Đỗ Thái Phương My

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng các bạn đến với ngôi nhà danh dự OLM của mình! Mời các anh/chị/em chiêm ngưỡng và nhớ kết bạn nha, càng nhiều càng tốt. Trong lúc mình trả lời các câu hỏi trên diễn đàn, ai có điểm SP mà đã được mình trả lời thì nhớ tick cho mình nha! Thanks!!
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Dân tộc ta luôn đề cao đức tính khiêm nhường và giản dị. Lối sống đơn sơ của Chủ tích Hồ Chí Minh vĩ đại đã trở thành một tấm gương sáng cho bao thế hệ trẻ và là một phẩm chất quý già mà chúng ta cần phải tiếp nối và phát huy. Vậy, lối sống giản dị là gì?

Với công nghệ tiên tiến và thế giới phát triển mạnh mẽ, lối sống giản dị dường như biến mất giữa các loại máy móc hiện đại và cao ốc chọc trời. Chính vì vậy, phong cách sinh hoạt giản dị phải là một trong những phẩm chất mà mỗi con người cần có. Giản dị là lối sống đơn giản, phù hợp với hoàn cảnh, không phô trương và cầu kì trong đời sống thường ngày. Lối sống giản đơn được bộc lộ ở nhiều phương diện sinh hoạt trong đời sống thường nhật như trang phục, nói năng, cách sinh hoạt, ăn mặc,… Đây là một trong những đức tính vô cùng đáng quý của con người, giúp con người hoàn thiện được bản thân một cách tốt nhất.

Người sống giản dị thường rất để ý tới môi trường xung quanh để ăn mặc, nói năng sao cho phù hợp. Trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, tác giả Phạm Văn Đồng đã viết rằng Bác sống đơn sơ, văn minh, “phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ, ác liệt của quần chúng nhân dân”. Người chuộng lối sống giản dị luôn ăn mặc gọn gàng và tiện dụng, không quá diêm dúa, cầu kì. Giản dị còn toát lên một vẻ lịch thiệp, từ tốn qua lời nói, cách ứng xử sử dụng ngôn ngữ không hoa mĩ, cầu kì, khó hiểu. Giản dị được thể hiện qua phong cách sinh hoạt bằng cách hòa đồng với mọi người, tự nhiên và gần gũi trong cách cư xử, không tự coi mình là người đặc biệt, khác người mà cần thấy mình bình thường như những người khác. Giống như Bác Hồ luôn gắn liền với bộ quần áo kaki cũ sờn và đôi dép cao su, hay sự quý trọng đối với người phục vụ, Bác đã trở thành biễu tượng của lối sống chân thật mà giản dị như một phong cách riêng của người lãnh đạo.

Sống giản dị là lối sống vô cùng lành mạnh và cao quý.  Một lối sống không trọng vật chất, thích những điều đơn giản sẽ mang lại cho con người sự trong sạch trong tinh thần. Lối sống giản dị tạo nên sự hòa đồng, gắn kết và cảm thông với mọi người xung quanh. Nó giúp ta hoàn thiện bản thân, tạo cho xã hội sự hòa đồng, bình đẳng và nhân ái. Sống giản dị là một cách hưởng thụ cuộc sống một cách chân thực và tốt đẹp, rèn luyện đức tính khiêm tốn trong sinh hoạt và đời sống hằng ngày. Chính vì vậy, người có lối sống giản dị luôn được mọi người yêu mến và kính trọng

Từ xưa tới nay có rất nhiều tấm gương về đức tính giản dị mà chúng ta cần phải học tập. Trước hết, ta phải nhắc đến Chủ tịch Hồ Chí Minh với đời sống đơn sơ, mộc mạc. Từng bữa ăn, từng bộ quần áo đều toát lên một vẻ chân chất nhưng lịch thiệp. Dù là một vị lãnh tụ vĩ đại, Bác vẫn giữ nguyên phẩm chất tốt đẹp đó vì dân, vì nước. Nhà thơ, nhà văn Nguyễn Ngọc Ánh cũng vậy. Những tác phẩm văn chương của ông luôn thể hiện lối sống giản dị và yêu thương thiên nhiên. Tác phẩm “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” đã trở thành biểu tượng của sự giản dị và tuổi thơ trong văn học Việt Nam. Sống giản dị không có nghĩa là sống gò bó, keo kiệt đối với bản thân mà là sống một cách vừa đủ, phù hợp với điều kiện, với hoàn cảnh để thể hiện được sự tao nhã, thanh lịch, văn hóa.Phê phán lối sống khoe khoang, đua đòi hay giản dị một cách giả tạo.

