Bài học cùng chủ đề
- Luyện tập Bài 16
- Lý thuyết Bài 16. Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc (P1)
- Lý thuyết Bài 16. Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc (P2)
- Lý thuyết Bài 16. Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc (P3)
- Luyện tập Bài 16. Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc (P2)
- Luyện tập Bài 16. Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc (P3)
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lý thuyết Bài 16. Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc (P1) SVIP
1. Hành trình tìm đường cứu nước
- Hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc bắt đầu từ ngày 5-6-1911.
- Trong hành trình đó, Nguyễn Ái Quốc đã đi qua nhiều châu lục, tự học tập và dần thấu hiểu bản chất của chủ nghĩa thực dân và các cuộc cách mạng tư sản trên thế giới.
=> Đó chính là cơ sở để Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác-Lê-nin.
Hình 1. Bến cảng Nhà Rồng - nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước
- Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin.
- Luận cương đã giúp Nguyễn Ái Quốc khẳng định con đường giành độc lập và tự do cho dân tộc Việt Nam là đi theo con đường cách mạng vô sản, gắn giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.
- Tháng 12-1920, tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên và là một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
Hình 2. Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp (12-1920)
- Sự kiện Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của cách mạng Việt Nam.
+ Bước đầu giải quyết được cuộc khủng hoảng về đường lối của phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam.
+ Mở ra giai đoạn phát triển mới cho phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam - giai đoạn gắn phong trào cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới.
Câu hỏi:
@204884062722@
2. Sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam
a. Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Sau khi tìm được con đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc tích cực chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Về chính trị, tư tưởng:
+ Nguyễn Ái Quốc tích cực tố cáo bản chất áp bức, bóc lột, nô dịch của chủ nghĩa thực dân với nhân dân các nước thuộc địa và kêu gọi, thức tỉnh nhận thức yêu nước, đấu tranh của nhân dân.
+ Năm 1921, tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc cùng một số nhà cách mạng của các nước thuộc địa khác, tham gia thành lập Hội liên hiệp thuộc địa, sau đó sáng lập tờ báo Người cùng khổ.
+ Người viết nhiều bài trên các báo: Nhân đạo, Đời sống công nhân, Tạp chí Cộng sản, Tập san Thư tín quốc tế,...
+ Kế thừa những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê-nin và xuất phát từ thực tiễn phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc đưa ra những luận điểm quan trọng về cách mạng giải phóng dân tộc:
▪ Giải phóng dân tộc phải gắn với giải phóng giai cấp, cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản.
▪ Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cách mạng giải phóng dân tộc ở nước thuộc địa có thể thành công trước cách mạng vô sản ở chính quốc.
▪ Khẳng định vai trò của chính đảng vô sản trong thắng lợi của cách mạng.
Câu hỏi:
@204884172653@
- Về tổ chức:
+ Tháng 6-1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tại Quảng Châu (Trung Quốc) nhằm đào tạo những người yêu nước thành cán bộ truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê-nin, lí luận cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc vào phong trào yêu nước, phong trào công nhân.
+ Sau khi thành lập, Hội tổ chức các lớp huấn luyện chính trị do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp phụ trách.
=> Hoạt động của Hội có ảnh hưởng và thúc đẩy mạnh mẽ sự chuyển biến của phong trào công nhân, phong trào yêu nước Việt Nam, dẫn đến sự ra đời của ba tổ chức cộng sản trong năm 1929. Đó là sự chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hình 3. Nguyễn Ái Quốc mở các lớp học ở Quảng Châu (Trung Quốc) – tranh vẽ
Câu hỏi:
@204884204272@
b) Triệu tập, chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
- Sự xuất hiện của ba tổ chức cộng sản => khuynh hướng vô sản đã giành được ưu thế trong phong trào dân tộc.
- Tuy nhiên, ba tổ chức cộng sản lại hoạt động riêng rẽ, tranh giành quần chúng, phê phán lẫn nhau. Phong trào cách mạng Việt Nam đứng trước nguy cơ chia rẽ.
- Trước nhu cầu cấp bách của phong trào cách mạng, với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã chủ động triệu tập đại biểu các tổ chức cộng sản đến Cửu Long (Trung Quốc) để tiến hành hợp nhất.
- Hội nghị bắt đầu từ ngày 6-1-1930. Nguyễn Ái Quốc nêu ra những điểm lớn cần thảo luận và thống nhất trong hội nghị gồm:
+ Bỏ mọi xung đột cũ, thống nhất các nhóm cộng sản ở Đông Dương.
+ Định tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam; thảo luận Chính cương và Điều lệ sơ lược của Đảng.
+ Định kế hoạch việc thống nhất trong nước và cử một Ban Chấp hành Trung ương lâm thời.
- Hội nghị tán thành ý kiến của Nguyễn Ái Quốc, thông qua các văn kiện do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.
- Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt của Đảng đã phản ánh những vấn đề chiến lược và sách lược của Đảng. => Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là một cương lĩnh giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp.
Hình 4. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản (đầu năm 1930)
Câu hỏi:
@204884278679@
c) Ý nghĩa của việc thành lập Đảng
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của sự vận động phát triển và thống nhất của phong trào cách mạng trong cả nước.
- Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lê-nin, tư tưởng Nguyễn Ái Quốc với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
- Từ đây, cách mạng Việt Nam được đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, một đảng có đường lối cách mạng khoa học và sáng tạo, tổ chức chặt chẽ và đội ngũ cán bộ kiên trung. Cách mạng Việt Nam đã trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản thế giới.
- Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố hàng đầu quyết định đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Câu hỏi:
@204884450298@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây