

Huỳnh Minh Phúc
Giới thiệu về bản thân



































Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kỉ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm ở lớp 5 mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.
Sau khi làm lễ khai giảng xong. Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thấy thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm lận đận với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói: Chào các em, thầy tên là Tâm, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các em trong lớp 5 bậc tiểu học. Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng.
Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một vài bạn ngồi phía dưới mắt kém nên không thấy liền được thầy đổi chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn xao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.
Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những trò chơi dân gian cùng với chúng tôi.
Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội.
Trong cuộc đời mỗi chúng ta sẽ luôn có những người có ảnh hưởng lớn tới tính cách, cuộc đời mình. Người mà em luôn ngưỡng mộ, yêu thương nhất trong cuộc đời mình chính là mẹ em.
Mẹ em năm nay đã hơn năm mươi tuổi . Dáng người mẹ hơi thấp, làn da mẹ vàng rậm vì những tháng ngày vất vả làm việc. Mẹ có khuôn mặt tròn, nhỏ nhắn. Nổi bật trên khuôn mặt ấy là đôi mắt như biết nói, đen láy, mỗi khi mẹ cười đôi mắt ấy lại lấp lánh lạ thường. Mũi mẹ thấp, thẳng. Đôi môi mẹ không dùng son bao giờ nhưng luôn có màu hồng tự nhiên rất tươi.
Mỗi khi mẹ cười, hàm răng trắng muốt lộ ra trông rất đẹp. Thường thì mẹ nội trợ ở nhà, mẹ mặc một bộ đồ ở nhà rất đơn giản, đến khi đi tiệc mẹ hay thích mặc những chiếc váy liền có màu trắng hoặc xanh. Mẹ em nấu ăn rất ngon, ba nói là thích về nhà ăn hơn là ăn ở ngoài. Bữa sáng mẹ cũng dậy sớm để chuẩn bị cho cả nhà để cả nhà có một bữa dinh dưỡng nạp năng lượng cho ngày mới.
Đôi tay mẹ đã có nếp nhăn. Đôi bàn tay ấy đã ân cần dạy em tập viết, đôi bàn tay chăm em ốm, nấu cơm cho em ăn,…Em yêu lắm đôi bàn tay mẹ. Mẹ vì em đã hi sinh rất nhiều, tình yêu mẹ đã đặt hết lên em, biết điều đó, em biết rằng mình không thể làm mẹ thất vọng.
Em rất yêu mẹ, trong trái tim em mẹ là tất cả, không ai có thể thay thế. Em tự hứa với lòng phải học thật giỏi, thật chăm ngoan để mẹ vui lòng.
a. Dữ liệu được căn trái: Họ và tên, số ngày công,
Bước 1: Chọn trang chiếu
Bước 2: Chọn thẻ Transitions
Bước 3: Chọn hiệu ứng
Bước 4: Chọn âm thanh và thời lượng.
Bước 5: Xem trước hiệu ứng
Bước 6: Chọn hiệu ứng nếu thấy phù hợp
“Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” là một bài ca dao của tác giả Hoàng Tiến Tựu. Mở đầu, tác giả đã khẳng định vẻ đẹp của hoa sen được miêu tả tinh tế trong bài ca dao. Lí lẽ và dẫn chứng được tác giả đưa ra rất thuyết phục. Tiếp đến, nhà văn phân tích nghĩa biểu tượng của hình ảnh hoa sen trong bài ca dao. Qua hình ảnh hoa sen, ông cha ta muốn gửi gắm thông điệp về phẩm chất của con người, dù sống trong môi trường xấu, vẫn giữ được nhân cách cao đẹp. Bài viết của Hoàng Tiến Tựu ngắn gọn nhưng rất sâu sắc.
Ngày xưa, có một ông vua nọ sai viên quan đi tìm người tài giỏi. Viên quan đi khắp nơi để tìm. Khi đến một cánh đồng thấy hai cha con đang làm việc, viên quan ra câu đố trâu một ngày cày được mấy đường thì đứa con đã hỏi ngược lại. Ông quan biết người tài giỏi nên về tâu với vua.