Quả thật lối sống giản dị đáng trân trọng vô cùng và cần có ở mỗi một con người chúng ta. Chính vì vậy mà ta cần tạo cho mình một lối sống giản dị và lan tỏa lối sống giản dị đến những người xung quanh để cuộc sống luôn tươi đẹp và hài hòa. Liên hệ bản thân em, em cần phải học tập và nhận thức được vẻ đẹp của lối sống giản đơn, thanh lịch. Khi còn ngồi ở ghế nhà trường, em sẽ luôn chú ý đến việc học tập và tu dưỡng, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người và sống cởi mở, chân thành, đơn giản. Từ đó, ta cần hiểu được rằng giản dị không chỉ là đức tính vĩ đại mà còn là khởi nguồn cho mọi đức tính tốt đẹp của con người.

Nhan đề Mùa xuân chín đã gợi liên tưởng ngay cho độc giả về một mùa xuân vàng óng ánh, ấm áp thơ mộng với khung cảnh thiên nhiên rộn rã, mang đậm chất quê hương

 

Bài thơ đã mang lại cho em cảm xúc xót thương dâng trào trước hình ảnh kham khổ của người mẹ với công việc nặng nhọc. Cũng như người con trong bài thơ Mùa thu và mẹ, em cảm thấy sự khó khăn, hi sinh của người mẹ. Tiếng mẹ ho thao thức mỗi đêm làm ta cảm thấy xót xa, dù tuổi đã già nhưng vẫn phải gánh trên vai bổn phận nặng nhọc. Qua đó, ta luôn phải biết yêu thương, trân quý nỗi vất vả, sự hi sinh của đấng sinh thành cho ta.

Bài thơ được sử dụng hệ thống từ láy đặc sắc, mang tính nghệ thuật cao. Từ láy có sự biến đổi linh hoạt nên chúng được sử dụng phổ biến. Chúng thường được dùng để nhấn mạnh, diễn đạt cảm xúc xót thương, sự vất vả của người mẹ.

Qua truyện ngụ ngôn trên, em đã rút ra nhiều bài học bổ ích cho mình để áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. Truyện đã nhắn nhủ chúng ta phải biết bình tĩnh, suy nghĩ thấu đáo, sáng suốt như con lừa trước mọi khó khăn thì ắt sẽ vượt qua. Đồng thời, ta không nên quyết định hấp tấp một cách ngu ngốc, tàn ác và thiếu chín chắn như ông chủ trang trại. Qua đó, ta thấy được sự quan trọng của việc suy nghĩ chín chắn, thông minh để vượt qua mọi trở ngạu trước mắt.

Trong truyện ngụ ngôn "Con lừa và bác nông dân", em nhận thấy điểm khác biệt vô cùng lớn lao giữa bác nông dân và con lừa già.

Hành động:

Ông chủ trang trại khi thấy lừa bị lọt xuống giếng hành động hấp tấp, gian ác, không thương tiếc, nhờ ngay người giúp lấp miệng giếng; ngược lại, khi lừa bị rơi xuống giếng thì lúc đầu nó kêu la hàng giờ liền, khi sắp phải chôn sống nó kêu la thảm thiết nhưng về sau đã sáng suốt, lắc mình cho đất rơi xuống và bước lên trên, cuối cùng, lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài.

Suy nghĩ:

Ông chủ lúc đầu nghĩ rằng con lừa đã già và cái giếng cũng cần lấp lại nên đã quyết định chôn sống lừa già, sau một vài xẻng đất thì tâm trạng của ông vô cùng sửng sốt trước sự thông minh của con lừa; dù lừa không được biểu lộ suy nghĩ nhưng ta có thể thấy suy nghĩ của lừa thật chín chắn, thông minh, bình tĩnh trước mọi khó khăn.

=> Khác biệt và hoàn toàn trái ngược nhau.

Trong các nhân vật văn học kinh điển, em ấn tượng nhất với cậu bé Ma-ri-ô trong tác phẩm Một vụ đắm tàu, trích từ quyển sách "Tâm hồn cao thượng" của tác giả người Pháp Edmondo-De-Amicis. Ma-ri-ô đã để lại trong lòng người đọc một bài học sâu sắc cùng sự thán phục và thương cảm dành cho cậu.

