

Vũ Nguyễn Diệu Huyền
Giới thiệu về bản thân



































Câu 1:
Chúng ta sinh ra đều mang trong mình những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Không ai sinh ra đã hoàn hảo, nhưng ai cũng có cơ hội để trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình . Và để làm được điều gì đó bản thân cũng phải học hỏi rất nhiều điều và rèn luyện một cách có kỉ luật mới làm nên chuyện được nhưng cũng là cách để bản thân tốt hơn từng ngày, giúp bản thân tích lũy được nhiều kiến thức cũng như trải nghiệm và kinh nghiệm. Đó là điều rất cần thiết trong cuộc sống để trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình mỗi ngày. Thành công mà ta mong muốn không tự nhiên mà đạt được nếu không có sự nỗ lực, chăm chỉ làm nên và điều này phụ thuộc vào chính suy nghĩ, hành động của bản thân. Để làm được điều lớn cần chắt chiu những điều nhỏ, chúng ta cần phải bắt đầu từ việc xác định và học cách làm những việc nhỏ một cách đúng đắn từ đầu mới khiến bản thân tốt lên từng ngày và làm việc cần làm tốt nhất có thể. Khi ta cố gắng mỗi ngày, dù chỉ là những thay đổi nhỏ như rèn luyện tính kỷ luật, học hỏi điều mới hay sửa chữa một thói quen xấu, ta đang từng bước nâng cao giá trị bản thân. Trong một thế giới không ngừng thay đổi, nếu ta không tiến lên thì đồng nghĩa với việc bị bỏ lại phía sau. Hơn nữa, khi trở thành phiên bản tốt hơn, ta không chỉ sống tích cực hơn mà còn có khả năng lan tỏa ảnh hưởng tốt đến người khác. Tuổi trẻ là thời gian thích hợp nhất để rèn luyện, để dám sai và đứng dậy sau những vấp ngã. Vì vậy, mỗi người cần nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phát triển bản thân để sống có ý nghĩa hơn và đóng góp nhiều hơn cho xã hội.
Câu 2:
Nếu ví văn chương là một đại lộ thênh thang, thì mỗi nhà văn đều cố kiếm tìm cho mình một lối đi riêng, một vùng đất mới mà khai phá. Thế nhưng, dù chẳng cô ý, trên đại lộ rộng lớn đó, luôn có những lối rẽ, luôn có những giao lộ gặp gỡ bất ngờ. Tác phẩm Dì Hảo của Nam Cao với tác phẩm Mùa Lạc của Nguyễn Khải chính là một giao lộ như thế. Cùng viết về số phận bất hạnh của phụ nữ,cả hai ngòi bút đã làm bật lên được những vẻ đẹp, tính chất điển hình của đối tượng, nhưng bên cạnh đó, mỗi tác giả đều có những tìm tòi đầy thú vị, những khía cạnh chỉ họ mới soi chiếu đến để độc giả chúng ta có thên những bài học quý giá về trông nhìn và thưởng thức.
Nam Cao - nhà văn hiện thực xuất sắc của Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Truyện Dì Hảo là một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông viết về số phận bất hạnh của người phụ nữ nông thôn dưới chế độ cũ. Với nhân vật Dì Hảo, một người phụ nữ chân chất, ngoan hiền, chịu thương, chịu khó nhưng số phận đưa đẩy cô làm một người con nuôi bị người chồng khinh thường và hành hạ tinh thần. Dù đã chịu đựng cảnh nuôi chồng nhưng vẫn bị sỉ nhục thì nỗi đau mất con càng làm cô tiều tụy, mệt mỏi và vì con mất nên chồng càng chửi dì, đổ hết mọi lỗi lầm cho dì để rồi khi chán hắn lại bỏ đi mặc dì đau ốm, vật vã nhưng với bản chất cam chịu của mình cô vẫn không trách người chồng ấy một lời. Nguyễn Khải - gương mặt nổi bật của thế hệ nhà văn trưởng thành sau Cách mạng tháng Tám. Truyện Mùa Lạc là một truyện ngắn tiêu biểu của Nguyễn Khải viết về đề tài cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Chị Đào của Nguyễn Khải được miêu tả là người phụ nữ công nhân với đầy sự tiếc nuối thanh xuân của mình khi đã lấy phải một gã nghiện bạc nhưng chồng và con lần lượt rời xa chị khiến cuộc sống của chị phải bôn ba khắp nơi để mưu sinh,kiếm sống rồi dừng chân ở Điện Biên nơi được cho là quê hương thứ hai của chị.
