Phạm Thu Hiền

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Phạm Thu Hiền
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Vào dịp 20 tháng 11 năm ngoái, trường em tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam thật trang trọng và ấm áp. Hôm đó, từ sáng sớm, học sinh các lớp đã có mặt đông đủ, ai cũng mặc đồng phục gọn gàng, tay cầm những bó hoa tươi thắm để tặng thầy cô giáo.

Em nhớ nhất hình ảnh các anh chị lớp 5 kính cẩn bước lên sân khấu, đại diện toàn trường gửi lời tri ân sâu sắc đến thầy cô. Giọng đọc của anh vang lên đầy xúc động: "Thầy cô là người lái đò thầm lặng, dìu dắt chúng em qua sông tri thức." Dưới sân, nhiều bạn rưng rưng nước mắt. Em cũng thấy sống mũi mình cay cay.

Sau phần phát biểu, các lớp lần lượt lên tặng hoa, chúc mừng thầy cô. Dù chỉ là những bó hoa nhỏ, tấm thiệp tự làm hay lời chúc đơn giản, nhưng em tin rằng thầy cô đều rất vui và hạnh phúc.

Sự kiện hôm đó khiến em cảm nhận rõ ràng truyền thống Tôn sư trọng đạo thật thiêng liêng và ý nghĩa. Thầy cô đã dạy dỗ chúng em nên người, vì vậy, chúng em phải biết kính trọng, biết ơn và cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng thầy cô.

Em rất tự hào khi được học trong một ngôi trường có nhiều thầy cô tận tụy và hết lòng vì học sinh. Em sẽ luôn ghi nhớ công ơn ấy và cố gắng ngoan ngoãn, chăm chỉ để xứng đáng là một học trò tốt.

a. Có trạng ngữ chỉ phương tiện

Bằng con thuyền nhỏ, bác ngư dân ra khơi đánh cá.

b. Có trạng ngữ chỉ nơi chốn

Bên bờ sông, mấy em nhỏ đang thả thuyền giấy.

Trần Hưng Đạo là một vị anh hùng dân tộc vĩ đại của Việt Nam. Ông tên thật là Trần Quốc Tuấn, là một vị tướng tài ba dưới triều đại nhà Trần. Ông đã chỉ huy quân dân ta ba lần đánh thắng giặc Nguyên – Mông xâm lược. Nhờ tài lãnh đạo và lòng yêu nước sâu sắc, ông đã bảo vệ vững chắc giang sơn đất nước. Trần Hưng Đạo được nhân dân kính trọng và ghi nhớ công lao mãi mãi.


rất bực mình và hối hận

nhân hóa bằng cách trò chuện xưng hô với người, vật hiện tuowgnj tự nhiên. Làm cho câu văn hay hơn, sinh động hơn

trờ chuyện xưng hô với vật, hiện tượng như với người

 Truyện cổ tích chính là suối nguồn mát lành về lòng nhân hậu và những bài học làm người bao la. Hòa trong dòng chảy mát lành ấy, có tác phẩm Cây vú sữa là câu chuyện khiến em nhớ mãi về sự hi sinh của đấng sinh thành.

     Ngày xưa, có một cậu bé được mẹ cưng chiều nên rất nghịch và ham chơi. Một lần, bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi. Cậu la cà khắp nơi, mẹ cậu ở nhà không biết cậu ở đâu nên buồn lắm. Ngày ngày mẹ ngồi trên bậc cửa ngóng cậu về. Một thời gian trôi qua mà cậu vẫn không về. Vì quá đau buồn và kiệt sức, mẹ cậu gục xuống và hóa thành một cái cây.

     Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ. “Phải rồi, khi mình đói, mẹ vẫn cho mình ăn, khi mình bị đứa khác bắt nạt, mẹ vẫn bên mình, về với mẹ thôi.” Cậu liền tìm đường về nhà. Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ:

- Mẹ ơi, mẹ đi đâu rồi, con đói quá! - Cậu bé gục xuống, rồi ôm một cây xanh trong vườn mà khóc.

