Vũ Minh Anh

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Vũ Minh Anh
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 1:

Trong cuộc sống không ngừng phát triển và biến đổi hiện nay, việc thay đổi và phát triển bản thân để trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình mỗi ngày là vô cùng cần thiết. Trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình mỗi ngày là mỗi ngày chúng ta cần nỗ lực để hoàn thiện bản thân về mặt tư duy, cảm xúc lẫn hành động. Những người theo đuổi để tiến tới phiên bản tốt hơn của chính mình là những người không ngừng học hỏi. Họ luôn trau dồi kĩ năng và chủ động học hỏi những điều mới để nâng cao giá trị bản thân và tiếp thu thêm được những kiến thức khác nhau. Những người như vậy họ còn đặt ra những mục tiêu sống và kỉ luật. Họ biết đặt ra kế hoạch, quản lí thời gian một cách hiệu quả, tránh trì hoãn và kiên trì theo đuổi mục tiêu của mình. Việc họ theo đuổi đến phiên bản tốt hơn của chính mình điều này đã giúp họ được mọi người xung quanh khâm phục và ngưỡng mộ. Không chỉ thế điều đó còn giúp cuộc sống, con người họ bước sang trang mới và trở nên tốt hơn. Khi trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình ta sẽ cảm thấy tự tin hơn giúp ta vững vàng hơn trong cuộc sống đang ngày càng phát triển như hiện nay. Điều này cũng góp phần lan tỏa năng lượng tích cực đến những người xung quanh. Ta có thể thấy Nguyễn Sơn Lâm một người Việt khuyết tật những vẫn nỗ lực học tập, tốt nghiệp đại học và trở thành một người MC, diễn giả được khán giả vô cùng yêu mến. Anh từng chia sẻ: "Tôi không muốn là gánh nặng của ai, tôi muốn sống có ích." Mỗi ngày, anh cố gắng để không bị giới hạn hoàn cảnh, chính là minh họa rõ nét cho hành trình trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình. Nhưng đối với một số người đang trong quá trình để trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình thì lại có một số thành phần dậm chân tại chỗ, từ chối thay đổi bản thân hoặc không nhận ra phiên bản chưa tốt của chính mình. Không ít người đã chọn cách sống dễ dãi với bản thân, ngại thay đổi, ngại vượt qua khỏi vùng an toàn của chính mình. Họ hài lòng với hiện tại nên không nỗ lực học hỏi, không rèn luyện, không phát triển nên dần sống thụ động trong cuộc sống. Những thành phần sống như vậy đáng bị xã hội lên án. Trong bối cảnh xã hội hiện đại và đầy tính cạnh tranh như hiện nay, việc trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình mỗi ngày không chỉ là sự lựa chọn mà còn là yêu cầu thiết yếu để thích nghi với cuộc sống này. Điều này cũng chính là cách mỗi người góp phần xây dựng một xã hội văn minh, nhân ái và phát triển bền vững. Bản thân em là một mầm non tương lai của đất nước cũng đã có những lúc chần chừ, ngại thay đổi bản thân vì sợ thất bại, không dám đương đầu với thử thách để tìm đến phiên bản tốt hơn của mình. Nhưng chính những lần vấp ngã và nhìn nhận lại bản thân em đã hiểu rằng muốn tiến bộ, muốn trở nên phát triển bản thân thì phải biết kiên trì rèn luyện từ những điều nhỏ nhặt nhất. Bản thân em tập thói quen đọc sách mỗi ngày để mở rộng kiến thức, cố gắng rèn luyện kỷ luật cá nhân. Từng bước từng bước để bản thân trở nên tốt hơn. Việc trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình mỗi ngày là điều vô cùng quan trọng mà mỗi con người cần phải thực hiện điều này làm tốt cho chính bản thân mình cũng như góp phần vào sự phát triển của xã hội.