Tuy sáng tác ở hai thời điểm khác nhau nhưng hai nhà văn lại xuất phát chung một đề tài đó là khắc họa sự hy sinh và thân phận của người phụ nữ trong xã hội. Hai người phụ nữ với số phận phải cam chịu với nghịch cảnh và người thân bên cạnh họ đều dính vào tệ nạn xã hội rồi cũng rời xa hai con người nhân từ ấy bởi dù có chuyện gì xảy ra hai chị không trách chồng mình một câu nào mà ngậm đắng nuốt đắng chịu đựng người "bạn đời" của mình.Hai tác phẩm đều thể hiện rõ phong cách sáng tác của hai tác giả nhưng vẫn có điểm tương đồng. Nam Cao và Nguyễn Khải đã thay nhân vật là người kể chuyện để người đọc hiểu rõ hơn về hoàn cảnh nhân vật cũng như miêu tả rõ nội tâm hai nhân vật của mình một cách độc đáo khiến độc giả cảm nhận được sâu sắc qua từng con chữ.Lối viết giản dị, chân thành nhưng đầy hàm ý sâu xa, thể hiện sự nhân vân trong cách nhìn nhận cuộc sống và con người của hai nhà văn.
"Dì Hào" và "Mùa Lạc" vẫn mang cho mình những đặc trưng riêng được thể hiện qua thời kì khác nhau. Dì Hào sống ở chế độ cũ nên khi phải chịu những đắng cay dì vẫn phải ở trong ngôi nhà đó cũng như không thể làm gì khác với số phận của mình vì những người phụ nữ không có tiếng nói trong xã hội bị đè nén bởi những quy tắc và định kiến xã hội, khác với chị Đào sống ở thời kì mới của đất nước dù cũng phải chịu khó khăn nhưng chị vẫn có cơ hội được đến một nơi khác để "chữa lành" và làm lại cuộc đời vẫn có những niềm vui riêng, được thay đổi công việc như ý thích. Nguyễn Khải đã cho chị Đào một cuộc sống từng bị bỏ rơi, lạc lõng nhưng với sự hòa nhập của cộng đồng đã cho chị sống một cuộc đời mới, tìm lại được sự tự tin, yêu đời mà trước kia chị đã hối tiếc. Tác giả khắc họa rõ nội tâm nhân vật, sự đấu tranh của quá khứ với hiện tại, từ đó làm nổi bật quá trình tự nhận thức và phát triển của nhân vật.Mùa lạc thể hiện giá trị lao động và cộng đồng trong xã hội mới. Tác phẩm khuyến khích niềm tin vào sự thay đổi và tinh thần làm việc tập thê . Nam Cao sống trước cách mạng nên dì Hào đã phản ánh cuộc sống khốn khổ, hy sinh của người phụ nữ phải cam chịu những nỗi đau riêng vì gia đình nhưng lại phải đối diện với sự cô đơn thiếu thốn tình thương không có gì để bù đắp. Tác giả đã khai thắc rất sâu vào tâm lý nhân vật và số phận của họ, từ đó tạo nên tình huống bi kịch trong cuộc đời của dì Hào,tác phẩm sử dụng những chi tiết nhỏ nhặt trong cuộc sống của dì Hảo để làm nổi bật của nỗi cô đơn và hy sinh bà. Nhân vật dì Hảo được xây dựng rất tinh tế và giàu cảm xúc, khiến người đọc cảm nhận rõ sự cảm thông và xót thương. Tác phẩm phản ánh một xã hội đầy bất công , nhưng cũng đầy tính nhân đạo, khắc họa cảm giác bi kịch trong cuộc sống của người phụ nữ với sự hy sinh vô bờ.
Vì hai tác giả có hai phong cách sáng tác khác nhau và mỗi người đều cho mình một đặc sắc riêng nên dù hai tác phẩm sinh ra hai thời đại khác nhau nhưng vẫn mang cho mình một vài nét tương đồng như thể hiện sự đồng cảm của những người phụ nữ với nhau. Nam Cao và Nguyễn Khải đã cho nền văn học Việt Nam hai bài vô cùng sâu sắc, gây ấn tượng đặc biệt với người đọc cũng như tạo được tiếng vang riêng cho bản thân.