Hình ảnh một cậu bé dũng cảm với đức hy sinh cao cả là ấn tượng sâu sắc nhất khi đọc tác phẩm này. Khi trên chiếc tàu đến cảng Li-vơ-pun. Ma-ri-ô trong hoàn cảnh bất hạnh khi vừa mất đi một người cha khi mới 12 tuổi. Cậu gặp Giu-li-ét-ta đang trên đường về đoàn tụ với bố mẹ. Hai đứa trẻ sớm trở thành bạn đồng hành. Không may thay, bão dần nổi lên, con tàu bị ngập, đang chìm dần với khung cảnh hỗn loạn trong khoang. Khi chiếc xuống cứu hộ cuối cùng được thả xuống một tiếng nói kêu lên :"Còn chỗ cho một đứa...bé thôi...nặng lắm rồi!" Giu-li-ét-ta "sững sờ, buông thõng hai tay, đôi mắt thẫn thờ tuyệt vọng". Vậy là Ma-ri-ô sẽ được cứu, cậu bé nhỏ hơn cô mà.

Tuy nhiên, hành động của cậu bé Ma-ri-ô thật ngoài sức tưởng tượng của người đọc. Cậu đã chọn cho Giu-li-ét ta được sống, vì "bạn còn bố mẹ, còn tôi chẳng còn ai để thương tiếc". Hành động dũng cảm của Ma-ri-ô không chỉ để lại cho cô bé Giu-li-ét-ta sự đau xót mà còn với người đọc. Chúng ta không thể không có cảm giác nghèn nghẹn trong tim khi cô bé gào khóc: "Vĩnh biệt! Vĩnh biệt Ma-ri-ô!"

Cậu bé Ma-ri-ô quả là một người đáng trân quý. Chỉ sau vài tiếng gặp gỡ, cậu đã chiếm trong lòng người đọc sự xót xa, thương cảm. Cậu đã khơi dậy trong lòng chúng ta một suy nghĩ trong sáng về tình bạn và sự quan tâm, đức hy sinh cao cả. 

Với Giu-li-ét-ta, cậu đã để lại cho cô bé sự thương xót không sánh được nhưng đồng thời, cũng để lại ấn tượng sâu sắc về những kỉ niệm đẹp của hai đứa bé. 

Qua tác phẩm, Ma-ri-ô được thể hiện là một cậu bé bất hạnh khi mất đi người cha nhưng đồng thời cũng mang trong mình phẩm chất dũng cảm đáng quý. Cậu  bé là một "tâm hồn cao thượng" là "viên ngọc của tình thương". Cậu đã hy sinh thân mình cho một tình bạn trong sáng mà ngắn ngủi. Cũng như Giu-li-ét-ta, trong tâm hồn chúng ta luôn chói ngời những tình bạn đẹp, những Ma-ri-ô cao cả. 

Amicis đã viết nên một truyện ngắn dưới dạng hồi ức chân thực, cảm động. Hình ảnh Ma-ri-ô - người bạn với đức hy sinh cao cả, được tác giả nói lên với tất cả sự ca ngợi, với niềm thương xót bao la. Ma-ri-ô trong truyện ngắn là đại diện của lòng dũng cảm, của một tình bạn vĩnh cửu, làm cho lòng người dậy lên sự cảm động nhưng ấm áp. Một vụ đắm tàu đã khép lại với bao nỗi xót xa nhưng đồng thời, đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc về một nhân vật dũng cảm, đại diện của tình bạn trong sáng và đức hy sinh đẹp đẽ mãi mãi trong tâm hồn chúng ta.

 

 

Câu 9:

a. - Câu (2) được mở rộng thành phần trạng ngữ "chan hòa ánh sáng" chỉ nơi chốn trong câu, câu (1) không mở rộng

-  Tác dụng của việc mở rộng thành phần trạng ngữ chỉ nơi chốn là giúp người đọc hình dung rõ nét về gian phòng đặt bức tranh của thầy Bản.

b. - Câu (2) đã được mở rộng thành phần vị ngữ với từ "rất" , câu (1) không mở rộng

- Tác dụng của việc mở rộng thành phần vị ngữ trong câu là để tăng thêm sự đẹp đẽ của bức tranh do họa sĩ Nguyễn Thừa Bản vẽ, giúp người đọc hình dung được sức hấp dẫn, lôi cuốn mạnh mẽ của bức tranh