Câu 2:

Mỗi tác phẩm văn học là một lát cắt cuộc sống, mang theo những thông điệp sâu sắc về con người và xã hội. Tác phẩm "Dì Hảo" của tác giả Nam Cao và tác phẩm "Mùa lạc" của nhà văn Nguyễn Khải là hai tác phẩm tiêu biểu và vô cùng nổi tiếng. Cùng là một tác phẩm văn học nên tác tác phẩm có những nét tương đồng nhưng hai tác phẩm ấy cũng mang những nét khác biệt để tạo nên những dấu ấn riêng trong lòng các độc giả.

Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại giai đoạn từ 1930-1945. Trước cách mạng tháng Tám, Nam Cao sáng tác chủ yếu ở hai đề tài chính đó là đề tài người nông dân nghèo và người trí thức nghèo. Truyện "Dì Hảo" viết năm 1941, là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Nam Cao viết về số phận bất hạnh của người phụ nữ nông thôn dưới chế độ cũ

Nguyễn Khải là một trong những gương mặt nổi bật của thế hệ nhà văn trưởng thành sau Cách mạng tháng Tám. Sáng tác của Nguyễn Khải thể hiện sự nhạy bén và cách khám phá riêng của nhà văn về các vấn đề xã hội. Truyện "Mùa lạc" viết năm 1960, là một truyện ngắn tiêu biểu của Nguyễn Khải viết về đề tài cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.

Đầu tiên với tác phẩm "Dì Hảo" đã được tác giả Nam Cao kể về câu chuyện Dì Hảo là con nuôi của mẹ nhân vật "tôi", vốn xuất thân nghèo khổ và phải đi ở từ nhỏ. Lớn lên, dì trở thành một người phụ nữ hiền lành, chịu thương chịu khó. Khi lấy chồng, dì chấp nhận nuôi chồng dù anh ta lười biếng, sống ỷ lại và chỉ biết uống rượu. Dì làm lụng vất vả mỗi ngày chỉ để đủ tiền nuôi chồng. Cuộc sống tuy khốn khó nhưng dì vẫn cảm thấy hạnh phúc. Tuy nhiên, sau khi sinh con, đứa bé mất và dì bị liệt, không còn khả năng lao động nữa. Người chồng trở nên cáu bẩn, chửi rủa, rồi bỏ nhà ra đi, để dì bơ vơ trong cảnh tàn tật. Dì Hảo không oán trách, vẫn cam chịu và đau khồ, khóc cạn nước mắt trong nỗi bất hạnh tột cùng của người phụ nữ hi sinh nhưng lại không được yêu thương.

Với Tác phẩm "Mùa lạc" của Nguyễn Khải đã kể về chị Đào là một nữ công nhân trên nông trường Hồng Cúm, từng có quá khứ bất hạnh. Lấy chồng sớm từ năm mười bảy tuổi, nhưng chồng ham mê cờ bạc, bỏ đi biệt tích. Khi chồng trở về, họ có một đứa con trai, những không lâu sau, chồng chết, con thì bỏ đi, để lại chị sống đơn độc. Cuộc đời chị là những tháng ngày lang bạt khắp nơi buôn bán, vất vả mưu sinh, không nhà, không chốn dừng chân. Đã có lức chị tuyệt vọng nhưng vẫn gượng sống. Khi lên nông trường Hồng Cúm, ban đầu chị coi đó là nơi tạm trú. Nhưng rồi, tình người và không khí lao động sôi nổi đã khơi dậy trong chị khát vọng sống, khát khao được hạnh phúc như bao người khác. Nơi đây trở thành quê hương thứ hai của chị, giúp chị tìm lại niềm tin, nghị lực và nhận ra cuộc sống không có con đường cùng, chỉ cần có đủ sức mạnh, con người sẽ vượt qua mọi ranh giới để tìm đến hạnh phúc.