Cái đẹp của truyện ngắn muôn màu là cái đẹp luôn hiện như một thực thể không đáy và mình là kẻ mò mẫm. Dò tìm trong say mê thì may ra mới thấy được và trong giây phút "tìm kiếm say mê" trong truyện ngắn của nhà văn Nam Cao và Nguyễn Khải ta thấy được vẻ đẹp của "Dì Hào" cũng như của " Dì Đào" mà có lẽ hai ông cũng phải cung cúc, tận tụy trong mỗi dòng, mỗi chữ
Caau1: mục đích nghị luận của văn bản là:
-Khơi dậy ý thức rèn luyện bản thân từ những việc nhỏ, chi tiết trong cuộc sống và công việc để từng bước thực hiện những ước mơ,lý tưởng lớn lao
Câu 2: Theo văn bản trên, điều khiến cho Elon Musk trở nên khác biệt với phần còn lại của thế giới là:
- Có sự tập trung đến mức ám ảnh vào các chi tiết và khả năng giải quyết vấn đề ở cấp kỹ thuật trong từng sản phẩm mà ông tạo ra
Câu 3:Mối quan hệ giữa nhan đề Bắt đầu từ việc nhỏ với nội dung của văn bản:
Nhan đề có mối quan hệ chặt chẽ và xuyên suốt với nội dung của văn bản.Nội dung văn bản chứng minh và làm rõ nhan đề như: -Đoạn 1 nêu ví dụ điển hình vê Elon Musk, người có những ước mơ rất lớn về tương lai nhân loại nhưng lại được ngưỡng mộ bởi sự tập trung vào từng chi tiết nhỏ trong sản phẩm.
-Các nhà lãnh đạo thành công ở Việt Nam cũng được tác giả mô tả là những người luôn chỉn chu trong từng chi tiết nhỏ dù có ước mơ to lớn.
-Đoạn 3 mở rộng ý: mỗi người không nhất thiết phải là anh hùng, nhưng hoàn toàn có thể đóng góp tích cực cho xã hội bằng cách làm tốt việc nhỏ của mình.
Câu 4: Tác dụng của ngôn ngữ biểu cảm được sử dụng trong đoạn văn (2) và (3).
-Làm cho văn bản trở nên sinh động, chân thực và giàu tính thuyết phục hơn
-Tạo động lực và truyền cảm hứng, khơi gợi tinh thần trách nhiệm và ý thức cá nhân
- Tạo sự gần gũi, thân mật khiến cho văn bản trở nên sâu sắc và người đọc dễ nhớ
Câu 5:
Theo em, hai quan điểm trên không hề mâu thuẫn với nhau mà còn bổ sung cho nhau.Trong Dế Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài mượn lời Dế Mèn để thể hiện khát vọng vượt ra sự tầm thường,khuôn khổ,sống một cuộc đời có ý nghĩa, xứng đáng với sức trẻ và hoài bão lớn lao.Đó là tiếng nói đặc trưng cho tinh thần tuổi trẻ: dám mơ,dám nghĩ,dám làm.Trong khi đó,quan điểm của tác giả Đỗ Thành Long không phủ nhận khát vọng sống có lý tưởng mà còn nhấn mạnh rằng muốn đóng góp cho xã hội và phát triển bản thân, mỗi ngừi cần bắt đầu từ việc sống có kỉ luật,có trách nhiệm trong khuôn khổ chung. Đây là cái 'nền' cần thiết để từ đó vươn lên thực hiện những điều lớn lao. Như vậy, khát vọng vươn xa và ý thức kỷ luật, trách nhiệm của hai tác giả không loại trừ nhau mà còn song hành.
Câu 1:
-Thể thơ: tự do
Câu 2:Trong khổ thơ thứ hai và thứ ba của bài thơ, một số từ ngữ tiêu biểu thể hiện hình ảnh về biển đảo và đất nước bao gồm:
+Biển mùa này sóng dữ phía Hoàng Sa
+Các con mẹ vẫn ngày đêm bám biển
+Mẹ Tổ quốc vẫn luôn ở bên ta
+Như máu ấm trong màu cờ nước Việt
+Máu ngư dân trên sóng lại chan hòa
+Máu của họ ngân bài ca giữ nước
+Biển Tổ quốc đang cần người giữ biển
Câu 3:
-Biện pháp tu từ : so sánh
"Mẹ Tổ quốc vẫn luôn ở bên ta
Như máu ấm trong màu cờ nước Việt"
-Tác dụng
+Tăng tính biểu cảm, sự thiêng liêng, sự sâu sắc trong việc thể hiện lòng yêu nước và tình cảm gắn bó mật thiết giữa con người với Tổ quốc.
+Khẳng định sức mạnh, lòng kiên cường, sự bất khuất của người dân Việt Nam, dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, luôn được che chở và nuôi dưỡng bởi tình yêu nước.
Câu 4;Đoạn trích trên thể hiện những tình cảm:
+Lòng yêu nước sâu sắc
+Sự kính trọng và ngưỡng mộ đối với những người bảo vệ biển đảo
+Tình cảm thiêng liêng và gắn bó với Tổ quốc
+Sự đau thương và hy sinh vĩ đại của dân tộc
+Niềm tự hào và sự quyết tâm bảo vệ biển đảo Tổ quốc
Câu 5:
Trách nhiệm của mỗi người trong việc bảo vệ biển đảo quê hương không chỉ là nhiệm vụ của quân đội hay những người trực tiếp làm nhiệm vụ canh gác mà là của tất cả công dân Việt Nam. Đối với tôi, việc bảo vệ biển đảo Tổ quốc bắt đầu từ nhận thức và hành động cụ thể như bảo vệ môi trường biển, tham gia vào các hoạt động tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nước và chủ quyền biển đảo, đồng thời có trách nhiệm với các vấn đề an ninh quốc gia. Bên cạnh đó, sự hiểu biết về pháp lý, về những vấn đề liên quan đến biển đảo cũng là cách thể hiện tình yêu và trách nhiệm đối với Tổ quốc. Chỉ khi mỗi người dân, dù là ở đâu, làm gì, đều ý thức được trách nhiệm của mình, thì biển đảo quê hương mới được bảo vệ vững chắc.
Câu 1:
-Văn bản trên thể hiện tâm trạng,cảm xúc của nhân vật trữ tình trong hoàn cảnh xa quê, đang sống hoặc đi lại ở một nơi khác, không phải quê hương của mình
Câu 2: những hình ảnh khiến nhân vật trữ tình ngỡ như quê ta.
-Nắng trên cao
-Màu mây trắng bay phía xa
-Đồi nhuộm vàng trên đỉnh ngọn
Câu 3:
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là nỗi nhớ quê hương da diết và tâm trạng cô đơn, lạc lõng của người xa xứ.Khi tác giả đứng trước cảnh vật nơi đất khách, dù có nét tương đồng với quê nhà nhưng vẫn mang sự khác biệt, gợi lên cảm giác xa lạ và nỗi nhớ quê hương.
Câu 4:
-Khổ thơ đầu: Nhân vật trữ tình cảm nhận ánh nắng và mây trắng nơi đất khách có nét tương đồng với quê hương, khiến anh ngỡ mình như đang ở nhà
-Khổ thứ ba: Nhân vật trữ tình nhận ra dù nắng và mây có giống quê hương nhưng bản thân vẫn đang ở nơi đất khách khiến nỗi nhớ quê hương trở nên sâu sắc hơn
Câu 5:
“Ngó xuống mũi giày thì lữ thứ
Bụi đường cũng bụi của người ta.” 
Hình ảnh này thể hiện sâu sắc tâm trạng cô đơn, lạc lõng của nhân vật trữ tình khi nhận ra mình đang ở nơi đất khách quê người. Cái nhìn xuống mũi giày như một hành động vô thức, phản ánh sự trầm tư, tự vấn về vị trí của mình. Câu thơ “Bụi đường cũng bụi của người ta” nhấn mạnh cảm giác xa lạ, khi ngay cả những hạt bụi cũng không thuộc về quê hương mình. Hình ảnh này làm nổi bật nỗi nhớ quê hương da diết và sự ý thức rõ rệt về sự xa cách, khiến người đọc đồng cảm sâu sắc với tâm trạng của tác giả