Nhà vua muốn thử tài lần nữa nên đã ra lệnh cho làng của cậu bé ba con trâu đực và ba thúng gạo nếp ra lệnh năm sau phải nộp chín con. Lần này, cậu bé vẫn giải được câu đố. Lần thứ ba, vua yêu cầu cậu làm thịt con chim sẻ làm ba cỗ thức ăn. Cậu bé đố lại từ cây kim làm con dao để xẻ thịt chim. Vua phục tài ban thưởng cho cậu. Có vua láng giềng muốn xâm phạm bờ cõi nước ta sai sứ đem một con ốc đố làm cách nào xâu chỉ qua được. Câu bé đã hát bài ca để giải khiến sứ giả thán phục. Vua phong cậu bé làm trạng nguyên xây dinh thự bên hoàng cung để tiện hỏi han.
a) Xét tam giác ABC ta có góc B = góc C (cân tại A) mà BQ và CP đều là đường phân giác nên 1/2(B) = 1/2(C) = góc OBE = góc OCE => tam giác OBC là tam giác cân
b) Vì O là giao điểm của đường phân giác BQ và CP nên O là đường phân giác trong tam giác ABC
=> O cách đều ba cạnh AB, AC và BC
c) Xét hai tam giác AEB và AEC ta có:
AB = AC (gt)
Góc ABE = góc ACE
AE là cạnh chung
=> 2 tam giác trên bằng nhau
=> BE = EC (2 cạnh tương ứng)
Vì góc AEB = góc AEC mà góc AEB + góc AEC = 180 độ (kề bù) nên AEB = AEC = 180 : 2 = 90 độ
=> AO đi qua trung điểm của đoạn thẳng BC và vuông góc với nó.
d) Xét 2 tam giác BPC và BQC ta có:
Góc PBC = góc QCB
BC là cạnh chung
Góc QBC = góc PCB
=> 2 tam giác trên bằng nhau
=> CP = BQ (2 cạnh tương ứng)
e) Vì AP = AB - BP và AQ = AC - CQ mà BP = CQ (câu d) nên AP = AQ
=> APQ là tam giác cân
a) Xét 2 tam giác OBC và ODA ta có:
OC = OA (gt)
Góc O chung
OD = OB (gt)
=> 2 tam giác trên bằng nhau
=> AD = BC (hai cạnh tương ứng)
b) 2 tam giác OBC = ODA => Góc OCB = góc OAD (câu a) và góc OBC = góc ODA (câu a) => góc ABE = góc CDE (kề bù)
Vì OA = OC và OB = OD nên AB = CD
Xét hai tam giác ABE và CDE ta có:
Góc ABE = góc CDE
CD = AB
Góc DCE = góc BAE
=> 2 tam giác trên bằng nhau (g.c.g)
c) Xét 2 tam giác OBE và ODE ta có:
BE = ED (câu b)
OD = OB
OE là cạnh chung
=> 2 tam giác trên bằng nhau
=> Góc BOE = góc DOE (2 góc tương ứng)
=> OE là tia phân giác của góc xOy
a) Xét 2 tam giác vuông IOE và IOF ta có:
Góc EOI = góc FOI (phân giác)
OI là cạnh chung
=> 2 tam giác trên bằng nhau
b) Từ câu a) => OE = OF (cạnh tương ứng)
Xét tam giác OEF có hai cạnh bên bằng nhau => là tam giác cân
=> Đường phân giác OH cũng là đường trung trực nên EF vuông góc với Om
Kẻ IE vuông góc với AD
Xét 2 tam giác vuông AEI và AHI ta có:
Góc IAH = 60 độ (kề bù) mà góc EAI = 60 độ (gt)
AI là cạnh chung
=> hai tam giác trên bằng nhau
=> IH = IE (cạnh tương ứng)
Xét 2 tam giác vuông IED và IKD ta có:
Góc EDI = góc KDI (gt)
DI là cạnh chung
=> hai tam giác trên bằng nhau
=> IE = IK (hai cạnh tương ứng)
Vậy IK = IH