Hai tác phẩm "Dì Hảo" và "Mùa lạc" của nhà văn Nam Cao và Nguyễn Khải đều mang những nét tương đồng với nhau. Cả hai tác phẩm đều kể về cuộc đời của một người phụ nữ có số phận bất hạnh. Cả dì Hảo và chị Đào đều chịu nhiểu khổ đau trong hôn nhân và cuộc sống. Một người bị chồng khinh rẻ, lợi dụng, cuối cùng bị bỏ rơi trong tật nguyền. Người kia thì chồng bỏ, con bỏ, sống cô đơn, lang bạt. Điểm tương đồng của cả hai tác phẩm còn nằm trong phẩm chất chịu thương chịu khó, giàu đức hi sinh của cả hai nhân vật dì Hảo và chị Đào của hai tác phẩm. Cả hai đều âm thầm chịu đựng, nhẫn nhục mà không oán trách ai. Dì Hảo nuôi chồng vô điều kiện dù bị coi thường. Chị Đào vượt qua khổ cực, không đầu hàng với số phận, vẫn sống tử tế, chăm chỉ lao động. Hai tác phẩm còn thể hiện số phận người phụ nữ trong xã hội cũ và tinh thần vượt lên nghịch cảnh. Cả hai câu chuyện đều phản ánh hiện thực khắc nghiệt và bất công với người phụ nữ, đồng thời tôn vinh vẻ đẹp nhân cách và sức sống bền bỉ trong họ. Cả hai tác phẩm dều là những lát cắt chân thực và xúc động về thân phận người phụ nữ, làm nổi bật sức mạnh nội tâm và lòng nhân hậu giữa những nghịch cảnh cay nghiệt của cuộc đời.

Dù hai tác phẩm đều có những nét tương đồng giống nhau nhưng bên cạnh đó cả hai văn bản đều mang cho nhau những nét riêng biệt trong tác phẩm của chính mính. Với tác phẩm "Dì Hảo" nhân vật dì Hảo bị mất con và bị liệt rồi chồng bỏ đi nhưng Dì cam chịu, không phản kháng, và kết cục của dì là bế tắc, không có lối thoát. Còn tác phẩm "Mùa lạc" nhân vật chị Đào bị con bỏ, chồng chết tuy nhiên, khi lên nông trường Hồng Cúm, chị được sống trong tình người, lao động tập thể, từ đó tìm thấy hạnh phúc và sự hồi sinh. Dì Hảo như đại diên cho hình ảnh người phụ nữ truyền thống, hi sinh quên mình. Dì cam chịu, nhẫn nhịn gần như chấp nhận mọi bất hạnh mà không phản kháng, chỉ biết âm thầm chịu đựng. Còn với chị Đào nhân vật này như đại diện cho hình ảnh người phụ nữ hiện đại, mạnh mẽ, biết làm chủ cuộc đời. Dù từng tuyệt vọng, nhưng chị có sự thay đổi nội tâm rõ rệt, chị biết vươn lên từ nghịch cảnh, dám tin vào hạnh phúc và cuộc sống mới. Với tác phẩm "Dì Hảo" mang màu sắc bi kịch, kết thúc buồn, thể hiện sự lên án xã hội phong kiến và cảm thương cho số phận người phụ nữ. Còn tác phẩm "Mùa lạc" thì mang tinh thần lạc quan hơn, khẳng định niềm tin vào cuộc sống và con người với kết thúc mở ra hi vọng mới. Tuy cả hai đều nói về người phụ nữ bất hạnh, nhưng câu chuyện về dì Hảo là bi kịch đau xót không lối thoát, còn câu chuyện về chị Đào là hành trình vượt qua khổ đau để hồi sinh và tìm lại hạnh phúc.

Cả Hai tác phẩm đều có tính xây dựng nhân vật chân thực, giàu sức sống. Cách kể chuyện giàu cảm xúc, mang tính nhân đạo sâu sắc. Cùng với đó là ngôn ngữ giản dị, mộc mạc nhưng giàu tính biểu cảm. Cả hai tác phẩm đều mang lại sự gần gũi với đời sống thường ngày, giàu chất đời, khiến người đọc dễ đồng cảm.

