Khả năng giải quyết vấn đề ở cấp kỹ thuật trong từng sản phẩm mà ông tạo ra.

Câu 3: - Nhan đề và nội dung: có quan hệ chặt chẽ, gắn bó.

- Biểu hiện :

+   nhan đề bắt đầu từ việc nhỏ khái quát nội dung chính của bài, định hướng người đọc tiếp nhận văn bản.

+ nội dung văn bản : triển khai ý được nêu khái quát tại nhan đề, đưa ra bằng chứng từ đó đưa đến thông điệp.

Câu 4: - biểu hiện:

+Tình thái từ : có thể, chắc chắn,....

+ câu khẳng định  : .... Chúng ta cần phải bắt đầu từ việc xác định và học cách làm ...từ đầu,.....chắc chắn mỗi người.........khuôn khổ chung....

+ giọng điệu : mạnh mẽ, dứt khoát - tác dụng :

+ giúp đoạn văn giàu cảm xúc, tăng tính thuyết phục

+ thể hiện thái độ khẳng định mạnh mẽ của tác giả về sự cần thiết phải bắt đầu từ những việc nhỏ nhất để thành công.

Câu 5: có mâu thuẫn với nhau vì Tô Hoài cho rằng với tuổi trẻ đang tràn đầy nhiệt huyết mà sống theo khuôn khổ là không nên, ông kêu gọi tuổi trẻ cần phá bỏ khuôn khổ để sáng tạo và đạt được thành công, còn Đỗ Thành Long lại khẳng định muốn đóng góp cho xã hội thì mọi người phải tuân theo khuôn khổ chung.  

Câu 1: Mỗi ngày trôi qua là một cơ hội quý giá để chúng ta hoàn thiện bản thân và trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình. Trong một xã hội không ngừng vận động và đổi thay, việc chỉn chu trong từng việc nhỏ và không ngừng rèn luyện chính là nền tảng vững chắc để vươn tới những mục tiêu lớn lao. Như lời nhắc nhở từ câu chuyện về Elon Musk, sự khác biệt không chỉ đến từ ước mơ mà còn ở khả năng tập trung và cải thiện từng chi tiết nhỏ trong hành trình hiện thực hóa giấc mơ đó. Một cá nhân dù bình thường đến đâu, nếu luôn cố gắng vượt qua chính mình ngày hôm qua, thì chính người đó đang góp phần xây dựng một xã hội tích cực và bền vững. Bởi lẽ, không ai sinh ra đã hoàn hảo, nhưng ai cũng có quyền được tốt lên. Khi mỗi người biết tự nhìn lại, sửa sai và hoàn thiện từng chút một, thì cả cộng đồng cũng sẽ thay đổi theo hướng tốt đẹp hơn. Do đó, trở thành phiên bản tốt hơn mỗi ngày không chỉ là sự phát triển cá nhân mà còn là trách nhiệm với tập thể và tương lai chung của toàn xã hội.

Câu 2:Trong dòng chảy của văn học Việt Nam hiện đại, hình tượng người phụ nữ luôn là nguồn cảm hứng bất tận, được các nhà văn khắc họa bằng nhiều góc nhìn sâu sắc và cảm động. Nếu Nam Cao – cây bút hiện thực xuất sắc trước Cách mạng tháng Tám – mang đến hình ảnh người phụ nữ nông thôn bất hạnh, cam chịu trong xã hội cũ qua truyện ngắn  " Dì Hảo", thì Nguyễn Khải – cây bút tiêu biểu sau Cách mạng – lại đem đến hình ảnh người phụ nữ vượt qua khổ đau, vươn lên trong cuộc sống mới qua truyện ngắn " Mùa lạc "  . Hai đoạn trích trong hai tác phẩm không chỉ thể hiện sự khác biệt về hoàn cảnh sáng tác mà còn soi chiếu rõ nét số phận, nghị lực và giá trị con người trong hai thời đại lịch sử khác nhau.


  Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại giai đoạn 1930 - 1945. Trước Cách Mạng Tháng 8, Nam Cao sáng tác chủ yếu ở hai đề tài chính đó là đề tài người nông dân nghèo và người tri thức nghèo. Truyện " Dì Hảo " viết năm 1941, là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Nam Cao viết về số phận bất hạnh của người phụ nữ nông thôn dưới chế độ cũ.

Nguyễn Khải là một trong những gương mặt nổi bật của thế hệ nhà văn trưởng thành sau Cách Mạng Tháng 8. Sáng tác của Nguyễn Khải thể hiện sự nhạy bén và cách khám phá riêng của nhà văn về các vấn đề xã hội. Truyện " Mùa lạc " viết năm 1960, là một truyện ngắn tiêu biểu của Nguyễn Khải viết về đề tài cuộc sống mới ở xã hội chủ nghĩa miền Bắc.


Cả hai đoạn trích đều gặp gỡ ở điểm chung khi cùng khai thác đề tài về số phận bất hạnh và vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam. Dì Hảo trong truyện của Nam Cao và chị Đào trong truyện của Nguyễn Khải đều là những người phụ nữ chịu nhiều cay đắng, bị cuộc đời dồn ép đến bước đường cùng. Tuy vậy, họ vẫn giữ được phẩm chất đáng quý: giàu tình yêu thương, nhẫn nhịn, âm thầm chịu đựng và giàu nghị lực sống. Qua đó, cả hai nhà văn đều thể hiện giá trị hiện thực sâu sắc khi phơi bày những góc khuất của đời sống, đồng thời thể hiện giá trị nhân đạo khi dành cho nhân vật của mình một cái nhìn đầy xót thương và trân trọng. Về nghệ thuật, cả hai đoạn trích đều sử dụng ngôi kể thứ ba, điểm nhìn trần thuật linh hoạt, giọng văn chân thành, giàu cảm xúc, góp phần khắc họa sâu sắc số phận nhân vật và truyền tải tư tưởng nhân văn một cách thấm thía.  


Tuy cùng viết về thân phận người phụ nữ nhưng mỗi tác phẩm lại mang một tư tưởng chủ đề khác nhau. “Dì Hảo” của Nam Cao thể hiện cái nhìn bi quan, đầy ám ảnh về xã hội cũ, nơi con người bị cuộc sống đẩy đến tận cùng của nỗi đau và gần như không có lối thoát. Trong khi đó, “Mùa lạc” của Nguyễn Khải lại mang tinh thần lạc quan, gieo vào lòng người niềm tin về sự đổi thay và khả năng làm lại cuộc đời trong hoàn cảnh mới. Nhân vật dì Hảo hiện lên với số phận bất hạnh, bị chồng ruồng bỏ, què liệt, không còn khả năng mưu sinh, nhưng vẫn cam chịu, không một lời oán trách. Còn chị Đào tuy cũng trải qua quá khứ khổ đau, từng lang bạt kiếm sống, nhưng đã vươn lên mạnh mẽ nhờ lao động và tình người, để cuối cùng tìm thấy hạnh phúc giữa nông trường. Về nghệ thuật, Nam Cao thiên về lối kể chuyện u ám, giọng văn xót xa, đau đáu; còn Nguyễn Khải chọn lối kể dung dị, nhẹ nhàng nhưng giàu sức sống, tạo nên điểm sáng hy vọng. Cách xây dựng nhân vật cũng khác: dì Hảo được nhìn qua lăng kính cảm thương sâu sắc, còn chị Đào hiện lên như biểu tượng cho sức sống và sự tái sinh trong thời đại mới.


   Dù cả hai đoạn trích đều cùng đề cập đến số phận của người phụ nữ với giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, nhưng sự khác biệt về bối cảnh ra đời, đặc trưng thi pháp và phong cách nghệ thuật của tác giả đã tạo nên những sắc thái riêng. Nam Cao sáng tác" Dì Hảo" trong thời kỳ xã hội phong kiến cũ, khi bất công và cay đắng bao trùm cuộc sống, từ đó sử dụng lối kể chuyện hiện thực, ngôn ngữ sắc bén và giọng điệu trừng phạt để phơi bày bi kịch của những con người yếu thế, đặc biệt là người phụ nữ. Ngược lại, Nguyễn Khải ra đời trong bối cảnh xã hội mới sau cách mạng, khi niềm tin và hy vọng dần được khẳng định, tác phẩm "Mùa lạc "mang đến hình ảnh người phụ nữ vượt qua nghịch cảnh qua ngòi bút trữ tình, nhẹ nhàng mà đầy sức sống, phản ánh một tinh thần lạc quan và khát khao đổi mới. Như vậy, sự giống nhau của hai tác phẩm nằm ở việc đều phản ánh hiện thực khắc nghiệt và nhân đạo sâu sắc qua thân phận người phụ nữ, trong khi khác nhau thể hiện rõ qua sắc thái bi kịch u ám của xã hội cũ trong "Dì Hảo" và tinh thần đổi thay, khát vọng hạnh phúc trong " Mùa lạc ".