     Kỳ lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy. Cây nghiêng cành, một quả to rơi vào tay cậu bé. Cậu bé cắn một miếng thật to. Chát quá! Quả thứ hai rơi xuống. Cậu lột vỏ, cắn vào hạt quả. Cứng quá. Quả thứ ba rơi xuống. Cậu khẽ bóp quanh quanh quả, lớp vỏ mềm dần rồi khẽ nứt ra một kẽ nhỏ. Một dòng sữa trắng sóng sánh trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.

     Cây rung rinh cành lá, thì thào:

- Ăn trái ba lần mới biết trái ngon. Con có lớn khôn mới hay lòng mẹ.

      Cậu oà lên khóc. Mẹ đã không còn nữa. Cậu nhìn lên tán lá, lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu ôm lấy thân cây mà khóc, thân cây xù xì, thô ráp như đôi bàn tay làm lụng của mẹ. Trái cây thơm ngon ở vườn nhà cậu, ai cũng thích. Họ đem về gieo trồng khắp nơi và đặt tên là Cây Vú Sữa.

      “Đi khắp thế gian, không ai tốt bằng mẹ”. Câu chuyện về cây vú sữa đã gửi gắm đến chúng em bài học về đạo làm con và công ơn trời biển của đấng sinh thành. Cảm ơn vườn cổ tích, cảm ơn những câu chuyện nhân văn đã dạy dỗ chúng em nên người trong suốt hành trình lớn lên.
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/ke-lai-mot-truyen-co-tich-a108020.html

 Truyện cổ tích chính là suối nguồn mát lành về lòng nhân hậu và những bài học làm người bao la. Hòa trong dòng chảy mát lành ấy, có tác phẩm Cây vú sữa là câu chuyện khiến em nhớ mãi về sự hi sinh của đấng sinh thành.

     Ngày xưa, có một cậu bé được mẹ cưng chiều nên rất nghịch và ham chơi. Một lần, bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi. Cậu la cà khắp nơi, mẹ cậu ở nhà không biết cậu ở đâu nên buồn lắm. Ngày ngày mẹ ngồi trên bậc cửa ngóng cậu về. Một thời gian trôi qua mà cậu vẫn không về. Vì quá đau buồn và kiệt sức, mẹ cậu gục xuống và hóa thành một cái cây.

     Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ. “Phải rồi, khi mình đói, mẹ vẫn cho mình ăn, khi mình bị đứa khác bắt nạt, mẹ vẫn bên mình, về với mẹ thôi.” Cậu liền tìm đường về nhà. Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ:

- Mẹ ơi, mẹ đi đâu rồi, con đói quá! - Cậu bé gục xuống, rồi ôm một cây xanh trong vườn mà khóc.

     Kỳ lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy. Cây nghiêng cành, một quả to rơi vào tay cậu bé. Cậu bé cắn một miếng thật to. Chát quá! Quả thứ hai rơi xuống. Cậu lột vỏ, cắn vào hạt quả. Cứng quá. Quả thứ ba rơi xuống. Cậu khẽ bóp quanh quanh quả, lớp vỏ mềm dần rồi khẽ nứt ra một kẽ nhỏ. Một dòng sữa trắng sóng sánh trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.

     Cây rung rinh cành lá, thì thào:

- Ăn trái ba lần mới biết trái ngon. Con có lớn khôn mới hay lòng mẹ.

      Cậu oà lên khóc. Mẹ đã không còn nữa. Cậu nhìn lên tán lá, lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu ôm lấy thân cây mà khóc, thân cây xù xì, thô ráp như đôi bàn tay làm lụng của mẹ. Trái cây thơm ngon ở vườn nhà cậu, ai cũng thích. Họ đem về gieo trồng khắp nơi và đặt tên là Cây Vú Sữa.

      “Đi khắp thế gian, không ai tốt bằng mẹ”. Câu chuyện về cây vú sữa đã gửi gắm đến chúng em bài học về đạo làm con và công ơn trời biển của đấng sinh thành. Cảm ơn vườn cổ tích, cảm ơn những câu chuyện nhân văn đã dạy dỗ chúng em nên người trong suốt hành trình lớn lên.
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/ke-lai-mot-truyen-co-tich-a108020.html