Hai tác phẩm còn mang những nét riêng về nghệ thuật như với "Dì Hảo" được tác giả kể theo ngôi thứ nhất, lối kể này tạo cảm giác gần gũi, chân thực, đầy xót xa và cảm thông. Còn về tác phẩm "Mùa lạc" tác giả đã sử dụng ngôi thứ ba để kể câu chuyện điều này đã cho người đọc thấy bao quát toàn cảnh cũng như là đi sâu và nhìn nhận câu chuyện một cách khách quan hơn.

Tác phẩm "Dì Hảo" của nhà văn Nam Cao và "Mùa lạc" của tác giả Nguyễn Khải đều mang những nét tương đồng giống nhau. Cả hai tác giả đều cùng viết về số phận người phụ nữ nhưng "Dì Hảo" đã có điểm khác biệt so với "Mùa lạc". Những điểm khác biệt này cũng đã tạo nên giấu ấn riêng biệt cho cả hai tác phẩm điều đó cũng là một phần để lại những dấu ấn khó quên trong lòng người đọc cũng như tạo nên sự thành công của hai tác phẩm



Câu 1: Mục đích nghị luận của văn bản là: Bày tỏ quan điểm khẳng định giá trị của những chi tiết, những việc nhỏ, để làm được việc lớn phải quan tâm, chỉnh chu từ những việc nhỏ nhất

- Thuyết phục người đọc về việc cần phải thay đổi, học cách làm những việc nhỏ một cách đúng đắn từ đầu

Câu 2: Theo văn bản trên, điều khiến cho Elon Musk trở nên khác biệt với phần còn lại của thế giới là "Bên cạnh khả năng sáng tạo đáng kinh ngạc, Elon Musk còn có sự tập trung đến mức ám ảnh vào các chi tiết và khả năng giải quyết vấn đề ở cấp kĩ thuật trong từng sản phẩm mà ông tạo ra"

Câu 3: Mối quan hệ giữa nhan đề "Bắt đầu từ việc nhỏ" với nội dung của văn bản là: có mội quan hệ chặt chẽ với nhau

- Nhan đề "Bắt đầu từ việc nhỏ" đã khái quát nội dung chính của văn bản, cho người đọc thấy được văn bản nói về điều gì

- Nội dung của văn bản triển khai ý chi tiết từ nhan đề của văn bản

Câu 4: Ngôn ngữ biểu cảm được sử dụng trong đoạn 2 và 3 là:

"Có thể", "Chắc chắn"

-Tác dụng:

+ Làm câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn và giàu tính cảm xúc

+ Thể hiện thái độ khẳng định mạnh mẽ của tác giả về sự cần thiết phải bắt đầu từ những việc nhỏ để tiến tới thành công

Câu 5:

Trong truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí" của nhà văn Tô Hoài đã nói lên tâm tư và khao khát của tuổi trẻ qua lời của Dế Mèn: Hỡi ôi! Còn chi buồn bằng, tuổi thì trẻ, gân thì cứng, máu thì cuồn cuộn với trái tim và tấm lòng thiết tha mà đành sống theo khuôn khổ bằng phẳng. Tác giả Đỗ Thành Long lại khẳng định "chắc chắn mỗi người đều có thể đóng góp cho xã hội bằng việc tự đặt mình trong khuôn khổ chung". Theo em, hai quan điểm này vừa có ý mâu thuẫn lại vừa có ý không mâu thuẫn với nhau. Bởi vì, hai quan điểm này có ý mâu thuẫn là do nhà văn Tô Hoài cho rằng "sống theo khuân khổ bằng phẳng" đối với tuổi trẻ đang tràn đầy nhiệt huyết là điều đáng buồn, ông kêu gọi tuổi trẻ cần phải biết phá bỏ những khuôn khổ chật hẹp, những cái bằng phẳng để sáng tạo và đạt được thành công. Trong khi đó tác giả Đỗ Thành Long lại khẳng định muốn đóng góp cho xã hội thì trước hết mỗi người cần tuân theo những khuân khổ chung, những chuẩn mực của xã hội. Còn hai quan điểm này không mâu thuẫn với nhau là bởi vì hai quan điểm này có tính chất hỗ trợ lẫn nhau. Sống theo khuôn khổ hay bức phá, phá dỡ khuân khổ tùy vào điều kiện, hoàn cảnh. Có những "khuôn khổ" bắt buộc cần tuân theo, cũng có những "khuôn khổ" cần được xóa bỏ. Việc sống theo khuôn khổ bằng phẳng hay bứt phá, sáng tạo là lựa chọn riêng của mỗi người, sự lựa chọn ấy phụ thuộc vào tính cách, sở thích và năng lực riêng. Lựa chọn lối sống nào cũng đều có thể thành công và đóng góp cho xã hội, có thể đồng thời lựa chọn cả hai.