Dưới góc nhìn nghệ thuật và giá trị xã hội, Dì Hảo của Nam Cao và Mùa lạc của Nguyễn Khải đều để lại dấu ấn sâu sắc, mặc dù xuất phát từ hai bối cảnh lịch sử khác nhau. Nam Cao, với lối viết hiện thực sắc bén, đã khắc họa bi kịch của những con người yếu thế trong xã hội phong kiến cũ, phản ánh một hiện thực tàn nhẫn và bất công qua thân phận người phụ nữ. Ngược lại, Nguyễn Khải trong Mùa lạc sử dụng giọng điệu trữ tình, nhẹ nhàng nhưng đầy sức sống để thể hiện khát vọng vượt qua nghịch cảnh, mở ra một chân trời hy vọng trong thời xã hội mới. Hai tác giả, mỗi người theo lối nghệ thuật riêng, đều có khả năng chạm đến tâm hồn người đọc: Nam Cao với cái nhìn phê phán, đau đáu và Nguyễn Khải với niềm tin mãnh liệt vào sức sống và sự đổi mới. Qua đó, cả hai tác phẩm không chỉ phản chiếu hiện thực khắc nghiệt của thời đại mà còn nâng cao giá trị nhân đạo, góp phần làm phong phú thêm bức tranh văn học hiện đại của Việt Nam.

Dù mỗi tác phẩm mang trong mình những sắc thái riêng biệt, nhưng cả Dì HảoMùa lạc đều cho thấy nét đẹp nhân đạo sâu sắc của người phụ nữ qua những bi kịch cá nhân và khát vọng sống mãnh liệt, đồng thời phản ánh hiện thực xã hội của mỗi thời đại. Qua đó, Nam Cao và Nguyễn Khải không chỉ khắc họa thành công những số phận éo le mà còn mở ra những góc nhìn đa chiều về cuộc sống, đồng cảm với tâm hồn yếu mềm nhưng đầy nghị lực của nhân vật. Những tác phẩm này nhắc nhở chúng ta về giá trị của con người giữa những hoàn cảnh khó khăn, từ đó trân trọng hơn những hi vọng và cơ hội để làm mới cuộc sống, góp phần làm giàu thêm cho kho tàng văn học hiện đại của Việt Nam.


Câu 1: thể thơ 8 chữ

Câu 2: biển, sóng dữ phía Hoàng Sa, mẹ Tổ Quốc, máu ấm trong màu cờ nước Việt,  bám biển, máu ngư dân, ...

Câu 3: biện pháp so sánh : Như máu ấm trong màu cờ nước Việt. Tác dụng:

+ làm lời thơ sinh động, hấp dẫn, giàu sức gợi hình

+ gợi hình ảnh mẹ Tổ Quốc gần gũi, thiêng liêng như dòng máu chảy trong cơ thể mỗi người con Việt Nam

+ thể hiện tình yêu, lòng tự hào và trách nhiệm đối với biển đảo quê hương

Câu 4: - tình yêu sâu sắc và thiêng liêng với biển đảo : tác giả trân trọng, ca ngợi tinh thần kiên cường của ngư dân

- lòng biết ơn và trân trọng ngư dân: biết ơn những người hy sinh thầm lặng để bảo vệ chủ quyền biển đảo nước ta

- niềm tự hào dân tộc: tự hào về người dân và giá trị lịch sử gắn liền với quê hương

Câu 5:   

Qua đoạn trích trên, em thấy rằng trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ biển đảo quê hương hiện nay là vô cùng quan trọng. Ta phải hiểu rõ tầm quan trọng và giá trị của biển đảo đối với đất nước. Tích cực tuyên truyền về chủ quyền biển đảo tới mọi người, hỗ trợ tinh thần và vật chất cho các chiến sĩ ngoài khơi xa, giữ gìn môi trường biển và góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp.        





Câu 1: trong hoàn cảnh khi xa quê, nhân vật trữ tình đang sống và làm việc nơi khác nhưng trong lòng luôn nhớ về quê hương.

Câu 2: nắng vàng, màu mây trắng, đồi nhuộm vàng trên đỉnh ngọn.

Câu 3: nỗi nhớ quê hương khi xa xứ 

Câu 4:  ở khổ 1 là nhân vật ngỡ như mình đang ở quê, khổ 3 là nhân vật ý thức đc mình đang ở nơi khác nên đành ngắm cảnh cho bớt nỗi nhớ quê hương.    

Câu 5: em thích hình ảnh miêu tả khung cảnh thiên nhiên quê hương ở nơi đất khách nhưng làm nhân vật ngỡ như quê mình. Vì mặc dù đang đắm chìm trong cảnh vật đẹp đẽ ấy nhưng bản thân không ngừng nhớ đến quê hương thể hiện tình yêu quê hương sâu sắc