Câu 1: Mục đích nghị luận của văn bản là: Bày tỏ quan điểm khẳng định giá trị của những chi tiết, những việc nhỏ, để làm được việc lớn phải quan tâm, chỉnh chu từ những việc nhỏ nhất

- Thuyết phục người đọc về việc cần phải thay đổi, học cách làm những việc nhỏ một cách đúng đắn từ đầu

Câu 2: Theo văn bản trên, điều khiến cho Elon Musk trở nên khác biệt với phần còn lại của thế giới là "Bên cạnh khả năng sáng tạo đáng kinh ngạc, Elon Musk còn có sự tập trung đến mức ám ảnh vào các chi tiết và khả năng giải quyết vấn đề ở cấp kĩ thuật trong từng sản phẩm mà ông tạo ra"

Câu 3: Mối quan hệ giữa nhan đề "Bắt đầu từ việc nhỏ" với nội dung của văn bản là: có mội quan hệ chặt chẽ với nhau

- Nhan đề "Bắt đầu từ việc nhỏ" đã khái quát nội dung chính của văn bản, cho người đọc thấy được văn bản nói về điều gì

- Nội dung của văn bản triển khai ý chi tiết từ nhan đề của văn bản

Câu 4: Ngôn ngữ biểu cảm được sử dụng trong đoạn 2 và 3 là:

"Có thể", "Chắc chắn"

-Tác dụng:

+ Làm câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn và giàu tính cảm xúc

+ Thể hiện thái độ khẳng định mạnh mẽ của tác giả về sự cần thiết phải bắt đầu từ những việc nhỏ để tiến tới thành công

Câu 5:

Trong truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí" của nhà văn Tô Hoài đã nói lên tâm tư và khao khát của tuổi trẻ qua lời của Dế Mèn: Hỡi ôi! Còn chi buồn bằng, tuổi thì trẻ, gân thì cứng, máu thì cuồn cuộn với trái tim và tấm lòng thiết tha mà đành sống theo khuôn khổ bằng phẳng. Tác giả Đỗ Thành Long lại khẳng định "chắc chắn mỗi người đều có thể đóng góp cho xã hội bằng việc tự đặt mình trong khuôn khổ chung". Theo em, hai quan điểm này vừa có ý mâu thuẫn lại vừa có ý không mâu thuẫn với nhau. Bởi vì, hai quan điểm này có ý mâu thuẫn là do nhà văn Tô Hoài cho rằng "sống theo khuân khổ bằng phẳng" đối với tuổi trẻ đang tràn đầy nhiệt huyết là điều đáng buồn, ông kêu gọi tuổi trẻ cần phải biết phá bỏ những khuôn khổ chật hẹp, những cái bằng phẳng để sáng tạo và đạt được thành công. Trong khi đó tác giả Đỗ Thành Long lại khẳng định muốn đóng góp cho xã hội thì trước hết mỗi người cần tuân theo những khuân khổ chung, những chuẩn mực của xã hội. Còn hai quan điểm này không mâu thuẫn với nhau là bởi vì hai quan điểm này có tính chất hỗ trợ lẫn nhau. Sống theo khuôn khổ hay bức phá, phá dỡ khuân khổ tùy vào điều kiện, hoàn cảnh. Có những "khuôn khổ" bắt buộc cần tuân theo, cũng có những "khuôn khổ" cần được xóa bỏ. Việc sống theo khuôn khổ bằng phẳng hay bứt phá, sáng tạo là lựa chọn riêng của mỗi người, sự lựa chọn ấy phụ thuộc vào tính cách, sở thích và năng lực riêng. Lựa chọn lối sống nào cũng đều có thể thành công và đóng góp cho xã hội, có thể đồng thời lựa chọn cả hai.

Câu 1: Thể thơ của đoạn trính trên là thể thơ tám chữ

Câu 2: Dựa vào khổ thơ thứ hai và ba thể hiện hình ảnh của biển đảo và đất nước: "Biển mùa này sóng dữ phía Hoàng Sa", "Các con mẹ vẫn ngày đêm bám biển", "Mẹ tổ quốc", "Biển tổ quốc" " Máu của họ ngân bài ca giữ nước"

Câu 3: "Mẹ Tổ quốc vẫn luôn ở bên ta/ Như máu ấm trong màu cờ nước biển"

Tác dụng: + Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm của câu thơ

+, So sánh sự gắn bó thiêng liêng, giữa Tổ quốc và con người, thể hiện tình yêu nuicws sâu sắc và sức mạng tinh thân của người dân Việt Nam

Câu 4: Đoạn trích thể hiện tình cảm yêu nước sâu sắc, lòng tự hào dân tộc và biết ơn những người lính đang ngày đên giữ gìn chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tác giả

Câu 5: Ngày nay, các vùng đảo của nước ta đang ngày càng phát triển, cùng với đó là sự lăm le của những kẻ xấu xa, hòng chiếm đoạt một phần lãnh thổ của Việt Nam. Vì vậy, em nghĩ dù là học sinh thì cũng đã đến lúc em thực hiện hành động thiết thực rồi. Như Bác Hồ đã nói “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”. Em và các bạn sẽ làm hết sức mình có thể với lứa tuổi học trò. Chúng em sẽ tuyên truyền về chủ quyền biển đảo, về vẻ đẹp, về sự phát triển của vùng đảo nước ta qua các diễn đàn quốc tế. Chúng em sẽ ca hát, nhảy múa, vẽ tranh, quay clip… để khẳng định những điều đó với tất cả mọi người. Chúng em sẽ cùng nhau quyên góp sách vở, áo quần, đồ dùng… để gửi tặng cho các bạn nhỏ đang cùng gia đình sinh sống ở biển đảo. Em sẽ làm tất cả với trái tim nhiệt huyết của một học sinh biết tự ý thức về trách nhiệm của mình với biển đảo quê hương. Vì em biết, chỉ khi tất cả cùng hành động thì mới có thể tạo ra nguồn sức mạnh khổng lồ bảo vệ vùng biển Việt Nam.


Câu 1: Văn bản thế hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình trong hoàn cảnh xa quê hương, sống nơi đất khách

Câu 2: Những hình ảnh khiến nhân vật trữ tình ngỡ như quê ta : "nắng trên cao, màu trắng của mây bay xa, đồi vàng trên đỉnh ngọn

Câu 3: Cảm hứng chủ đạo của văn bản trên là nỗi nhớ quê hương da diết khi sống nơi đất khách

Câu 4: Hình ảnh khổ 1 của tâm trạng nhân vật trữ tình là hình ảnh quen thuộc, thân thương như khi đang ở quê nhà còn hình ảnh ở khổ 3 tâm trạng của nhân vật trữ tình là nỗi nhỡ nhà da diết, chỉ biết nghicx đến để vơi đi nỗi vơi ấy đồng thời bộc lộ cảm xúc cô đơn buồn tủi

Câu 5: Em ấn tượng bởi hình ảnh" Ngó xuống mũi giày thì lữ thứ/ Bụi đường cũng bụi của người ta" vì hình ảnh này diễn tả rất chân thực cảm giác cô đơn, lạc lõng và thân phận lữ khách nơi đất khách quê người